Các quy định về loại và hình thức biên lai điện tử

E-invoiceVn

E-invoiceVn

Tài Phạm
Tổng cục Thuế đã hướng dẫn một số nội dung khi thực hiện áp dụng biên lai điện tử để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp và các đơn vị áp dụng biên lai điện tử trong hoạt động thu phí, lệ phí.

phần mềm hóa đơn điện tử đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp


Doanh nghiệp áp dụng biên lai điện tử như thế nào?
Theo Khoản 1, tiết c khoản 3 Điều 2 Thông tư 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định về loại và hình thức biên lai như sau: Biên lai là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trong đó, biên lai điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Quy định hủy biên lai điện tử cũng được hướng dẫn cụ thể tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 303/2016/TT-BTCngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính: Hủy biên lai thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và Điều 11 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Cụ thể đối với biên lai điện tử: Việc hủy biên lai điện tử là làm cho biên lai điện tử đó không có giá trị sử dụng, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong đó.

Biên lai điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép hủy. Việc hủy biên lai điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các biên lai điện tử chưa hủy và phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

Nguồn: einvoice.vn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA