Kiến thức về Bảo hiểm xã hội cho người làm Kế toán

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Các thay đổi mới cần biết về thẻ Bảo hiểm y tế từ năm 2019

1. Từ 2019, sẽ không in mới và đổi thẻ Bảo hiểm y tế
Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, thẻ BHYT nào đã được cấp cho người tham gia trong năm 2017 và 2018 vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng, mà không in hay đổi thẻ đồng loạt nếu không có thay đổi về mã cũng như quyền lợi của chủ thẻ hoặc đơn vị sử dụng lao động.
diem-moi-ve-the-hnyt-nam2019-01.jpg

2. Cấp lại Thẻ Bảo hiểm y tế trong 24 giờ
Về thời hạn giải quyết cấp thẻ BHYT, BHXH Việt Nam cho biết sẽ được rút ngắn từ 7 ngày xuống còn 5 ngày. Trường hợp người tham gia BHYT cần cấp lại, đổi mới thẻ, nếu không có thay đổi thông tin, thời gian giải quyết sẽ không quá 02 ngày kể từ lúc nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đáng chú ý, thời gian giải quyết cấp thẻ BHYT; đổi thẻ trong trường hợp chủ thẻ làm rách nát, mất thẻ BHYT hiện có, mà thông tin trong thẻ không có gì thay đổi thì bắt đầu được thực hiện trong 24 giờ kể từ ngày 01/01/2019.

>> Các chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2018.
Theo Tạp chí điện tử Tài chính
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành
Tính năng quản lý Bảo hiểm xã hội trên phần mềm BRAVO

Người sử dụng lao động và người lao động tại doanh nghiệp rất quan tâm đến Chính sách liên quan đến Bảo hiểm xã hội. Với những những tính năng ưu việt, phân hệ quản lý Bảo hiểm xã hội mà phần mềm BRAVO cung cấp sẽ hỗ trợ người dùng thao tác dễ dàng và hiệu quả.

Trước khi đi vào nội dung chính, hãy cùng điểm lại những thay đổi trong chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) có kể từ năm 2019.\

I. Những quy định về Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện
1. Thay đổi liên quan đến chính sách tiền lương tối thiểu, tiền lương tối đa tính đóng BHXH bắt buộc

- Điều chỉnh tiền lương tối thiểu đóng BHXH:
Từ năm 2019, lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP. Theo đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu cũng phải tăng lên tương ứng. Cụ thể, mức thay đổi về tiền lương tối thiểu đóng BHXH bắt buộc được nêu trong Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Tiền lương tháng đóng BHXH với công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường yêu cầu không thấp hơn lương tối thiểu vùng; đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Điều chỉnh tiền lương tối đa đóng BHXH: Theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nếu như tiền lương cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Mặt khác, dựa trên tinh thần của Nghị quyết 70/2018/QH14, kể từ thời điểm 01/07/2019, mức lương cơ sở sẽ được tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng, tức là mức tiền lương tối đa đóng BHXH bắt buộc của người lao động là 29.800.000 đồng/tháng, thay vì 27.800.000 đồng như trước đây.

2. Tăng loạt trợ cấp bảo hiểm xã hội

Từ 01/07/2019, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh lên 1,49 triệu đồng/tháng (mức cũ là 1,39 triệu đồng/tháng). Do vậy, các khoản trợ cấp BHXH cũng tăng lên tương ứng, chẳng hạn như:
- Trợ cấp thai sản: Tăng lên 2,98 triệu đồng/tháng (trước đây là 2,78 triệu đồng/tháng, mức tăng này bằng 02 lần mức lương cơ sở đã quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Tăng lên 447.000 đồng/ngày (mức cũ là 417.000 đồng/ngày; tức 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở được quy định tại Điều 29 và Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

- Trợ cấp mai táng: Tăng lên 14,9 triệu đồng (mức cũ là 13,9 triệu đồng; tức bằng 10 lần tháng lương cơ sở, theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

- Trợ cấp tuất hàng tháng: Tăng lên 745.000 đồng/tháng với mỗi thân nhân; riêng với thân nhân không có người nuôi dưỡng tăng lên 1,043 triệu đồng/tháng (tương ứng bằng 50% - 70% mức lương cơ sở, theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)…

3. Điều chỉnh mức lương hưu với lao động nữ nghỉ hưu từ 2018 – 2021

Căn cứ Nghị định 153/2018/NĐ-CP của Chính phủ, lao động nữ hưởng lương hưu từ 2018-2021 và có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng sẽ được điều chỉnh lương hưu theo công thức sau:
Mức điều chỉnh = Mức lương hưu (tính ở thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu) x Tỷ lệ điều chỉnh (tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm hưởng lương hưu)
Cụ thể, nếu nghỉ hưu từ năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh thấp nhất là 0,81% và cao nhất là 9,23%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.

4. Thay đổi mức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động

Nghị định 143/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành cuối năm 2018 có quy định mới về chế độ BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, trong năm 2019, khi ký HĐLĐ với người nước ngoài, người sử dụng lao động buộc phải đóng 3% trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; đồng thời nộp 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…

>> Xem chi tiết: Tính năng quản lý Bảo hiểm xã hội của Phần mềm BRAVO.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA