I. Một số nội dung mới của Luật Quản lý thuế 2019:

  • Thread starter mkhank4
  • Ngày gửi
mkhank4

mkhank4

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
3/5/13
259
82
28
35
cantho
I. Một số nội dung mới của Luật Quản lý thuế 2019:

1. Về nguyên tắc quản lý thuế


Luật Quản lý thuế 2019 bổ sung và quy định cụ thể một số nguyên tắc áp dụng trong quản lý thuế như:

- Nguyên tắc giao dịch độc lập:

Khoản 24, Điều 3 Luật số 38/2019/QH14 quy định: “Nguyên tắc giao dịch độc lập là nguyên tắc được áp dụng trong kê khai, xác định giá tính thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhằm phản ánh điều kiện giao dịch trong giao dịch liên kết tương đương với điều kiện trong giao dịch độc lập.”

Nguyên tắc giao dịch độc lập (nguyên tắc giá thị trường) được thể hiện cụ thể tại các Điều của Luật Quản lý thuế về khai thuế, ấn định thuế, thanh tra thuế ...

- Nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế (nguyên tắc bản chất quyết định hình thức):

Khoản 25, Điều 3 Luật số 38/2019/QH14 quy định: “Nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế là nguyên tắc được áp dụng trong quản lý thuế nhằm phân tích các giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế để xác định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh đó.”

Nguyên tắc bản chất quyết định hình thức đã được quy định tại Nghị định số 20/NĐ-CP ngày 24/02/2017 quy định về quản lý đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Khoản 8, Điều 4 NĐ 20/2017/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc Bản chất quyết định hình thức là nguyên tắc nhằm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế để xác định bản chất của giao dịch liên kết làm cơ sở đối chiếu với các giao dịch độc lập tương đương, đảm bảo các giao dịch liên kết thể hiện đúng bản chất thương mại, kinh tế, tài chính được tiến hành giữa các bên không có quan hệ liên kết, không để các quan hệ liên kết này chi phối làm sai lệch nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của người nộp thuế. Nguyên tắc này căn cứ dữ liệu, thực tế thực hiện giao dịch giữa các bên liên kết để so sánh với giao dịch độc lập trong điều kiện tương đồng, không phụ thuộc hình thức của giao dịch được thể hiện trong hợp đồng, văn bản giữa các bên có quan hệ liên kết. Việc xác định bản chất quan hệ kinh tế, tài chính, thương mại của giao dịch liên kết được thực hiện dựa trên so sánh, đối chiếu với các giao dịch độc lập có điều kiện tương đồng.”

- Nguyên tắc quản lý theo rủi ro:

Khoản 15, Điều 3 Luật QLT số 38 quy định: “Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc áp dụng có hệ thống quy định của pháp luật, các quy trình nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế làm cơ sở để cơ quan quản lý thuế phân bổ nguồn lực hợp lý và áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.”

Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

Luật QLT mới có một điều cụ thể về quản lý rủi ro trong quản lý thuế (Điều 9). Tuy nhiên, nguyên tắc quản lý rủi ro được áp dụng thống nhất trong tất cả các khâu của quản lý thuế, bao gồm: (i) Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; (ii) Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; (iii) Không thu thuế; Khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp; Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; (iv) Quản lý thông tin về người nộp thuế; (v) Quản lý hoá đơn, chứng từ; (vi) Kiểm tra thuế, thanh tra thuế, biện pháp phòng chống ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế, trốn thuế; (vii) Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; (viii) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; (ix) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế; (x) Hợp tác quốc tế về quản lý thuế.





II. Quy định mới xử lý vi phạm về BHXH:

Hội đồng Thẩm phán của TAND tối cao ban hành NGHỊ QUYẾT số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 hướng dẫn áp dụng các Điều 214, 215 và 216 của Bộ Luật hình sự về các vi phạm gian lận về BHXH, BHYT và BHTN.

Các hành vi vi phạm thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể mắc phải được diễn giải tại Nghị quyết như sau:

- Trốn đóng bảo hiểm quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

- Gian dối để không đóng, không đóng đầy đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là trường hợp cố ý không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế việc đóng BHXH, BHYT, BHTN với cơ quan có thẩm quyền.

- Không đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người sử dụng lao động không gửi hồ sơ đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động hoặc có gửi hồ sơ và đã xác định rõ, đầy đủ số người phải đóng hoặc các khoản phải đóng, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp, nhưng không đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định.

- Không đóng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 216 của Bộ luật Hình sự là việc người sử dụng lao động đã xác định rõ, đầy đủ các khoản đóng bảo hiểm, lập chứng từ, hồ sơ quyết toán lương cho người lao động, thu nhập doanh nghiệp nhưng chỉ đóng một phần tiền BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định.

Điều 216 của Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

“Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
mkhank4

mkhank4

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
3/5/13
259
82
28
35
cantho
2. Về phạm vi, đối tượng điều chỉnh

Theo quy định của Luật NSNN 2015, các khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước bao gồm: thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Để bao quát các nguồn thu của NSNN, Luật QLT 2019 đã bổ sung phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả các khoản thu khác do các cơ quan khác của Nhà nước quản lý thu.

Cụ thể, tại khoản 2, Điều 3 đề cập cụ thể các khoản thu khác thuộc NSNN, do cơ quan thuế quản lý thu và không do cơ quan thuế quản lý thu, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này gồm:

“2. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:

a) Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;

b) Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;

c) Tiền thuê đất, thuê mặt nước;

d) Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

đ) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

e) Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

g) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan;

h) Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

3. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:

a) Tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

b) Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, trừ lĩnh vực thuế và hải quan;

d) Tiền nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công từ việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí;

đ) Thu viện trợ;

e) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.”


3. Về nội dung quản lý thuế

- Tại Luật quản lý thuế số 38/2019, các nội dung nghiệp vụ về thuế của cơ quan thuế được bổ sung tại điều khoản về Nội dung quản lý thuế, gồm:

+ Khoanh tiền thuế nợ; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ;

+ Quản lý hóa đơn, chứng từ;

+ Hợp tác quốc tế về thuế:

+ Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Đồng thời, Luật 38/2019 cũng đã bổ sung các nội dung mới, quy định cụ thể về Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (Điều 8); Kế toán, thống kê về thuế (Điều 13); áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử (Chương 10); và hình thành một Chương riêng (Chương 12) quy định về Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thay cho Điều 20 của Luật QLT 2006.

- Về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, tại khoản 1 Điều 8 Luật QLT số 38/2019 quy định: “Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.”

Hiện tại, căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 165/2018/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính (thay thế Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007). Bộ Tài chính đã có Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, cụ thể: “Thực hiện các thủ tục hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế bằng phương thức giao dịch điện tử bao gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và tiếp nhận các hồ sơ, văn bản khác của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.”

Theo báo cáo của Tổng cục thuế, hơn 98% tổng số doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng dịch vụ khai, nộp thuế điện tử. Ngoài ra, có 45.421 tài khoản đăng ký khai thuế điện tử của cá nhân cho thuê nhà; 88,03% số doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế điện tử được hoàn thuế điện tử; 254 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế với hơn 7,4 triệu hóa đơn đã xuất (số liệu báo cáo tại 31/12/2018).

- Về kế toán, thông kê thuế, Điều 13 Luật QLT số 38/2019 quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan thuế như sau:

+ Cơ quan quản lý thuế thực hiện hạch toán kế toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế phải thu, đã thu, miễn, giảm, xóa nợ, không thu thuế, hoàn trả theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Cơ quan quản lý thuế thực hiện thống kê số tiền thuế được ưu đãi, miễn, giảm và các thông tin thống kê khác về thuế, người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thống kê và pháp luật về thuế.

+ Hằng năm, cơ quan quản lý thuế nộp báo cáo kế toán, thống kê về thuế cho cơ quan có thẩm quyền và thực hiện công khai thông tin theo quy định của pháp luật.


- Về quản lý hóa đơn, chứng từ, Luật QLT số 38/2019 bổ sung một chương (Chương 10 – Áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử), bao gồm các điều khoản quy định về: hóa đơn điện tử; chứng từ điện tử; nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử; sử dụng hóa đơn điện tử khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ; cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử.

Về thời hạn bắt buộc các doanh nghiệp, người nộp thuế phải áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử, Luật đã quy định: Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

- Về không thu thuế, khoanh nợ: Luật số 38/2019 bổ sung đối tượng không phải nộp thuế là các Cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.

Đồng thời, Luật bổ sung các quy định về khoanh nợ tiền thuế gồm các trường hợp được khoanh nợ, thời gian khoanh nợ, thủ tục hồ sơ và thẩm quyền giải quyết khoanh nợ (Điều 83 và Điều 84).

(còn tiếp)Một số nội dung mới của Luật Quản lý thuế 2019: (tiếp theo)

2. Về phạm vi, đối tượng điều chỉnh

Theo quy định của Luật NSNN 2015, các khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước bao gồm: thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Để bao quát các nguồn thu của NSNN, Luật QLT 2019 đã bổ sung phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả các khoản thu khác do các cơ quan khác của Nhà nước quản lý thu.

Cụ thể, tại khoản 2, Điều 3 đề cập cụ thể các khoản thu khác thuộc NSNN, do cơ quan thuế quản lý thu và không do cơ quan thuế quản lý thu, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này gồm:

“2. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:

a) Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;

b) Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;

c) Tiền thuê đất, thuê mặt nước;

d) Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;

đ) Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

e) Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

g) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan;

h) Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

3. Các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:

a) Tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

b) Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, trừ lĩnh vực thuế và hải quan;

d) Tiền nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công từ việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí;

đ) Thu viện trợ;

e) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.”


3. Về nội dung quản lý thuế

- Tại Luật quản lý thuế số 38/2019, các nội dung nghiệp vụ về thuế của cơ quan thuế được bổ sung tại điều khoản về Nội dung quản lý thuế, gồm:

+ Khoanh tiền thuế nợ; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ;

+ Quản lý hóa đơn, chứng từ;

+ Hợp tác quốc tế về thuế:

+ Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Đồng thời, Luật 38/2019 cũng đã bổ sung các nội dung mới, quy định cụ thể về Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (Điều 8); Kế toán, thống kê về thuế (Điều 13); áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử (Chương 10); và hình thành một Chương riêng (Chương 12) quy định về Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thay cho Điều 20 của Luật QLT 2006.

- Về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, tại khoản 1 Điều 8 Luật QLT số 38/2019 quy định: “Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.”

Hiện tại, căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 165/2018/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính (thay thế Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007). Bộ Tài chính đã có Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, cụ thể: “Thực hiện các thủ tục hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế bằng phương thức giao dịch điện tử bao gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và tiếp nhận các hồ sơ, văn bản khác của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.”

Theo báo cáo của Tổng cục thuế, hơn 98% tổng số doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng dịch vụ khai, nộp thuế điện tử. Ngoài ra, có 45.421 tài khoản đăng ký khai thuế điện tử của cá nhân cho thuê nhà; 88,03% số doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế điện tử được hoàn thuế điện tử; 254 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế với hơn 7,4 triệu hóa đơn đã xuất (số liệu báo cáo tại 31/12/2018).

- Về kế toán, thông kê thuế, Điều 13 Luật QLT số 38/2019 quy định trách nhiệm cụ thể của cơ quan thuế như sau:

+ Cơ quan quản lý thuế thực hiện hạch toán kế toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế phải thu, đã thu, miễn, giảm, xóa nợ, không thu thuế, hoàn trả theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Cơ quan quản lý thuế thực hiện thống kê số tiền thuế được ưu đãi, miễn, giảm và các thông tin thống kê khác về thuế, người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thống kê và pháp luật về thuế.

+ Hằng năm, cơ quan quản lý thuế nộp báo cáo kế toán, thống kê về thuế cho cơ quan có thẩm quyền và thực hiện công khai thông tin theo quy định của pháp luật.


- Về quản lý hóa đơn, chứng từ, Luật QLT số 38/2019 bổ sung một chương (Chương 10 – Áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử), bao gồm các điều khoản quy định về: hóa đơn điện tử; chứng từ điện tử; nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử; sử dụng hóa đơn điện tử khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ; cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử.

Về thời hạn bắt buộc các doanh nghiệp, người nộp thuế phải áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử, Luật đã quy định: Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

- Về không thu thuế, khoanh nợ: Luật số 38/2019 bổ sung đối tượng không phải nộp thuế là các Cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.

Đồng thời, Luật bổ sung các quy định về khoanh nợ tiền thuế gồm các trường hợp được khoanh nợ, thời gian khoanh nợ, thủ tục hồ sơ và thẩm quyền giải quyết khoanh nợ (Điều 83 và Điều 84).

(còn tiếp)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA