Mỗi tuần một chuyên đề

TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TY SẢN XUẤT TÚI VẢI KHÔNG DỆT

  • Thread starter Hoa BT
  • Ngày gửi
H

Hoa BT

Sơ cấp
22/7/19
8
0
1
E chào các anh chị ạ!
Hiện tại em mới vào làm kế toán trong công ty sản xuất túi vải không dệt. Quy trình sản xuất phức tạp, có nhiều công đoạn sản xuất và bán thành phẩm của các công đoạn có thể bán hoặc chuyển qua công đoạn sau của quá trình sản xuất. Các thành phẩm túi có nhiều kích thước khác nhau, tỷ lệ nguyên liệu cũng khác nhau. E đang k biết tập hợp chi phí để tính giá thành như thế nào cho đúng. Nhờ các anh chị có kinh nghiệm tư vấn giúp e với ạ.
Em xin cảm ơn nhiều ạ!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

Hoa BT

Sơ cấp
22/7/19
8
0
1
Buồn quá không có ai rep mình cả :((((((((((((
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Trước khi cùng bạn đi sâu hơn ban cho hỏi:

+ Bạn đang muốn tính giá thành cho mục đích quản trị hay mục đích lập BCTC, kê khai tính thuế.

+ Bạn mô tả chi tiết hơn về quy trình sản xuất bên bạn.
 
H

Hoa BT

Sơ cấp
22/7/19
8
0
1
Dạ, em đang muốn tính tính giá thành cho mục đích quản trị ạ
Quy trình sản xuất của công ty em như sau:
1. Đối với vải không dệt: NVL -> Tạo vải không dệt -> In -> Tráng ghép -> Cắt dập chia -> May túi
2. Đối với bên dệt: NVL-> Tạo sợi -> Dệt -> Tráng ghép -> In flexo -> cắt may thành bao bì
Em định tính giá thành cho từng đơn hàng theo phương pháp phân bước liên tục
Nhưng các chi phí điện, nhân công, chi phí sản xuất chung em không biết phân bổ như thế nào cho hợp lý ạ. Nhờ anh hướng dẫn giúp em với ạ
Em chưa làm giá thành bao giờ ạ :((
 
H

Hekigyoku

Sơ cấp
27/6/19
9
3
3
32
Theo t thì cp nhân công, sxc b có thể phân bổ theo time gia công của sp chẳng hạn.
 
  • Like
Reactions: Hoa BT
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
+ Thành phẩm khác nhau thế nào: kích thước ? phẩm chất ? tráng ghép nhiều lớp ít lớp ? độ in có khác nhau nhiều không ? may có khác nhau nhiều không ?

+ Các công đoạn liên tục từ đầu đến cuối nguyên liệu vào và ra đến thành phẩm, hay có tạo ra bán thành phẩm rồi bán thành phẩm lại được dùng cho nhiều loại thành phẩm khác nhau tùy theo công đoạn kế tiếp.

Bạn kiên nhẫn nhé. Chúng ta đi từng bước để hiểu bản chất rồi bạn sẽ suy ra cách làm.
 
  • Love
Reactions: Hoa BT
H

Hoa BT

Sơ cấp
22/7/19
8
0
1
Em cảm ơn anh nhiều ạ!
1.
Đối với sản phẩm bao bì, túi dệt:
- Công đoạn tạo sợi: tỷ lệ nguyên vật liệu của các bán thành phẩm sợi khác nhau, do đó sợi tạo thành sẽ khác nhau về công thức. Khác nhau về bản sợi, màu sắc, định lượng, lực kéo. Bán thành phẩm giai đoạn này có thể xuất bán hoặc chuyển qua công đoạn dệt.
- Công đoạn dệt: Các bán thành phẩm công đoạn này khác nhau về định lượng manh (chính là định lượng của sợi), mật độ sợi, kiểu dệt. Bán thành phẩm công đoạn này có thể xuất bán hoặc
- Công đoạn tráng: manh dệt sẽ được đưa qua tráng ghép (nếu có). Công đoạn này khác nhau ở tráng 1 mặt, 2 mặt, dày hay mỏng,...
- Công đoạn in: Manh dệt sau khi tráng chuyển qua in (khác nhau ở màu mực, số lượng màu,...
- Công đoạn cắt, chia, may: hình thức may khác nhau (may tự động, cắt may tự động, may bán tự động,....
+ Bao bì: Cắt manh ống đã in, may đáy (may 1 hoặc 2 đường chỉ)
+ Túi dệt: khác nhau về kích thước, in hay không in, có tráng ghép hay không
Đối với sản phẩm không dệt:
- Công đoạn tạo vải: tỷ lệ nguyên vật liệu của bán thành phẩm công đoan này khác nhau, do đó vải tạo thành sẽ khác nhau về công thức, màu sắc, định lượng,...
- Bán thành phẩm vải không dệt cũng qua các công đoạn in, tráng ghép (ghép vải với màng), cắt dập chia, may,... Các thành phẩm túi khác nhau về công thức, in hay không, loại in gì (in lưới - in trực tiếp lên vải, in BOPP - in màng sau đó tráng ghép với manh vải), có tráng ghép hay không,.... may tự động hay may tay
2. Bán thành phẩm được tạo thành ở mỗi công đoạn có thể bán hoặc chuyển qua công đoạn tiếp theo. Bán thành phẩm được dùng cho nhiều loại sản phẩm tùy công đoạn kế tiếp
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Sau khi tìm hiểu qua quy trình sản xuất mình đề xuất phương án:

1. Bạn tập hợp chi phí trực tiếp (biến phí) cho từng công đoạn. Biến phí công đoạn nào thì phục vụ tính giá thành bán thành phẩm công đoạn đó. Bạn phải thiết lập BOM cho từng bán thành phẩm. BTP công đoạn trước sẽ là NVL cho công đoạn sau + thêm NVL khác bổ sung. Sản lượng từng công đoạn có thể cộng ngang hoặc có hệ số quy đổi nếu nhận thấy có mức độ sai biệt lớn trong quá trính sản xuất (vd thời gian hoàn thành chênh lệch lớn giữa các chủng loại).

2. Chi phí nhân công: Nếu khoán sản phẩm thì lấy theo mức khoán. Nếu trả lương thời gian thì phân bổ theo sản lượng, thời gian sản xuất, hay theo mẻ sản xuất, ...

3. Chi phí chung: Chi phí chung của nhà máy thì phân bổ xuống các công đoạn/phân xưởng. Chi phí chung của công đoạn, phân xưởng nào thì phân bổ theo công đoạn/phân xưởng đó. Để việc phân bổ được hợp lý nhất có thể thi ta liệt kê danh mục chi phí chung ra, rồi tìm ra tiêu thức (cost driver) phân bổ cho từng mục, nhất là những mục giá trị lớn ảnh hưởng lớn đến giá thành.

Lưu ý: Nếu bạn mới làm thì ban đầu cứ chấp nhận một bản giá thành chấp nhận được và cải tiến dần dần. Kinh nghiệm của mình là ta không có ngay một bản giá thành vừa ý. Bạn phản tìm hiểu thật kỹ quy trình sản xuất, hiểu từng bước đi của sản phẩm trên thực tế. Cuối cùng là có những thứ phải chấp nhận ở mức trong điều kiện số liệu bạn đang có.
 
H

Hoa BT

Sơ cấp
22/7/19
8
0
1
Anh ơi, ở mỗi công đoạn đều sẽ có phế phẩm. Phế bên em có thể quay đầu sử dụng trong công đoạn đó luôn, hoặc sẽ qua 1 công đoạn tái chế tạo thành hạt nguyên liệu quay lại giai đoạn ban đầu của quá trình sản xuất, hoặc phế không sử dụng được. Phế này nó có ảnh hưởng như thế nào tới việc tính giá thành ạ
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Tỷ lệ phế phẩm có nhiều không bạn ? Ảnh hưởng lớn đến giá thành không ?

Phế phẩm quay đầu sử dụng luôn thì chỉ làm phát sinh thêm chi phí xử lý. Chi phí này đã nằm trong chi phí khác như nhân công hay máy móc, ... không tính gì nữa.

Phế phẩm qua tái chế thành hạt nguyên liệu quay lại giai đoạn đầu: Bạn tính giá thành công đoạn tái chế để ra hạt tái chế. Tùy vào quyết định quản trị mà có tính giá trị của phần phế vào giá thành hạt tái chế không. Nếu có tính giá trị phế thì giá trị này được trừ bên chi phí tương ứng của công đoạn sinh phế.

Phế không sử dụng được: Coi như giá thành gánh phần này.

Lưu ý: Nếu phế phẩm sinh ra là bất thường (như sự cố trong sản xuất chẳng hạn) thì có thể cân nhắc tính phần hư hao này vào chi phí quản lý hoặc giá vốn hàng bán để tránh làm đột biến giá thành.
 
  • Like
  • Love
Reactions: DucThuan and Hoa BT
H

Hoa BT

Sơ cấp
22/7/19
8
0
1
Vâng. Em cảm ơn anh nhiều nhé.
Nếu trong quá trình làm mà có gì vướng mắc, nhờ anh tư vấn giúp em thêm với nhé
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Em cứ làm ra bài toán cụ thể đi. Cần gì thì anh sẽ góp ý thêm.
 
  • Love
Reactions: Hoa BT
K

khanhpq

Trung cấp
9/7/04
103
1
18
Sài Gòn
www.fast.com.vn
Phần mềm FAST đc các kế toán kinh nghiệm đánh giá cao về tính giá thành sx - giải quyết đc các bài toán giá thành phức tạp: nhiều công đoạn, btp có thể bán hoặc chuyển công đoạn sau.

Sau khi bạn okie về quy trình tính giá thành thì nên sử dụng phần mềm để tính giá thành, đặc biệt cho trường hợp giá thành phức tạp.

p/s: nếu mod cho đây là qc thì xóa giùm nhé. tks.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA