Các bước xử lý hóa đơn điện tử đã lập nhưng bị sai sót và hóa đơn giấy đang còn

Bùi Thị Bích Ngọc 1990

Bùi Thị Bích Ngọc 1990

Sơ cấp
13/12/18
27
4
8
34
Nghị định 119 đang gấp lắm rồi, e có tổng hợp lại 1 số thông tin hi vọng mng dùng được.
1. Các bước xử lý hóa đơn điện tử đã lập nhưng bị sai sót

Xử lý những sai sót: Sai số lượng hàng hóa, đơn giá, mức thuế xuất.... của hóa đơn điện tử không có gì phức tạp, kế toán xử lý những sai sót đó tương tự như xử lý Hóa đơn giấy. Nhưng so với hóa đơn giấy doanh nghiệp phải làm thủ công thì việc xử lý sai sót hóa đơn điện tử có sẵn các mẫu biên bản ngay trên phần mềm, kế toán xử lý và gửi trực tiếp trên phần mềm.

1.1. Xử lý hóa đơn có sai sót sau khi cấp mã của Cơ quan Thuế

- Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế chưa gửi cho người mua có phát hiện sai sót. Xử lý sai sót như sau:

Bước 1: Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót
Bước 2: Người bán lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
- Trường hợp có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót. Xử lý sai sót như sau:
Bước 1:
Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót hoặc thông báo về việc hóa đơn có sai sót (nếu sai sót thuộc trách nhiệm của người bán) và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót
m%E1%BA%ABu%2004.png

Mẫu số 04: Thông báo hủy hóa đơn điện tử - Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Bước 2
:
Người bán lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.


- Trường hợp cơ quan thuế phát hiện sai sót hóa đơn đã được cấp mã. Xử lý sai sót như sau:

Bước 1:
Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót
Bước 2: Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót trong thời gian 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan Thuế.
Bước 3: Người bán lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập để gửi cho người mua.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc xử lý hóa đơn điện tử có sai sót sau khi cấp mã quy định tại Điều 17, Nghị định 119/2018/NĐ-CP


1.2. Xử lý đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập

-Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và gửi cho người mua có sai sót (do người bán hoặc người mua phát hiện). Xử lý sai sót như sau:

Bước 1: Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, đồng thời người bán thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót
Bước 2: Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót gửi cho người mua, cơ quan thuế.
- Trường hợp sau khi nhận dữ liệu hóa đơn, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót. Xử lý sai sót như sau:
Bước 1
: Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót
m%E1%BA%ABu%2005.png

Mẫu số 05: Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát - Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định 119/2018/NĐ-CP


Bước 2
: Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế.

Bước 3: Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua, cơ quan thuế.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.`

2. Cách xử lý hóa đơn giấy còn tồn

Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định chậm nhất là ngày 1/11/2020 phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Vì vậy, trước ngày 1/11/2020, việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử được thực hiện như sau:
Đối với doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/11/2018 trở đi sẽ bắt buộc dùng hóa đơn điện tử, riêng Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 1/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/10/2020 và thực hiện theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và số 04/2014/NĐ - CP.

Trong thời gian từ 1/11/2018 đến 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy thì gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng với nộp tờ khai thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh thành lập mới trong thời gian từ ngày 1/11/2018 đến 31/10/2020 được cơ quan thuế thông báo thực hiện áp dụng HĐĐT thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý số hóa đơn giấy còn tồn khi doanh nghiệp đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử, theo hướng đối với doanh nghiệp còn tồn hóa đơn giấy thì cơ quan thuế sẽ hủy số hóa đơn này cùng với thời điểm doanh nghiệp chính thức áp dụng hóa đơn điện tử.

Công ty em đang sử dụng phần mềm MeInvoice.vn của MISA thấy web bên này cũng có nhiều thông tin hữu ích nên Xin phép lấy lại nội dung
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA