Rua Diu Dang
Cao cấp
- 29/5/17
- 631
- 436
- 63
Mình không ở cái thời forums hoạt động sôi nổi nhất để hiểu được tinh thần của các anh chị trong forums ngày ấy, nhưng mình biết một điều, rất nhiều thành viên có tiếng ở forums đều có một sự nghiệp đáng ngưỡng mộ. Vì sao vậy?
Mình nghĩ là vì các anh chị HỌC SÂU. Ngày ấy không có các phương tiện liên lạc mỳ ăn liền như bây giờ để hỏi nhanh, đáp nhanh. Các anh chị bắt buộc phải học chậm, tức là tìm hiểu sâu và kỹ mọi ngóc ngách vấn đề, mỗi chủ đề nhiều nhất có thể có đến vài trăm comment ý kiến cá nhân. Người hỏi và người được hỏi đều có những bài học cho riêng mình. Cái rõ nhất là người hỏi có được câu trả lời từ nhiều người, nhiều góc nhìn. Người trả lời thì có thể học từ người trả lời khác hoặc từ chính câu hỏi vặn lại từ người hỏi. Hồi đấy mạng xã hội ít, thông tin cũng không sẵn có như bây giờ nên có một vấn đề là mọi người cùng đào sâu tìm hiểu, tranh luận chẳng khác nào học nhóm. Ai đã từng học nhóm rồi sẽ thấy học nhóm là phương thức học cực kỳ hiệu quả, người nọ bổ trợ cho người kia, ai không hiểu sẽ có bạn cùng nhóm giải thích.
Lý do thứ hai mình nghĩ là các anh chị ấy CHỦ ĐỘNG học. Ngày ấy cũng chẳng có các khóa học online, các buổi zoom người dạy bày sẵn thông tin ra để mình chỉ việc nghe. Nhưng cái gì sẵn quá cũng không tốt, dễ làm cho mọi người có tâm lý ỷ lại, chờ câu trả lời của người khác, chờ người khác dạy cho, chỉ cho. Việc học nên bắt đầu từ chính mình, xuất phát từ nhu cầu của mình, một khi đã có mục đích rõ ràng thì lúc ấy nguồn thông tin mới thực sự phát huy tác dụng tối đa. Mình chẳng hạn nhé, các buổi zoom của Webketoan trên nhóm zalo có bao nhiêu người xem trong số 1000 thành viên, có bao nhiêu người xem trọn vẹn hết được cả buổi, có bao nhiêu người xem xong mà chắt lọc lại thông tin kiểu ghi chép lại hoặc vận dụng vào công việc? Hay là nghe xong rồi lại quên luôn, mai có việc gì lại vào nhóm hỏi lại y chang. Vậy nên khi thấy một người vô cùng nhiệt tình như anh @phantuannam mà cũng bay hết nhiệt huyết thì mình cũng dễ hiểu.
Lý do thứ ba mình nghĩ là sự TẬP TRUNG. Ngày ấy không có facebook, zalo, viber, tiktok,...nên không có quá nhiều sự phân tán. Chỉ có mỗi vài forums và trang web cho mấy chục nghìn thành viên nghiên cứu, học hỏi. Có vẻ như ít mà chất nhỉ? Và chính sự tập trung đấy đã rèn luyện tư duy cho các anh chị, thành công sau này chỉ là kết quả tất yếu. Mình không phủ nhận bây giờ có rất nhiều bạn trẻ xuất sắc, đạt được nhiều thành tích hơn ở cùng tầm tuổi với các anh chị ngày xưa. Nhưng mình cũng thấy một thực trạng hơi buồn là có nhiều bạn có tâm lý chờ đợi, hỏi chỉ để giải quyết vấn đề trước mắt của mình xong thôi, cũng không tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn hay tìm cách nâng cao kiến thức của mình. Và đó là lý do mình viết ra. Bài viết này chỉ là quan điểm cá nhân của mình, một người ở thế hệ sau, cũng chưa hiểu hết về forum nhưng chứng kiến sự dần đi xuống của forums nên cũng băn khoăn thắc mắc. Quan điểm này của mình có thể đúng, có thể sai hoặc có thể chẳng có ý nghĩa gì với người khác. Ko sao cả, mình chỉ đơn giản là viết ra ý kiến của mình thôi ^^
Mình nghĩ là vì các anh chị HỌC SÂU. Ngày ấy không có các phương tiện liên lạc mỳ ăn liền như bây giờ để hỏi nhanh, đáp nhanh. Các anh chị bắt buộc phải học chậm, tức là tìm hiểu sâu và kỹ mọi ngóc ngách vấn đề, mỗi chủ đề nhiều nhất có thể có đến vài trăm comment ý kiến cá nhân. Người hỏi và người được hỏi đều có những bài học cho riêng mình. Cái rõ nhất là người hỏi có được câu trả lời từ nhiều người, nhiều góc nhìn. Người trả lời thì có thể học từ người trả lời khác hoặc từ chính câu hỏi vặn lại từ người hỏi. Hồi đấy mạng xã hội ít, thông tin cũng không sẵn có như bây giờ nên có một vấn đề là mọi người cùng đào sâu tìm hiểu, tranh luận chẳng khác nào học nhóm. Ai đã từng học nhóm rồi sẽ thấy học nhóm là phương thức học cực kỳ hiệu quả, người nọ bổ trợ cho người kia, ai không hiểu sẽ có bạn cùng nhóm giải thích.
Lý do thứ hai mình nghĩ là các anh chị ấy CHỦ ĐỘNG học. Ngày ấy cũng chẳng có các khóa học online, các buổi zoom người dạy bày sẵn thông tin ra để mình chỉ việc nghe. Nhưng cái gì sẵn quá cũng không tốt, dễ làm cho mọi người có tâm lý ỷ lại, chờ câu trả lời của người khác, chờ người khác dạy cho, chỉ cho. Việc học nên bắt đầu từ chính mình, xuất phát từ nhu cầu của mình, một khi đã có mục đích rõ ràng thì lúc ấy nguồn thông tin mới thực sự phát huy tác dụng tối đa. Mình chẳng hạn nhé, các buổi zoom của Webketoan trên nhóm zalo có bao nhiêu người xem trong số 1000 thành viên, có bao nhiêu người xem trọn vẹn hết được cả buổi, có bao nhiêu người xem xong mà chắt lọc lại thông tin kiểu ghi chép lại hoặc vận dụng vào công việc? Hay là nghe xong rồi lại quên luôn, mai có việc gì lại vào nhóm hỏi lại y chang. Vậy nên khi thấy một người vô cùng nhiệt tình như anh @phantuannam mà cũng bay hết nhiệt huyết thì mình cũng dễ hiểu.
Lý do thứ ba mình nghĩ là sự TẬP TRUNG. Ngày ấy không có facebook, zalo, viber, tiktok,...nên không có quá nhiều sự phân tán. Chỉ có mỗi vài forums và trang web cho mấy chục nghìn thành viên nghiên cứu, học hỏi. Có vẻ như ít mà chất nhỉ? Và chính sự tập trung đấy đã rèn luyện tư duy cho các anh chị, thành công sau này chỉ là kết quả tất yếu. Mình không phủ nhận bây giờ có rất nhiều bạn trẻ xuất sắc, đạt được nhiều thành tích hơn ở cùng tầm tuổi với các anh chị ngày xưa. Nhưng mình cũng thấy một thực trạng hơi buồn là có nhiều bạn có tâm lý chờ đợi, hỏi chỉ để giải quyết vấn đề trước mắt của mình xong thôi, cũng không tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn hay tìm cách nâng cao kiến thức của mình. Và đó là lý do mình viết ra. Bài viết này chỉ là quan điểm cá nhân của mình, một người ở thế hệ sau, cũng chưa hiểu hết về forum nhưng chứng kiến sự dần đi xuống của forums nên cũng băn khoăn thắc mắc. Quan điểm này của mình có thể đúng, có thể sai hoặc có thể chẳng có ý nghĩa gì với người khác. Ko sao cả, mình chỉ đơn giản là viết ra ý kiến của mình thôi ^^
Sửa lần cuối: