Sai phạm điển hình từ xưa đến nay: Chênh lệch giữa số liệu bên BHXH và số liệu bên thuế
Năm 2019, Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) Việt Nam ban hành Công văn số 530/BHXH-BT về việc rà soát, khai thác, kiểm soát phát triển người tham gia BHXH thông qua dữ liệu do cơ quan thuế cung cấp. Trong đó, tăng cường tổ chức thanh tra chuyên ngành đóng BHXH đột xuất trong năm 2019 là một trong những mục tiêu quan trọng.
Sau những đợt thanh tra đột xuất tính đến giữa năm 2019, có rất nhiều doanh nghiệp có sự chênh lệch giữa số liệu bên BHXH và bên Thuế, bị các cơ quan liên ngành thanh tra, kiểm tra và xử phạt.
Những doanh nghiệp bị thanh tra, xử phạt đa phần rơi vào những tình huống sau:
Thứ nhất, chênh lệch về số người đóng BHXH không bằng số người lao động thực tế tại doanh nghiệp.
Thứ hai, chênh lệch giữa số tiền đóng BHXH lên cơ quan BHXH so vs số tiền thực thu hàng tháng của người lao động.
Thứ ba, tính sai lương đóng BHXH, chưa phân chia được các khoản được tính đóng và không tính đóng BHXH
Đa phần, những doanh nghiệp khi hợp tác với Expertis trong dịch vụ Tiền lương và BHXH đều “chia sẻ” nguyên nhân của sự chênh lệch trong số liệu khai báo là do sự cập nhật chưa chính xác những quy định mới của luật BHXH, chưa thật sự hiểu đúng và làm đúng theo luật.
Mức phạt vi phạm và vi phạm đến mức nào thì chịu trách nhiệm hình sự?
Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được quy định, hướng dẫn tại Điều 216 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 quy định:
“1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”
Để hạn chế tình trạng sai phạm trên, Expertis sẽ chỉ ra điểm “mấu chốt” giữa giai đoạn trước và sau khi luật BHXH thay đổi cho những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vấn đề này qua Bảng so sánh bên dưới.
hướng dẫn luật bhxh 2019: nhận diện đúng để hiểu đúng
Trước ngày 01/01/2018
Doanh nghiệp có thói quen sử dụng 3 KHOẢN MỤC về tiền lương tách biệt như sau:
Tiền lương 1: Tiền lương thể hiện trên Báo cáo tài chính (Khai thuế)
Tiền lương 2: Tiền lương làm căn cứ tính và đóng BHXH
Tiền lương 3: Tiền lương thực tế công bố của doanh nghiệp: Là bảng lương tính theo đúng thỏa thuận (Chính sách lao động, hợp đồng lao động, chấm công thực tế)
Sau ngày 01/01/2018
Doanh nghiệp phải thực hiện 3 khoản tiền lương THỐNG NHẤT, ĐÚNG LUẬT để AN TOÀN vì 3 lí do sau:
► Có sự đối chiếu giữa cơ quan thuế và cơ quan BHXH khi quyết toán thuế, hoặc khi cơ quan thanh tra BHXH thanh tra
► Cơ quan Thanh tra BHXH tăng cường thanh tra hồ sơ lao động trên địa bàn Tp.HCM
Quan trọng:
Hành vi trốn đóng BHXH đã được nâng lên tội hình sự (điều 216, Bộ luật hình sự 2015, áp dụng từ 01/01/2018)
Lời khuyên của Expertis
Doanh nghiệp hiện nay cần phải hiểu đúng Luật và thực trạng thi hành Luật của các cơ quan quản lý để có các định hướng hành động, nhằm tuân thủ luật và bảo vệ mình trước các rủi ro vi phạm.
Hướng dẫn luật BHXH 2019 | Quy trình xây dụng Hệ thống Tiền lương và BHXH để các khoản mục tiền lương doanh nghiệp thống nhất , đúng luật
Cách tốt nhất giảm rủi ro cũng như tiết kiệm chi phí là xây dựng hệ thống Tiền lương sao cho thống nhất ba khoản mục trên, bao gồm 3 công việc:
1. Xây dựng chính sách lao động phù hợp, chuẩn bị hồ sơ lao động đầy đủ (Nội quy, hợp đồng lao động, thang lương)
2. Tính lương phù hợp với chính sách lao động ở bước 1
3. Tính BHXH, hạch toán kế toán phù hợp tiền lương đã tính ở điểm 2
Làm được như vậy, Doanh nghiệp sẽ an toàn khi quyết toán thuế, khi có thanh tra lao động!