Thuế doanh nghiệp mùa Covid

T

trongan1012

Sơ cấp
19/8/21
7
1
3
24

Thuế doanh nghiệp mùa Covid​

Cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người kinh doanh bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đặc biệt là những địa bàn đang phải giãn cách xã hội hoặc là bị phong tỏa, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh phải tạm ngưng hoạt động.

Tiểu thương liệu có được giảm thuế?​

Chị Trần Thị Xuân Thảo, là một tiểu thương chuyên kinh doanh mặt hàng thực phẩm khô tại chợ Tân Định (Quận 1, TP.HCM), cho rằng: Việc kinh doanh thời gian gần đây vô cùng ế ẩm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát trở lại. Khi chưa có dịch, doanh thu của cửa hàng đều đều mỗi ngày từ 5 - 6 triệu đồng do có nhiều khách nước ngoài mua làm quà. Từ lúc có dịch, doanh thu cửa hàng giảm dần nhưng chưa vẫn chưa có đợt nào ế như đợt dịch này.

"Như hôm nay, tôi dọn hàng từ sáng sớm mà đến trưa chỉ mới bán được hơn 100.000 đồng. Do đó, tôi cũng không còn dám mướn người thuê như trước nữa" - chị Xuân Thảo nói. Đồng thời, chị cũng cho biết: Mọi người rất mong được giảm thuế cũng như tiền hoa chi vì mức thuế khoán 1 tháng rơi vào khoảng 700.000 đồng, hoa chi hơn 3 triệu, chưa kể đến các khoản khác như tiền vệ sinh, tiền điện...

Tương tự với hoàn cảnh của chị Thảo, chị Thủy - bán đồ ăn tối tại quận Phú Nhuận - cho hay: Doanh thu cửa hàng này đợt này giảm hẳn do quy định cấm tập trung đông người kể bắt đầu khi dịch tái bùng phát. Ban đầu là do không được tập trung cùng lúc 30 người, sau đó giảm dần còn 20 người, rồi 10 người. Đỉnh điểm là một tuần nay chị phải nghỉ bán hàng vì đặc thù món chỉ ăn tại chỗ chứ ít người mua về, trong khi TP lại không cho bán hàng ăn tại chỗ để chống dịch.

"Tình hình này có khi sẽ phải nghỉ thêm 1 - 2 tuần nữa, mà tôi không biết liệu có được giảm thuế hay hỗ trợ gì không?", chị Thủy băn khoăn. Chủ một vài quán cà phê tại quận Bình Thạnh cho biết: Quán mới mở vài tháng, bắt đầu có khách đều đặn nhưng lại phải đóng cửa để chống dịch. TP.HCM mới giãn cách được 1 tuần nhưng quán đã đóng trước đó hơn 1 tuần. Như vậy, quán phải nghỉ ít nhất 3 tuần của tháng 5, đồng nghĩa với việc doanh thu bằng 0 nhưng vẫn chưa nghe thuế thông báo giảm.

Anh Mai Văn Bảo là chủ tiệm cắt tóc tiệm Gia Bảo trên phố Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội), cũng lo lắng chưa biết khi nào mới được mở cửa trở lại, trong khi đã sắp đến lịch đóng 6 tháng tiền thuê mặt bằng nhưng vẫn không biết lấy nguồn đâu để nộp.

"Để phòng dịch, cửa hàng chúng tôi phải đóng cửa nhưng tiền nhà vẫn phải nộp. Giá thuê mặt bằng là 10 triệu đồng mỗi tháng. Tôi chưa biết có nên xoay xở để đóng tiếp không hay tạm bỏ nghề", anh Bảo băn khoăn.

Tìm hiểu thêm: Luật doanh nghiệp mới nhất 2021
cac-loai-thue-doanh-nghiep-tai-viet-nam.jpg

Cần giảm thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp​

Để tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng cục Thuế cho biết: Ngành thuế hiện đang thực hiện gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất năm 2021 cho các doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh. Số tiền thuế và tiền thuê đất sẽ được gia hạn cho những đối tượng được hưởng chính sách này là 115.000 tỉ đồng.

Ông Đường Trọng Khang, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết: Chính sách gia hạn thuế cũng hỗ trợ cho người kinh doanh có thêm nguồn vốn để có thể cầm cự hoặc đầu tư trong giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ chỉ cho doanh nghiệp được chậm nộp thuế trong vòng mấy tháng, còn đến cuối năm thì sẽ phải nộp đủ toàn bộ tiền thuế được gia hạn vào ngân sách.

Do đó, để có thể tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách cần phải mạnh mẽ hơn, ví dụ như tiếp tục giảm 30 - 50% tiền thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2021 như đã áp dụng với năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm: Đăng ký nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần xem xét gia hạn thêm thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở khâu nhập khẩu, chứ không phải chỉ gia hạn tiền thuế GTGT ở khâu nội địa. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn lực để tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cùng với việc ủng hộ đề xuất gia hạn tiền thuế giá trị gia tăng ở các khâu nhập khẩu, ông Ngô Xuân Tòng - cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã đề nghị: Để không bị thất thoát ra ngoài hay trốn thuế, cần có bảo lãnh từ phía ngân hàng. Trường hợp nhà nhập khẩu nếu như không nộp số tiền thuế GTGT được gia hạn, ngân hàng bảo lãnh sẽ phải nộp thay.

Với chính sách giảm 30% tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào năm 2020 cho các doanh nghiệp có doanh thu không quá 200 tỉ đồng, một chuyên gia ngành thuế cho rằng: Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cho thấy chưa đến 30% doanh nghiệp được hưởng chính sách này bởi vì nhiều doanh nghiệp làm gì có lợi nhuận để mà nộp thuế. Vì vậy, những doanh nghiệp được giảm 30% tiền thuế vào năm 2020 đều là doanh nghiệp có lãi. Trong khi đó, doanh nghiệp thua lỗ đều phải tạm dừng hoạt động lại không được cứu kịp thời.

Để tháo gỡ những khó khăn đó cho các đối tượng doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh, đặc biệt là những đơn vị nằm ở vùng tâm dịch, theo vị này: Cần có các chính sách đặc biệt để có thể hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, giảm tiền thuế đất, miễn giảm thuế chứ không phải chỉ dừng lại ở việc gia hạn.

"Ngoài việc nộp thuế, doanh nghiệp hoạt động còn tạo công ăn việc làm cho những đối tượng lao động và giúp ổn định xã hội. Cứu doanh nghiệp chính là sự chia sẻ, hỗ trợ người lao động. Như vậy thì mới đúng là khoan thư sức dân", vị này nói.

Xem thêm: đăng ký mã số thuế doanh nghiệp
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA