Xử lý thuế suất VAT đối với hàng tồn kho thế nào?

  • Thread starter Webketoan Hub
  • Ngày gửi
Webketoan Hub

Webketoan Hub

Dịch vụ & Đào tạo kế toán
13/2/21
965
126
43
webketoan.com.vn
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT hay VAT) mặc dù đã áp dụng từ ngày 01/02/2022 nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp, người bán hàng vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc khi xuất hoá đơn GTGT. Một trong số đó là doanh nghiệp có hàng tồn khi mua xuất VAT 10% nay được giảm còn 8% thì thực hiện thế nào?

Thuế suất VAT hàng tồn kho được xác định thế nào?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng nêu rõ:


Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Như vậy, về bản chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu, thuế này được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ và do người tiêu dùng cuối cùng trả khi mua, sử dụng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đó. Đồng nghĩa, doanh nghiệp hay người bán hàng chỉ nộp thuế GTGT thay cho người tiêu dùng.

Khi hàng hoá được mua với thuế VAT đầu vào 10% thì trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT.

Tương tự, khi mặt hàng, dịch vụ được giảm thuế còn 8% thì khi xuất hoá đơn, người phải nộp thuế 8% là người tiêu dùng cuối cùng mà không phải doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có vai trò là người nộp thuế thay cho người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước.

Như vậy, với một số mặt hàng tồn kho, mặc dù thuế VAT đầu vào doanh nghiệp, người bán hàng đã phải mua với hoá đơn GTGT 10% nhưng thuế suất này đã được khấu trừ, hoàn thuế. Do đó, khi đầu ra chỉ xuất hoá đơn VAT 8% thì không ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, người bán hàng đó.

Do đó, nếu mặt hàng, dịch vụ của doanh nghiệp, người bán hàng thuộc diện được giảm trừ thuế VAT xuống còn 8% thì dù hàng tồn kho khi mua đầu vào chịu thuế GTGT 10%, người bán hàng, doanh nghiệp vẫn phải xuất hoá đơn VAT 8% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Được giảm thuế còn 8% nhưng lỡ xuất 10% thì xử lý thế nào?

Bởi một trong những vướng mắc nêu trên, khá nhiều doanh nghiệp, người bán hàng đã xác định sai mặt hàng, dịch vụ được áp dụng thuế 8% và xuất nhầm thuế suất 10%. Vậy trong trường hợp đó, phải xử lý thế nào?

Theo đó, khoản 5 Điều 1 Nghị định 15 quy định:

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Theo quy định này, nếu doanh nghiệp, người bán hàng đã lỡ xuất hoá đơn với mức 10% thì có thể thực hiện một trong hai cách sau đây:

- Lập biên bản ghi rõ sai sót.

- Có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.

Đồng thời, người bán phải lập hoá đơn điều chỉnh sai sót, giao cho người mua. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán điều chỉnh thuế đầu ra đồng thời người mua điều chỉnh thuế đầu vào.

Như vậy, khi lỡ xuất nhầm hoá đơn, để không bị phạt về hành vi trốn thuế, người bán hàng hoặc các doanh nghiệp cần lập biên bản/thoả thuận ghi rõ sai sót và lập hoá đơn điều chỉnh theo mức thuế suất đúng theo quy định.

Nguồn: LuatVietnam.vn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Similar threads

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA