Nên gọi vốn từ nhà đầu tư thiên thần hay nhà đầu tư mạo hiểm? Hay cứ ở đâu có “vốn” thì mình cứ đến?

  • Thread starter Webketoan Hub
  • Ngày gửi
Các doanh nghiệp nhỏ và early stage thường có nhiều con đường để thu hút vốn. Một số sẽ khởi đầu bằng vốn huy động từ bạn bè và gia đình; gọi vốn cộng đồng hay vay kinh doanh. Nhưng ngày càng nhiều công ty tiếp cận “thiên thần” hay “nhà đầu tư mạo hiểm” để đảm bảo nguồn vốn vững chắc hơn cho doanh nghiệp. Để có thể đưa ra quyết định đúng hơn cho tài chính công ty mình, bạn cần biết sự khác biệt giữa “nhà đầu tư thiên thần” (angel investors) và “nhà đầu tư mạo hiểm” (VC), và mỗi nhà đầu tư có thể cung cấp.​


1. NÊN BIẾT GÌ VỀ NHÀ ĐẦU TƯ (NĐT) THIÊN THẦN?

NĐT thiên thần cấp vốn tiền mặt từ ngân sách của cá nhân cho early-stage startup để đổi lấy vốn chủ sở hữu hoặc nợ chuyển đổi.
Không phải tất cả NĐT thiên thần đều có chứng nhận. Để được công nhận, NĐT phải đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau so Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán (SEC) đưa ra.
(1) Có thu nhập hàng năm là $200.000 trong 2 năm gần nhất và có khả năng duy trì mức thu nhập như vậy trong thời gian gần.
(2) Có tổng giá trị tài sản ròng ít nhất $1M, bất kể tình trạng hôn nhân và thuế.
dau-tu-hieu-qua

Ưu và nhược điểm gọi vốn từ thiên thần

(1) NĐT thiên thần chấp nhận rủi ro lớn hơn so với ngân hàng & VC: họ không bị phụ thuộc vào ngân hàng hay tổ chức nào khác, nên họ có thể xuống tiền khi ngay khi họ (và chỉ họ) thấy phù hợp. Cho nên sẽ có nhiều rủi ro mà NĐT thiên thần sẵn sàng chấp nhận hơn là các NĐT truyền thống.

(2) Chủ doanh nghiệp nhận ít rủi ro hơn so với gọi vốn từ các nguồn khác. Đa số NĐT cá nhân không yêu cầu hoàn trả trong trường hợp khởi nghiệp thất bại.

(3) NĐT thiên thần có kiến thức kinh doanh phong phú vì đa số các NĐT thiên thần giàu lên nhờ chính việc kinh doanh của mình. Bạn có thể được lợi từ vốn kiến thức này của họ.

(4) NĐT thiên thần thường yêu cầu một lượng cổ phần lớn của công ty, có nghĩa là bạn bị giảm quyền quyền kiểm soát hơn trong việc quản lý doanh nghiệp.


2. VC là gì?

VC là một cá nhân hoặc một nhóm đầu tư vào startup có rủi ro cao. Họ tin vào tiềm năng startup đó phát triển vượt trội sẽ bù đắp rủi ro thất bại có thể có. Sau một khoảng thời gian, VC có thể mua toàn bộ hoặc công ty hoặc khi công ty IPO, họ sẽ chiếm một lượng lớn cổ phiếu.


Ưu và nhược điểm của VC?

Nguồn vốn lớn: Nếu bạn cần một khoản tiền mặt đáng kể để khởi nghiệp, thì VC là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
VC mang ít rủi ro cho nhà khởi nghiệp, tương tự như NĐT thiên thần, họ không yêu cầu hoàn trẻ khi doanh nghiệp thất bại.
Kiến thức và kết nối: Tương tự như các thiên thần, VC có nhiều kinh nghiệm liên quan đồng thời vô số kết nối giá trị như mạng lưới NĐT, lãnh đạo ngành, các bên thứ ba hữu ích khác.
Tuy nhiên doanh nhân có ít quyền kiểm soát hơn trong việc quản lý doanh nghiệp. VC thường yêu cầu quyền lợi kiểm soát trong công ty khởi nghiệp của bạn, đôi khi loại bạn khỏi vị trí lãnh đạo hoàn toàn (trường hợp này ở Việt Nam đã không ít lần xuất hiện).


VẬY CÓ GÌ KHÁC NHAU?

Hai nguồn vốn này thật ra có nhiều điểm tương đồng: đều tập trung vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, có xu hướng chọn công ty liên quan đến công nghệ hay khoa học. Những điểm khác nhau quan trọng có thể kể đến:

1. NĐT thiên thần thường làm việc một mình vs VC là một phần của công ty:

NĐT thiên thần là cá nhân giàu có, đầu tư tiền riêng của mình vào startup để đối lấy cổ phần.
VC bao gồm một nhóm NĐT chuyên nghiệp. Nguồn vốn của họ đến từ tư nhân, tập đoàn, quỹ hưu trí và các quỹ khác. Những nhà đầu tư góp vốn này được gọi là LP (Limited Partners). Mặt khác, GP (General partner) sẽ làm việc chặt chẽ với founder và startup, họ phụ trách quản lý Quỹ và đảm bảo công ty phát triển lành mạnh.
nhom-nha-dau-tu-thien-than

2. Họ đầu tư số tiền khác nhau: Bạn cần biết con số mỗi đối tượng thường “xuống tiền” là bao nhiêu để lựa chọn và gõ cửa.

Thông thường, ticket size của 1 NĐT thiên thần nằm trong khoảng $25.000 - $100.000. Nếu họ lập thành nhóm thì trung bình là$750.000. Nên dù làm việc với NĐT thiên thần sẽ nhanh chóng, nhưng khả năng tài chính của họ tương đối hạn chế, không phải lúc nào cũng đáp ứng đủ các yêu cầu vốn của doanh nghiệp.
Mặt khác, các VC đầu tư từ $3M - $7M vào một công ty.


3. Trách nhiệm và động lực khác:

NĐT thiên thần thường cấp vốn tài chính và đưa ra lời khuyên nếu bạn hỏi hoặc kết nối bạn đến những đối tác quan trọng, nhưng họ không có nghĩa vụ phải làm như vậy. Mức tham gia của họ phụ thuộc vào mong muốn của cá nhân và thiên kiến của chính họ. Thường họ sẽ không dành nhiều thời gian để giúp founder xây dựng doanh nghiệp.

VC tìm kiếm một sản phẩm nổi bật/ dịch vụ vượt trội có lợi thế cạnh tranh mạnh , đội ngũ quản lý tài năng và thị trường tiềm năng rộng lớn. Một khi họ đã đầu tư thì vai trò của họ là giúp xây dựng công ty thành công, đây là giá trị thực sự của VC. Họ có thể giúp xây dựng chiến lược trọng tâm của công ty, tuyển dụng quản lý cấp cao, tư vấn như một HĐQT tốt cho CEO. Tất cả đều để công ty kiếm được nhiều tiền hơn, thành công hơn.

4. Giai đoạn đầu tư:

NĐT thiên thần chỉ đầu tư vào công ty giai đoạn sớm (early-stage) vì chính họ cũng chuyên sâu trong giai đoạn đầu kinh doanh, tài trợ cho việt phát triển công nghệ và gia nhập thị trường.
Mặt khác, VC sẽ đầu tư vào doanh nghiệp đã có thành tích và chứng minh được những gì họ cần để thành công.

5. Quy trình thẩm định khác nhau:

Một số NĐT thiên thần thậm chí không thẩm định, vì họ không bị ràng buộc phải làm chuyện đó, vì tất cả tiền là của cá nhân họ. Tuy nhiên, đã có chứng minh chỉ ra rằng, NĐT thực hiện ít nhất 20 giờ thẩm định, khả năng họ nhận được lợi nhuận tích cực cao hơn gấp 5 lần.
VC thì thẩm định kỹ hơn vì họ có trách nhiệm được uỷ thác từ LP. Họ có thể chi hơn $50.000 để nghiên cứu triển vọng đầu tư.
nhom-nha-dau-tu-thien-than-2

smiley
KẾT:
Vậy để trả lời cho câu hỏi đầu bạn, bạn phải nhìn vào giai đoạn phát triển của công ty mình. Nếu bạn đang xây một sản phẩm mới với hy vọng nó sẽ thay đổi cuộc chơi + bạn không cần một số tiền lớn thì NĐT thiên thần là lựa chọn hàng đầu.
Ngược lại, khi công ty đã chín và bạn có niềm tin chắc chắn rằng sản phẩm sẽ cất cánh thì VC sẽ phù hợp hơn với nguồn vốn lớn hơn, hỗ trợ nhiều hơn đi cùng với cam kết lớn hơn cho VC.


VẬY… CÓ NÊN NHẬN VỐN VC TRONG VÒNG ANGEL KHÔNG?

Câu trả lời: khi (và chỉ khi) họ vận hành như-một-NĐT-thiên-thần, nghĩa là
Sẵn sàng đầu tư một số tiền nhỏ (VD: $50K).
Có thể ra quyết định đầu tư nhanh chóng. VD: trong 1 hoặc 2 meeting.
Có thể đầu tư mà không yêu cầu quản trị.
Không yêu cầu quản lý các vòng gọi vốn tiếp theo.
Không áp đặt các điều khoản phức tạp.
Việc VC vận hành như-một-VC trong vòng gọi vốn thiên thần có thể tạo ra nhiều khó khăn cho những vòng gọi vốn sau.
Ngược lại, NĐT thiên thần có thể tham gia vào vòng venture, nhưng vẫn tốt hơn khi có VC dẫn đầu.


LÀM SAO ĐỂ PITCH VỚI NĐT THIÊN THẦN?

NĐT thiên thần có thể quan tâm đến ý tưởng và đội ngũ của bạn hơn là tiềm năng lợi nhuận tức thì.
Hãy nói với NĐT thiên thần điều khiến startup của bạn là một canh bạc nắm phần thắng, cùng các yếu tố kinh doanh chính: quy mô thị trường, sản phẩm/ dịch vụ, đối thủ cạnh tranh & những điểm hổng của đối thử (nếu có), doanh số bán hàng hiện tại của bạn.


LÀM SAO ĐỂ PITCH VỚI VC?

Đối với VC, hãy nói họ nghe về giải pháp đang giai quyết một vấn đề phổ biến của người tiêu dùng và bao nhiêu khách hàng đang cần giải pháp từ công ty của bạn. Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và một pitch deck cho buổi trình bày nữa nhé!
Trong suốt buổi pitch, hãy trình bày dự đoán thu nhập, chi phí trong 4 năm để cho VC thấy rằng lợi tức đầu tư dài hạn sẽ gỉam được rủi ro ngắn hạn.
*Những con số được đề cập đến trong bài mang tính tham khảo về mức độ và độ lớn, trong các thị trường khác nhau, biên độ có thể thay đổi tuỳ bối cảnh.
Mình dùng hình ảnh này để highlight lên yếu tố quan trọng của việc chính startup cần hiểu mình cần gì để tìm đến nguồn hỗ trợ phù hợp sau khi biết được sự khác nhau giữa hai nhóm này nhé!

Xem thêm: Dịch vụ kế toán trưởng và tư vấn kế toán

Nguồn: Vietnam Venture Capital Community​
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA