Theo điều 5, nghị định 119/2018/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định hóa đơn điện tử bao gồm 3 loại sau:
Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn GTGT trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Hóa đơn bán hàng là loại hóa đơn được áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Các loại hóa đơn khác bao gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung đúng với quy định pháp luật về hóa đơn điện tử.
Các loại hóa đơn khi sử dụng có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:
- Hóa đơn tự in. Đây là hóa đơn do các tổ chức, doanh nghiệp tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hay các loại máy khác dùng khi bán hàng, cung ứng dịch vụ.
- Hóa đơn điện tử. Đây là loại hóa đơn được tạo ra và sử dụng bằng các phương tiện điện tử, trên các phần mềm hóa đơn điện tử như phần mềm E-invoice.
- Hóa đơn đặt in. Đây là loại hóa đơn do tổ chức, doanh nghiệp đặt in theo mẫu để phục vụ cho hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ. Trường hợp khác cũng sẽ là hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp hay bán có các tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đó, ký hiệu của các hình thức hóa đơn sẽ được quy định như sau:
Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn GTGT trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Hóa đơn bán hàng là loại hóa đơn được áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Các loại hóa đơn khác bao gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung đúng với quy định pháp luật về hóa đơn điện tử.
Các loại hóa đơn khi sử dụng có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:
- Hóa đơn tự in. Đây là hóa đơn do các tổ chức, doanh nghiệp tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hay các loại máy khác dùng khi bán hàng, cung ứng dịch vụ.
- Hóa đơn điện tử. Đây là loại hóa đơn được tạo ra và sử dụng bằng các phương tiện điện tử, trên các phần mềm hóa đơn điện tử như phần mềm E-invoice.
- Hóa đơn đặt in. Đây là loại hóa đơn do tổ chức, doanh nghiệp đặt in theo mẫu để phục vụ cho hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ. Trường hợp khác cũng sẽ là hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp hay bán có các tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đó, ký hiệu của các hình thức hóa đơn sẽ được quy định như sau:
- E: Hóa đơn điện tử
- T: Hóa đơn tự in.
- P: Hóa đơn đặt in.
Nguồn: einvoice.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!