FAST [HTTT Doanh nghiệp]-Pentest là gì?

  • Thread starter Phần mềm FAST
  • Ngày gửi
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp
Danh sách các bài viết
1. CRM và ERP: Sự khác biệt và bạn cần gì?
2. Nên hay không nên chỉnh sửa phần mềm theo yêu cầu đặc thù?
3. 8 sai lầm lớn nhất trong quản lí CNTT
4. Ngân hàng điện tử là gì? Lợi ích của ngân hàng điện tử?
5. Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp (AIS)
6. Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến, trái tuyến
7. Tổng hợp các khoản chi phí có định mức
8. Hạch toán điều chỉnh giảm lỗ theo quyết định của Cơ quan Thuế
9. Quy trình hạch toán trong công ty xây dựng
10. NLĐ có được ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn không?
11. Những vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết
12. Chuyển đổi số trong ngành bất động sản
13. Hướng dẫn điều chỉnh, hủy bỏ, lập lại HDDT đã xuất
14. Tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử
15. 06 điểm đáng lưu ý tại Thông tư 78/2021/TT-BTC về hóa đơn điện tử
16. 9 khoản khấu hao TSCĐ không được trừ khi Quyết toán thuế TNDN
17. Chuyển từ đóng BHXH bắt buộc sang tự nguyện như thế nào?
18. 6 lợi ích hàng đầu của điện toán đám mây
19. Hướng dẫn quy trình làm kế toán thuế cho các doanh nghiệp
20. Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
21. 8 lợi ích hàng đầu của hệ thống quản lý phân phối
22. 5 lý do nên sử dụng Cloud trong doanh nghiệp của bạn
23. Hỏi đáp về chuyển đổi số trong doanh nghiệp
24. Những lợi ích thiết thực nhất của phần mềm quản lý nguồn nhân lực trong chuyển đổi số
25. Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ doanh nghiệp có phải dùng hóa đơn điện tử?
26. Những chiến lược để thành công trong công nghiệp 4.0
27. Hợp đồng điện tử là gì? Những lợi ích, giá trị mà hợp đồng điện tử mang lại
28. Những chiến lược để thành công trong công nghiệp 4.0
29. Quy trình thanh toán, quyết toán xây dựng
30. Hướng dẫn hạch toán kế toán công ty may gia công
31. Những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu
32. Cách phân bổ tiền phụ cấp hợp lý để giảm nghĩa vụ đóng BHXH
33. Tìm hiểu về an ninh mạng và những vấn đề liên quan đến an ninh mạng
34. POS (Point of Sale) là gì? Lợi ích khi sử dụng POS
35. Internet of Things là gì? Ứng dụng của Internet of Things trong cuộc sống hiện đại
36. Mã độc tống tiền Ransomware và những điều cần biết
37. Quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
38. Kế toán doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết về kế toán doanh nghiệp
39. Báo cáo tài chính (Financial Statement) là gì?
40. Data là gì? Vai trò của Data đối với doanh nghiệp
41. Kế toán bán hàng là gì? Công việc hằng ngày của kế toán bán hàng
42. Quản trị là gì? Những điểm khác biệt giữa quản trị và quản lý
43. 6 bước lập Báo cáo tài chính nhanh chóng và đơn giản
44. Kế toán công nợ là gì? Công việc, nghiệp vụ của kế toán công nợ
45. Quy trình sản xuất là gì? 6 bước để hoàn thiện quy trình sản xuất
46. Pentest là gì?
-----------------------
Website: www.fast.com.vn

Group hỗ trợ sử dụng phần mềm FAST <link>

Kênh Youtube Phần mềm Fast <link>
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

CRM và ERP: Sự khác biệt và bạn cần gì?​

Tác giả: David Taber. Tạp chí CIO, 6-2-2018

Lược dịch bởi bộ phận Mktg của FAST.

Cả hai hệ thống CRM và ERP xử lý danh sách những người liên hệ, danh sách các công ty, báo giá, đơn đặt hàng và dự báo… và chúng có thể xử lý chi tiết đơn hàng, lịch gửi và hóa đơn. Giải pháp nào bắt đầu ở đâu và giải pháp kia dừng lại ở đâu? Hãy xem hướng dẫn dưới đây cho những người còn bối rối trong vấn đề này.

Dấu chân của hệ thống ERP và CRM dường như có những chổ trùng lặp - cả hai đều xử lý các mối liên hệ và danh sách các công ty và rất nhiều chi tiết về các đơn đặt hàng. Thật vậy, một số nhà cung cấp ERP cho rằng CRM, HRM là một phần của ERP. Do đó, có nhiều sự mơ hồ và nhầm lẫn về những chủ đề này để… ahem… vấn đề như ở trong đám mây.

Vì không có nhiều nhầm lẫn về việc ai sử dụng hệ thống ERP và CRM, hãy bắt đầu từ đây. Những người dùng chính của hệ thống CRM nằm ở bộ phận bán hàng và hỗ trợ - họ làm việc trực tiếp với khách hàng và họ không thực hiện công việc sản xuất cũng như thực hiện các đơn đặt hàng (họ chỉ hét lên với những người làm điều đó). Ngược lại, người dùng ERP thì tập trung vào quá trình sản xuất và điều phối: các cán bộ quản lý nhà máy, cán bộ điều phối lịch trình sản xuất, người mua, chuỗi cung ứng, tài chính. Người dùng ERP là người dùng nội bộ và nhà cung cấp, hiếm khi gọi điện thoại cho khách hàng ngoại trừ trả lời một số loại khiếu nại. Người dùng ERP và CRM không tham gia cùng nhau, họ làm việc ở các bước khác nhau và họ hầu như không nhận ra phần mềm của nhóm khác hữu ích cho họ. Những người duy nhất trong công ty có đăng nhập trên cả hệ thống CRM và ERP đó là cán bộ IT, chịu trách nhiệm tích hợp, xử lý và phân tích số liệu.

Tuy nhiên, một số nhà cung cấp ERP có cung cấp CRM và nhà cung cấp CRM như Salesforce.com đang ngày càng lấn chiếm sang phần ERP.

Xem tiếp bài viết <TẠI ĐÂY>
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Nên hay không nên chỉnh sửa phần mềm theo yêu cầu đặc thù?

Một phần mềm có sẵn thường không đáp ứng được hết các yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp và đòi hỏi các mức độ chỉnh sửa khác nhau.

Sổ cái

Có thể liệt kê các yêu cầu chỉnh sửa thường gặp dưới đây:
  1. Chỉnh sửa các mẫu chứng từ intừ chương trình. Ví dụ,
    • Chỉnh sửa để in hóa đơn trên mẫu hóa đơn in sẵn,
    • Chỉnh sửa để in chứng từ ngân hàng theo mẫu của từng ngân hàng
    • Chỉnh sửa tên gọi các chức danh trên các mẫu in chứng từ…
  2. Thay đổi độ rộng, thường là mở rộng, của một số trường thông tin.
  3. Thêm một số trường thông tin hoặc thay đổi quy tắc tính toán, xử lý khi nhập số liệu, chứng từ ban đầu.
  4. Thay đổi quy trình thực hiện công việc trong chương trình cho phù hợp với quy trình hiện có trong doanh nghiệp.
  5. Thay đổi các tính toán, xử lý số liệu cuối kỳ như cách tính giá thành sản phẩm, tính toán chiết khấu, hoa hồng cho khách hàng, đại lý…
  6. Chỉnh sửa lại một số báo cáo như sắp xếp cách trình trên báo cáo
  7. Làm thêm một số báo cáo đặc thù phục vụ yêu cầu quản lý riêng của doanh nghiệp
  8. v.v...
Xem tiếp bài viết <TẠI ĐÂY>
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

8 sai lầm lớn nhất trong quản lí CNTT

Ai cũng từng mắc sai lầm. Hầu hết vô hại, một số gây phiền toái nhưng bỏ qua được, số khác có thể kéo cả sự nghiệp, hay công ty của bạn xuống hố.

Sai lầm trong quản lý công nghệ thông tin


Khi bạn phụ trách CNTT trong doanh nghiệp, bạn đối diện với rủi ro cao hơn và cái giá cho việc nếu mắc sai lầm có thể tệ hơn. Hãy xếp hạng các sai lầm này theo mức độ nguy hiểm:

  • Mức 1: chuyện phiền toái, có thể tâm sự ra ngoài
  • Mức 2: có thể cứu vãn, nhưng cũng đừng hy vọng còn được thăng tiến, và
  • Mức 3: bạn bị sa thải.
Dưới đây là các sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải - và cách tránh hoặc cứu vãn tình thế.

Xem tiếp bài viết <TẠI ĐÂY>
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp
Ngân hàng điện tử là gì? Lợi ích từ ngân hàng điện tử?

Ngân hàng điện tử là gì?

Ngân hàng điện tử
(E-banking) là dịch vụ được cung cấp bởi các ngân hàng, cho phép khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng thông qua hệ thống điện tử viễn thông mà không cần đến quầy giao dịch.

E-banking tạo điều kiện cho sự phát triển của giao dịch ngân hàng online, người dùng chỉ cần kết nối internet trên các thiết bị điện tử (máy tính, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh) là có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng chỉ với một cú nhấp chuột và dễ dàng thực hiện các giao dịch thông qua ngân hàng điện tử.

Dịch vụ ngân hàng điện tử

Ngân hàng điện tử được xem là một “thỏa thuận ngân hàng” mà qua đó khách hàng có thể thực hiện các giao dịch khác nhau qua internet. Các giao dịch này được mã hóa đầu cuối đảm bảo an toàn, bảo mật cho người dùng. Ngân hàng điện tử bao gồm các tiện ích như chuyển tiền trực tuyến, kiểm tra sao kê tài khoản, thanh toán hóa đơn điện nước, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký khoản vay, gửi tiết kiệm online…

Dịch vụ ngân hàng điện tử thúc đẩy các loại giao dịch không giấy tờ, không dùng tiền mặt đi kèm với một số ràng buộc về trách nhiệm, quyền hạn và chi phí. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử có thể kể đến như:​
  • Ngân hàng trực tuyến (Internet banking): Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng trên trang web thông qua các thiết bị như máy tính, laptop, máy tính bảng và điện thoại thông minh có kết nối internet.​
  • Ngân hàng trên di động (Mobile banking): Hầu hết các ngân hàng đã thiết kế các ứng dụng di động (app mobile) để khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngay trên app. Người dùng chỉ cần cài đặt app mobile banking ngay trên chiếc di động của mình và kích hoạt dịch vụ này là có thể sử dụng dịch vụ.​
  • ATM: Máy rút tiền tự động là một trong những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng điện tử và được dùng phổ biến nhất hiện nay. Với ATM, người dùng không chỉ rút tiền mà còn có thể chuyển tiền trong và ngoài tài khoản, kiểm tra tài khoản, thay đổi mã PIN cho thẻ ghi nợ...​
  • Thẻ ghi nợ (Debit cards): Thẻ ghi nợ được liên kết với tài khoản ngân hàng vì thế người dùng có thể dùng để rút tiền mặt tại ATM, thanh toán tại các điểm bán hàng (POS), mua sắm trực tuyến.​
  • Thẻ tín dụng: Cho phép người dùng có thể chi tiêu trước, trả tiền sau, hỗ trợ người dùng chi tiêu, thanh toán mua sắm ngay cả khi tài khoản không có tiền với nhiều ưu đãi hấp dẫn.​
  • Điểm bán hàng (POS): Các địa điểm, cửa hàng bán lẻ cho phép thanh toán bằng thẻ (ghi nợ, thẻ tín dụng) cho các giao dịch mua hàng hóa hoặc dịch vụ.​
  • ...​
Xem tiếp bài viết <TẠI ĐÂY>​
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp (AIS)​

1. Hệ thống thông tin kế toán là gì?

Hệ thống thông tin kế toán (AIS – Accounting Information system) là một hệ thống mà doanh nghiệp sử dụng để thu thập, tổng hợp, quản lý, lưu trữ, xử lý, truy xuất và báo cáo dữ liệu tài chính-kế toán của mình. Hệ thống thông tin kế toán có thể được sử dụng bởi nhân viên kế toán, chuyên gia tư vấn, kế toán trưởng, chuyên gia phân tích kinh doanh, ban lãnh đạo, giám đốc tài chính (CFOs – Chief Financial Officers), kiểm toán viên, hay các nhà quản lý và cơ quan thuế.

Các nhân viên kế toán được đào tạo chuyên sâu để làm việc với AIS, đảm bảo tỷ lệ chính xác cao nhất khi thực hiện các giao dịch và ghi chép – lưu trữ số liệu trong doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo dữ liệu tài chính luôn sẵn sàng cho những ai có nhu cầu hợp pháp sử dụng chúng – trong khi vẫn giữ nguyên vẹn và an toàn.

NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG:
  • Hệ thống thông tin kế toán được các doanh nghiệp dùng để thu thập, lưu trữ, quản lý, xử lý, truy xuất và làm báo cáo dữ liệu tài chính.
  • AIS được sử dụng bởi kế toán, chuyên gia tư vấn, chuyên gia phân tích, nhà quản lý, giám đốc tài chính, kiểm toán viên và các cơ quan Thuế.
  • AIS giúp các phòng ban trong một doanh nghiệp làm việc cùng nhau.
  • Một AIS hiệu quả sử dụng phần cứng và phần mềm để lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách hiệu quả.
  • Kiểm soát nội bộ và bên ngoài hệ thống AIS là rất cần thiết để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của doanh nghiệp.

httt-ke-toan.jpg

2. Sáu thành phần của hệ thống thông tin kế toán

Hệ thống thông tin kế toán là cách để theo dõi tất cả các hoạt động kế toán và kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin kế toán thường bao gồm sáu thành phần chính:
  1. Con người
  2. Dữ liệu
  3. Thủ tục và hướng dẫn
  4. Phần mềm
  5. Hạ tầng công nghệ thông tin
  6. Kiểm soát nội bộ.
Tiếp theo là giới thiệu chi tiết từng thành phần.

Xem tiếp bài viết <TẠI ĐÂY>
 
Sửa lần cuối:
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến, trái tuyến​

Người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) đúng tuyến hoặc không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo quy định. Tùy từng đối tượng và từng trường hợp cụ thể là mức thanh toán có thể khác nhau.

1. Các trường hợp được xem là đi khám chữa bệnh đúng tuyến
Căn cứ quy định tại Khoản 4 và 5 Điều 22, Điều 26, Điều 27, Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) và Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT thì các trường hợp được xác định là đi KCB đúng tuyến bao gồm:
  • Người có thẻ BHYT đi KCB đúng nơi đăng ký KCB ban đầu.
  • Người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được đi KCB BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
  • Người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
  • Được chuyển tuyến KCB theo quy định.
  • Trường hợp cấp cứu tại bất kỳ cơ sở KCB nào.
  • Người tham gia BHYT trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú đi KCB ban đầu tại cơ sở KCB cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT và có xuất trình các giấy tờ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.

BHYT.jpg

<BÀI VIẾT CHI TIẾT>
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Tổng hợp các khoản chi phí có định mức​

1. Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động

Căn cứ pháp lý: Điểm 2.30 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

  • Mức bình quân 01 tháng quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ lương thực hiện trong năm chia 12 tháng.
  • Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động: Không quá 01 tháng lương bình quân

Tổng số tiền đã hạch toán vào chi phí tiền lương đối ứng TK 334 và chi trả trước 31/03 năm sau chia 12 tháng.
businessman-giving-money-his-partner-while-making-contract.jpg

2. Chi phí trang phục nhân viên

Chi phí trang phục nhân viên chi bằng tiền mặt: Không quá 5 triệu đồng/người/năm

Căn cứ pháp lý: Điểm 2.30 khoản 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC

Lưu ý: Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động có hóa đơn, chứng từ thì không bị khống chế.

Xem tiếp bài viết <TẠI ĐÂY>
 
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Hạch toán điều chỉnh giảm lỗ theo quyết định của Cơ quan Thuế​

1. Các quy định theo Luật thuế TNDN

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC, Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP:

Đối với quý: Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Doanh nghiệp được chuyển lỗ quý bao gồm số lỗ của các năm trước theo quy định và số lỗ của các quý trước trong năm.

Đối với năm: Doanh nghiệp sau khi Quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập. Thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Chú ý: Kể từ ngày 15-11-2014 theo Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC:

  • Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa.
  • Chỉ cần tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý nếu có phát sinh. Chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý sau.
  • Tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.
side-view-business-man-calculating-finance-numbers.jpg

2. Quy tắc chuyển lỗ

Quy tắc:

  • Chỉ chuyển lỗ của năm trước đó đúng bằng số lãi phát sinh trong kỳ.
  • Chỉ tiêu B12 và B13 bằng bao nhiêu thì kế toán sẽ làm căn cứ chuyển lỗ bấy nhiêu trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm.
  • Số lỗ được chuyển khi Quyết toán thuế TNDN thêm phụ lục chuyển lỗ ở Mẫu 03-2a Từ đây, số lỗ tự động chuyển sang Chỉ tiêu [C3a]. Lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh được chuyển trong kỳ, số chênh lệch lỗ chưa chuyển hết sẽ là số lỗ còn được chuyển tiếp.
  • Số lỗ được chuyển lỗ 05 năm theo Luật thuế TNDN bắt đầu từ năm tiếp theo của năm phát sinh lỗ. Là hết hạn chuyển lỗ theo Luật thuế TNDN.
Ví dụ cụ thể:

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế TNDN xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định. Thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra, nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

Xem tiếp bài viết <TẠI ĐÂY>
 
  • Love
Reactions: MINA
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Quy trình hạch toán trong công ty xây dựng​

1. Hạch toán vật liệu

1.1. Nhập mua

Sau khi hai bên ký xong hợp đồng xây dựng, dựa vào dự toán phần: Bảng tổng hợp vật liệu của công trình và dựa vào Bảng tổng hợp vật liệu đối chiếu với Bảng nhập xuất tồn kho xem còn thiếu vật tư nào rồi in ra trình lãnh đạo, Chủ nhiệm công trình, cán bộ quản lý theo dõi công trình hoặc kế toán sẽ theo dõi liên hệ đi lấy hóa đơn vật tư đầu vào cho đủ như theo bảng kê đã mua, Hóa đơn chứng từ phải lấy về được trước ngày nghiệm thu công trình, Giá mua vào của vật tư thấp hơn hoặc bằng giá trên dự toán của Bảng tổng hợp vật liệu

So sánh giữa Bảng tổng hợp vật tư của Dự toán và Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho xem còn thiếu vật tư nào cần lấy cho công trình.

Nguyên vật liệu mua vào: Xi măng, cát, đá, sỏi, sắt thép,…

Phiếu nhập kho + Hóa đơn + Phiếu giao hàng hoặc Xuất kho Bên bán + Hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô (Nếu có) + Phiếu chi tiền thanh toán bằng tiền mặt hoặc Phiếu hạch toán (Nếu mua Nợ + Ủy nhiệm chi và các chứng từ ngân hàng khác).

Nếu nhập kho, ghi:

Nợ TK 152, 1331/Có TK 111, 112, 331

Xuất thẳng xuống công trình không qua kho: Hóa đơn + Phiếu giao hàng hoặc Xuất kho Bên bán + Hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô (Nếu có) + Phiếu chi tiền thanh toán bằng tiền mặt hoặc Phiếu hạch toán (Nếu mua Nợ + Ủy nhiệm chi và các chứng từ ngân hàng khác).

Nợ TK 621, 1331/Có TK 111, 112, 331

1.2. Xuất cho công trình

Căn cứ vật liệu tồn kho và hóa đơn đầu vào cho công trình làm Phiếu xuất kho.

Xuất kho: Phiếu xuất kho + Phiếu yêu cầu vật tư

Nợ TK 621/Có TK 152

Căn cứ phiếu yêu cầu làm phiếu xuất kho cho công trình, mỗi công trình là một mã 15401, 15402, 15403,… để theo dõi giá thành riêng của mỗi công trình.

Khi xuất vật tư sẽ phải xuất chi tiết cho công trình. Tập hợp chi phí vào công trình đó để theo dõi tính giá thành cho từng công trình: 15401, 15402, 15403,… Dựa vào Bảng phân tích vật tư rồi xuất vật tư cho công trình thi công.

hach-toan-cty-xay-dung-01-1536x804.jpg

1.3. Kết chuyển cuối kỳ

Cuối kỳ kết chuyển sang TK 154: Chi tiết cho các công trình 15401, 15402, 15403,…

Nợ TK 154/Có TK 621

Vật tư trong Dự toán với thực tế thi công có thể xuất chênh lệch so với Dự toán (Có thể cao hơn hoặc thấp hơn) vì thực tế không thể khớp 100% với Dự toán được mà sẽ có hao phí trong quá trình thi công (Chú ý không để chênh lệch nhiều quá)

Nếu chênh lệch quá cao thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này (Kể cả chi phí nhân công cũng vậy nếu lớn hơn đều bị xuất toán).

  • Nếu vật liệu đưa vào thấp hơn (Giảm giá thành => Giảm giá vốn => Lãi khi Quyết toán thuế.)
  • Nếu xuất vật liệu đầu vào cao hơn (Dự toán => Nếu làm theo đúng chuẩn mực kế toán thì):
Loại ngay từ đầu; Cuối năm khi Quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra => Trên Tờ khai quyết toán TNDN nằm ở Chỉ tiêu B4 của Tờ khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK – Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế làm tăng doanh thu tính thuế x 20%.

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường)

Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp


Hoặc vẫn tập hợp vào TK 154 để theo dõi và sau này khi công trình kết thúc lúc kết chuyển giá vốn.

Nợ TK 154/Có TK 621

Nợ TK 632/Có TK 154 (TK 154 = Vật liệu Dự toán + Chênh lệch vượt Dự toán)


Cuối năm khi Quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, Trên Tờ khai quyết toán TNDN nằm ở Chỉ tiêu B4 = TK 632 chênh lệch vượt Dự toán của Tờ khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK – Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế làm tăng doanh thu tính thuế x 20%.

Với vật liệu phải có đủ:

  • Phiếu nhập.
  • Phiếu xuất, Phiếu yêu cầu đi kèm (Nếu có)
  • Xuất nhập tồn tổng hợp.
  • Thẻ Kho chi tiết.
  • Bảng tính Giá thành (Nếu có).
Xem tiếp bài viết <TẠI ĐÂY>
 
  • Love
Reactions: MINA
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

NLĐ có được ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn không?​

Hợp đồng lao động có thời hạn được ký dựa trên sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vậy các bên có được ký với nhau nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn không?

1. Thời hạn đặt ra với hợp đồng có thời hạn là bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Theo quy định hiện hành, hợp đồng lao động gồm 02 loại: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thời hạn.

Trong đó, điểm b khoản 1 Điều 20 BLLĐ năm 2019 định nghĩa về hợp đồng có thời hạn như sau:

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, có thể thấy, thời hạn đặt ra với hợp đồng lao động xác định thời hạn là tối đa 36 tháng. Đồng nghĩa rằng, nếu thỏa thuận ký hợp đồng lao động có thời hạn thì thời hạn làm việc tối đa là 03 năm. Trong khi đó, nếu thỏa thuận với thời hạn làm việc dài hơn thì các bên phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

close-up-executives-sitting-table.jpg

<XEM CHI TIẾT BÀI VIẾT>
 
  • Love
Reactions: MINA
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Những vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết​


Kế toán xây dựng đòi hỏi không chỉ có những kinh nghiệm về hạch toán mà cần có nhiều trải nghiệm thực tế như các công việc liên quan đến việc luân chuyển hồ sơ chứng từ của các bộ phận đi từ kho, công trình, đến xử lý trên văn phòng.

1. Những vấn đề chung

Hồ sơ thầu

Lập đơn mời thầu, làm hồ sơ thầu, khi đã trúng thầu công trình tham gia thầu, đã có khối lượng, giá trị, có dự thầu. Kế toán căn cứ vào dự toán đã trúng thầu tiến hành bóc chi phí để biết được công trình này có những loại chi phí gì để hạch toán cho đúng tài khoản và khoản mục chi phí tương ứng.

Mỗi một công trình có một dự toán, hợp đồng riêng. Từ dự toán đó, cần bám vào dự toán đã bóc được để tập hợp các loại chi phí vào từng công trình cho đúng. Lưu ý phải bám sát vào dự toán đã bóc; Đặc biệt là phải đúng về mặt khối lượng, còn giá trị thì căn cứ vào trên hóa đơn (Nhưng đơn giá trên hóa đơn thường bé hơn so với trên dự toán) để sao cho khi hạch toán công trình còn có lãi.

Theo dõi chi phí theo công trình

Đặc điểm về xây dựng là Chi phí của công trình nào thì cho đúng và công trình đó. Đối với các Công ty hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì các loại chi phí được thể hiện rõ trên đầu các Tài khoản chi tiết liên quan: TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp, TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, TK 623 – Chi phí máy thi công, TK 627- Chi phí chung khác. (Áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì hạch toán vào TK 154 – Chi tiết các khoản mục chi phí cho phù hợp). Phân biệt được chi phí chung và chi phí khác trong xây dựng

Do đặc điểm Công ty xây dựng là thi công nhiều nơi khác nhau, do đó cần căn cứ vào thông báo giá của mỗi nơi để áp giá đúng cho mỗi công trình.

Thuế vãng lai

Áp dụng các Thông tư về thuế vãng lai (Thông tư mới hiện nay là Thông tư 26/2015/TT-BTC của Tổng Cục Thuế quy định đối với công trình ngoại tỉnh có giá trị đã bao gồm cả thuế GTGT mà lớn hơn 1 tỷ đồng thì phải nộp thuế GTGT vãng lai 2% tại Chi cục thuế nơi công trình thi công). Chuẩn bị hồ sơ để làm các thủ tục liên quan đến thuế vãng lai, cụ thể như sau:

  • Thủ tục mở mã số thuế (MST) vãng lai.
  • Đơn đề nghị cấp MST vãng lai (Mẫu này ở cơ quan thuế).
  • Các hồ sơ liên quan để thực hiện đúng các yêu cầu về Luật thuế GTGT vãng lai.

Dự toán chi phí và chi thực tế

Vật tư các công trình nào thì phải đúng định mức như trong dự toán không được xuất quá khối lượng vượt mức thì sẽ bị gạt chi phí không hợp lý.

Chi phí nhân công cũng cần bám sát vào trong dự toán bóc rồi để biết được nhân công cho từng hạng mục công trình và cho cả công trình để từ đó có hướng chuẩn bị hồ sơ nhân công cho đúng với mỗi công trình.

Xuất hóa đơn

Mỗi hạng mục công trình, công trình khi xuất hóa đơn (Có kèm biên bản nghiệm thu). Vì nếu không có biên bản nghiệm thu khổi lượng công việc hoàn thành thì không biết được giá trị xuất hóa đơn và không đủ căn cứ để hạch toán doanh thu trong xây dựng.

Xuất hóa đơn cho hạng mục công trình, công trình cần xem xét kỹ giá trị nghiệm thu so với nội dung hóa đơn.

Bám sát nhật ký thi công hạng mục công trình, công trình cùng với hóa đơn chứng từ để hạch toán cho chính xác và mang tính trung thực hơn.

Xem tiếp bài viết <TẠI ĐÂY>
 
  • Love
Reactions: MINA
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Chuyển đổi số trong ngành bất động sản​

Các giải pháp chuyển đổi số nào cũng đều cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như: Đáp ứng yêu cầu vận hành & quản lý của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận và CEO và đội ngũ của mình có thể đưa tầm nhìn quản trị vào giải pháp

Có một chữ bất động sản thế thôi, chứ trong ruột lại có nhiều mô hình kinh doanh trong đó bao gồm như Kinh doanh chung cư cao cấp, nhà phố, bất động sản thương mại, cho thuê, nhà phố…

1. Kế toán doanh nghiệp & kế toán dự án

Ngoài các phân hệ kế toán của doanh nghiệp, với ngành xây dựng, bạn cần có thêm phân hệ Kế toán dự án nhằm tập hợp quản lý chi phí dự án, dự toán ngân sách, doanh thu của dự án đồng thời cần phải quản lý công nợ nhà thầu và của Khách hàng.

2. Phân tích đầu tư dự án

Cung cấp cho nhà đầu tư góc nhìn chi tiết từ doanh thu, chi phí, dòng tiền (TIPV, EPV), các chỉ số tài chính của dự án ROE, IRR, NAV, Điểm hòa vốn, nhu cầu vốn, giá bán. Đồng thời cung cấp các kế hoạch, dự toán trong quá trình phát triển dự án.

cds-bds.jpg

3. Quản lý dự án xây dựng (Construction management)

Đây là giai đoạn Design, Plan và Build của dự án nhằm tổ chức xây dựng thiết kế dự án, bóc tách khối lượng, dự toán toàn bộ dự án và tổ chức quản lý các hoạt động ngoài công trường, quản lý tiến độ dự án cùng với các hoạt động nhập xuất kho, lương công nhân.

Xem tiếp bài viết <TẠI ĐÂY>
 
  • Love
Reactions: MINA
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Hướng dẫn điều chỉnh, hủy bỏ, lập lại HDDT đã xuất​

Khi có sai sót về nội dung trên hóa đơn điện tử đã xuất, tùy từng trường hợp mà kế toán buộc phải thực hiện lập biên bản hủy hóa đơn điện tử, lập lại, điều chỉnh hóa đơn điện tử đó.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kế toán cách điều chỉnh, hủy bỏ, lập lại hóa đơn điện tử đã xuất.

1. Trường hợp lập hóa đơn điện tử bị sai sót cần phải xử lý

Kế toán cần xem xét các trường hợp sai sót để tiến hành điều chỉnh hoặc hủy bỏ – lập lại hóa đơn điện tử đã xuất như sau:

Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử có sai sót đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế thì xử lý như sau:

  • Hủy hóa đơn điện tử khi đã có sự đồng ý và xác nhận của cả 2 bên bán và mua.
  • Bên bán lập hóa đơn điện tử mới theo đúng quy định để gửi cho bên mua.
Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Người bán và người mua đã kê khai thuế thì bên bán xử lý như sau:

  • Lập biên bản điều chỉnh (BBĐC) hóa đơn có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót
  • Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.
huong-dan-dieu-chinh-hd.jpg
Lưu ý:

  • Trường hợp sai thông tin khách hàng (tên, địa chỉ người mua) nhưng đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh giấy/điện tử không phải lập hóa đơn điều chỉnh. (Căn cứ khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27-02-2015 Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 119/2014/TT-BTC)
  • Trường hợp sai các thông tin: sai thông tin về mặt hàng, dịch vụ, kỳ cước và số tiền ghi trên hóa đơn mà hoá đơn đã lập, gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế thì tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh.
Cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót kể từ ngày 1-11-2020 theo Thông tư 68/2019/TT-BTC

Điều chỉnh, hủy bỏ, lập lại Hóa đơn điện tử đã xuất

Xem tiếp bài viết <TẠI ĐÂY>
 
  • Love
Reactions: MINA
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử​

Có hiệu lực thi hành kể từ 01-7-2022, Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ đã cụ thể các tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử.

1. Đối với tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử

Tiêu chí lựa chọn đối với tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã cho người bán và người mua được quy định cụ thể tại Thông tư như sau:

  1. Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được thành lập theo pháp luật Việt Nam; Thông tin về dịch vụ hóa đơn điện tử được công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức. Có tối thiểu 5 nhân sự trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin.
  2. Cùng với đó, tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải có hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu: Cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã cho người bán và người mua theo quy định của pháp luật về hoá đơn điện tử và pháp luật khác có liên quan;
  3. Có giải pháp nhận, truyền dữ liệu hóa đơn điện tử với người sử dụng dịch vụ; giải pháp truyền, nhận dữ liệu hoá đơn điện tử với cơ quan thuế thông qua tổ chức nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử.
  4. Thông tin quá trình nhận, truyền dữ liệu phải được ghi nhật ký để phục vụ công tác đối soát.
Xem tiếp bài viết <tại đây>
 
  • Love
Reactions: MINA
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

06 điểm đáng lưu ý tại Thông tư 78/2021/TT-BTC về hóa đơn điện tử​

Sau đây là những nội dung quan trọng tại Thông tư 78/2021/TT-BTC về hóa đơn điện tử, cụ thể:

1. Được ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử

Theo đó, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba (là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử) lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ.

Hóa đơn điện tử ủy nhiệm phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của bên ủy nhiệm và tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhận ủy nhiệm và phải đúng thực tế phát sinh. Việc ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản hợp đồng hoặc thỏa thuận) giữa hai bên và phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau:

  • Thông tin về bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm (tên, địa chỉ, mã số thuế, chứng thư số)
  • Thông tin về hoá đơn điện tử ủy nhiệm (loại hoá đơn, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn)
  • Mục đích ủy nhiệm
  • Thời hạn ủy nhiệm
  • Phương thức thanh toán hoá đơn ủy nhiệm (ghi rõ trách nhiệm thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn ủy nhiệm).
Việc ủy nhiệm được xác định là thay đổi thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử do đó bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2000/NĐ-CP.

Xem tiếp bài viết <tại đây>
 
  • Love
Reactions: MINA
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

9 khoản khấu hao TSCĐ không được trừ khi Quyết toán thuế TNDN​


Chi phí trích khấu hao cho TSCĐ là một khoản chi không hề nhỏ trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải khoản trích khấu hao TSCĐ nào cũng có thể đưa vào chi phí hợp lý được trừ, cụ thể có 9 Khoản khấu hao TSCĐ không được trừ khi Quyết toán thuế TNDN như sau.

1. Chi khấu hao đối với TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Những TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại Doanh nghiệp thì được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, như:

  • Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là TSCĐ lắp đặt trong các công trình nêu trên;
  • Bể chứa nước sạch, nhà để xe;
  • Xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động;
  • Chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là TSCĐ dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
2. Chi khấu hao đối với TSCĐ không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp (Trừ TSCĐ thuê mua tài chính).

web.jpg

3. Chi khấu hao đối với TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của Doanh nghiệp theo chế độ quản lý TSCĐ và hạch toán kế toán hiện hành.

4. Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài Chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
 
  • Love
Reactions: MINA
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Chuyển từ đóng BHXH bắt buộc sang tự nguyện như thế nào?​


Hiện nay, bảo hiểm xã hội (BHXH) được Nhà nước tổ chức theo 02 loại hình: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trường hợp người lao động chuyển từ đóng BHXH bắt buộc sang tự nguyện?

1. Trường hợp nào được chuyển đóng bảo hiểm bắt buộc sang tự nguyện?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, để tham gia BHXH tự nguyện, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.
  • Không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo đó, người lao động chỉ được chuyển từ BHXH bắt buộc sang đóng BHXH tự nguyện khi không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Còn nếu vẫn đang thuộc các trường hợp tham gia BHXH bắt buộc thì dù có nhu cầu, người lao động cũng không được chuyển sang đóng BHXH tự nguyện.

Như vậy, sau khi nghỉ việc tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện để tích lũy thêm thời gian đóng BHXH tính hưởng lương hưu.

bao-hiem-xa-hoi.jpg

Xem tiếp bài viết <tại đây>
 
  • Love
Reactions: MINA
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

6 lợi ích hàng đầu của điện toán đám mây​

Trong bối cảnh công nghệ hiện nay, không quá lạ lẫm khi nghe nói về việc đặt dữ liệu của bạn “trong đám mây”. Mọi người đều làm vậy, từ những dữ liệu cá nhân cho đến các giao dịch trong kinh doanh. Nói một cách đơn giản, điện toán đám mây là việc chạy các chương trình và lưu trữ chúng cũng như dữ liệu tạo ra trên internet thay vì các trên máy tính và lưu trữ trong ổ cứng.

Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và quy mô, việc hoạt động và chạy các ứng dụng dựa trên nền điện toán đám mây đang trở nên phổ biến bởi nhiều lý do, đặc biệt là bởi vì nó tiết kiệm chi phí, vận hành nhanh chóng và dễ dàng, sẵn sàng mọi lúc mọi nơi và chỉ cần có kết nối internet.

Tuy nhiên, nó còn mang lại nhiều lợi ích khác cho các doanh nghiệp đang tìm cách thay đổi cách thức kinh doanh. Dưới đây là 6 lý do hàng đầu để bạn xem xét việc sử dụng điện toán đám mây cho doanh nghiệp của mình:

1. Điện toán đám mây thật đơn giản

Một trong những rào cản lớn về CNTT mà bạn phải đối mặt trong doanh nghiệp của bạn đó là việc tập trung hoặc nâng cấp công nghệ trong khi hoạt động. Điều này thường dẫn đến việc phải đặt mua và cài đặt phần cứng, phần mềm để mọi máy tính trong công ty của bạn có thể tương thích với nhau.

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, điều này là khoản đầu tư lớn và thường khá tốn kém.

Tuy nhiên, khi bạn sử dụng công nghệ điện toán đám mây, tất cả các ứng dụng, tất cả các dữ liệu sẵn sàng cho các nhân viên dùng đều lưu trữ trên đám mây.

Điều này có nghĩa là đội ngũ IT không cần phải mất nhiều thời gian nâng cấp phần cứng, cài đặt các phần mềm mới và cấu hình lại các thiết bị. Không ai phải mất thời gian để tìm kiếm dữ liệu bị mất hoặc chuyển nó cho người khác trong cùng bộ phận.

Điện toán đám mây cung cấp cho mọi người một nền tảng công nghệ như nhau. Nó còn cho phép bạn đồng thời nâng cấp các ứng dụng và chương trình, giúp mọi người trong công ty luôn hoạt động cùng trên một nền tảng đồng nhất.

XEM TIẾP <TẠI ĐÂY>
 
  • Love
Reactions: MINA
Phần mềm FAST

Phần mềm FAST

phần mềm erp

Hướng dẫn quy trình làm kế toán thuế cho các doanh nghiệp​

Kế toán thuế trong doanh nghiệp nên và bắt buộc phải lập ra một quy trình làm kế toán thuế cho doanh nghiệp và cho chính mình để đảm bảo chất lượng công việc.

Công việc vào đầu năm, công việc hàng tháng, hàng ngày, hàng quý và cuối năm của kế toán thuế là gì? Quy trình làm kế toán thuế có điểm gì khác đối với với quy trình làm kế toán chung mà kế toán thuế trong một doanh nghiệp lại là vị trí quan trọng mà không phải ai cũng có khả năng đảm đương?

Đây không chỉ là thắc mắc của nhiều bạn kế toán mới bắt đầu đi làm mà còn là vấn đề băn khoăn của nhiều nhà quản lý doanh nghiệp.

Bài viết dưới đây, các kế toán trưởng có kinh nghiệm trên 13 năm thường xuyên tiếp xúc với công việc kế toán thuế hàng ngày sẽ hướng dẫn chi tiết nội dung quy trình làm kế toán thuế trong doanh nghiệp từ mức độ hàng ngày đến hàng năm.

1. Yêu cầu chung cho các kế toán thuế

  • Nắm rõ bản chất của từng loại thuế và cập nhật những chinh sách – luật thuế mới nhất
  • Liệt kê được các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp từ lúc thành lập đến khi đi vào hoạt động
  • Soát xét các loại thuế đã nộp và còn chưa nộp để tránh cho doanh nghiệp bị phạt thuế
  • Nắm rõ lịch nộp các loại thuế và các loại báo cáo thuế cho doanh nghiệp
  • Nếu là kế toán thuế mới cho doanh nghiệp, phải kiểm tra lại công việc của kế toán thuế trước đây đã làm.
XEM TIẾP <TẠI ĐÂY>
 
  • Love
Reactions: MINA

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA