Phần mềm BRAVO
Đối tác đồng hành
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều phần mềm quản lý công việc dành cho doanh nghiệp. Trong đó, có một số cái tên nổi bật nhất là Asana, Microsoft Planner, Trello, Wrike,... Tuy nhiên, để doanh nghiệp có thể lựa chọn được giải pháp tốt nhất thì cần theo dõi các tiêu chí dưới đây.
1. Phần mềm quản lý công việc - Asana
Trong những năm gần đây, Asana đang được đánh giá là phần mềm quản lý dự án tốt nhất. Asana giúp nhà quản trị có thể theo dõi dự án, công việc trên một giao diện đơn giản. Hay nhà quản trị có thể kiểm soát các đầu mục chi tiết trong dự án hoặc theo dõi công việc linh hoạt thông qua bảng Kanban, To-do-list,... Có thể nói, đây là một phần mềm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu mà các quản lý muốn kiểm soát khối lượng và tiến độ công việc của một doanh nghiệp.
Một số ưu và nhược điểm của phần mềm Asana:
Ưu điểm:
Sở hữu đầy đủ tính năng: Nhà quản trị có thể tạo công việc, giao việc, sắp xếp thứ tự ưu tiên, nhận xét và thảo luận công việc,... Đặc biệt, Asana có tính năng liên kết một nhiệm vụ với nhiều dự án mà không cần sao chép. Ngoài ra, phần mềm này còn giúp nhà quản trị có thể tích hợp với Slack, DropBox, Github,...
Hỗ trợ lập kế hoạch - Theo dõi trạng thái: Asana giúp nhà quản trị có một cái nhìn tổng quan về dự án thông qua tính năng Timeline. Và nhà quản trị có thể tích hợp Asana với Instagantt (miễn phí) để theo dõi được tiến độ một cách trực quan hơn.
Báo cáo: Hiện nay với phiên bản miễn phí, doanh nghiệp có thể lập báo cáo theo biểu đồ tiến độ (progress report) trên Asana. Còn các báo cáo chuyên sâu và chi tiết hơn sẽ được mở rộng ở phiên bản trả phí.
Tính năng phân quyền riêng tư hoặc công khai theo dự án và nhiệm vụ.
Nhược điểm:
Giới hạn người dùng: Với bản miễn phí, phần mềm chỉ hỗ trợ người sử dụng tối đa là 15 thành viên.
Chi phí sử dụng: Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thêm một số tính năng như tùy chỉnh cho dự án, báo cáo nâng cao, thiết lập quyền riêng tư cho dự án,... Hay mở thêm số lượng người sử dụng thì doanh nghiệp cần dùng bản nâng cấp với chi phí 9,99$/người dùng/tháng. Vì vậy, để sở hữu trọn vẹn các tính năng của phần mềm thì doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản chi phí khá cao.
2. Phần mềm Microsoft Planner
Microsoft Planner được biết đến là một hệ thống phần mềm giúp nhà quản trị quản lý các công việc thông qua bảng Kanban. Đây là một giải pháp hữu ích dành cho các đội nhóm làm việc, dự án hoặc những người làm việc từ xa. Từ đó có thể phân công, quản lý và kiểm soát mọi công việc của nhân viên.
Một số ưu và nhược điểm của Microsoft Planner:
Ưu điểm:
Cho phép tích hợp với các dịch vụ khác của Microsoft như Office 365 Groups, Outlook, OneNote,... Từ đó người dùng có thể dễ dàng sử dụng hoặc chia sẻ các tập tin Word, PowerPoint, Excel,...
Tính bảo mật cao.
Tích hợp cửa sổ nhiệm vụ minh bạch và đầy đủ mọi thông tin.
Nhược điểm:
Chi phí sử dụng khá cao, doanh nghiệp có thể đăng ký dùng thử miễn phí. Tuy nhiên để có đầy đủ các tính năng trong phần mềm, doanh nghiệp cần chi trả các gói như:
Gói chuyên nghiệp: 99$/ tháng cho 1 người dùng.
Gói kinh doanh: 300$/ tháng cho 10 người dùng.
Gói doanh nghiệp: 2000$/ tháng cho 1000 người dùng.
3. Phần mềm quản lý công việc - Trello
Trello được biết là phần mềm quản lý dự án dựa trên bảng Kanban, phần mềm này hiện đang được các chủ doanh nghiệp Việt Nam tin dùng rộng rãi. Với phần mềm này, các chủ doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan cục diện dựa trên các bảng thông tin trên giao diện phần mềm. Nhờ vào phần thiết kế tối giản, cách thức sử dụng vô cùng đơn giản sẽ giúp cho người dùng dễ dàng thao tác công việc ngay trên phần mềm. Đặc biệt, người dùng có thể phân chia công việc và theo dõi tiến độ công việc,... chỉ với một thao tác kéo thả vô cùng đơn giản.
Ưu điểm:
Phần mềm dễ sử dụng, người dùng dễ dàng thao tác nghiệp vụ.
Giao diện tích hợp nhiều tính năng, được so sánh giống như các tờ giấy note.
Nhược điểm:
Phần mềm Trello chỉ áp dụng cho teamwork nên không hỗ trợ các tính năng như:
Không có chat nhóm.
Không hỗ trợ phân cấp thành viên quản trị.
Không có báo cáo công việc.
Quản lý thời gian không hiệu quả.
Chi phí sử dụng phần mềm Trello được chia theo các gói dịch vụ như sau:
Gói Standard: 5$/ tháng/ người dùng.
Gói Premium: 10$/ tháng/ người dùng.
Gói Enterprise: 17,50$/ tháng/ người dùng.
4. Phần mềm Wrike
Ngoài các phần mềm như Trello, Asana thì Wrike cũng được đánh giá là một giải pháp quản lý dự án hiệu quả. Nếu như ở phần mềm Asana giúp người dùng có thể làm việc không cần email thì trong phần mềm Wrike lại không chỉ email mà còn gần như hầu hết các công cụ khác.
Một số ưu và nhược điểm của phần mềm Wrike:
Ưu điểm:
Tính năng cộng tác: Hỗ trợ giao việc, phân việc, tag tên, liên kết một nhóm nhiệm vụ trên dự án,...
Tạo công việc trực tiếp qua email chỉ với một cú nhấp chuột.
Hỗ trợ quản lý thời gian trên từng đầu việc.
Báo cáo realtime
Cho phép phân quyền sử dụng cơ bản (ở bản miễn phí).
Nhược điểm:
Chi phí sử dụng cao, với bản miễn phí, người dùng sẽ có 5 tài khoản để sử dụng cùng một số tính năng cơ bản trên phần mềm.
Hiện nay, phẩn mềm Wrike có một số gói chi phí như sau:
Gói Professional: 9.8$/ tháng/ người dùng (dành cho nhóm 5 - 15 người).
Gói Business: 24.8$/ tháng/ người dùng.
Nguồn: bravo.com.vn
1. Phần mềm quản lý công việc - Asana
Trong những năm gần đây, Asana đang được đánh giá là phần mềm quản lý dự án tốt nhất. Asana giúp nhà quản trị có thể theo dõi dự án, công việc trên một giao diện đơn giản. Hay nhà quản trị có thể kiểm soát các đầu mục chi tiết trong dự án hoặc theo dõi công việc linh hoạt thông qua bảng Kanban, To-do-list,... Có thể nói, đây là một phần mềm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu mà các quản lý muốn kiểm soát khối lượng và tiến độ công việc của một doanh nghiệp.
Một số ưu và nhược điểm của phần mềm Asana:
Ưu điểm:
Sở hữu đầy đủ tính năng: Nhà quản trị có thể tạo công việc, giao việc, sắp xếp thứ tự ưu tiên, nhận xét và thảo luận công việc,... Đặc biệt, Asana có tính năng liên kết một nhiệm vụ với nhiều dự án mà không cần sao chép. Ngoài ra, phần mềm này còn giúp nhà quản trị có thể tích hợp với Slack, DropBox, Github,...
Hỗ trợ lập kế hoạch - Theo dõi trạng thái: Asana giúp nhà quản trị có một cái nhìn tổng quan về dự án thông qua tính năng Timeline. Và nhà quản trị có thể tích hợp Asana với Instagantt (miễn phí) để theo dõi được tiến độ một cách trực quan hơn.
Báo cáo: Hiện nay với phiên bản miễn phí, doanh nghiệp có thể lập báo cáo theo biểu đồ tiến độ (progress report) trên Asana. Còn các báo cáo chuyên sâu và chi tiết hơn sẽ được mở rộng ở phiên bản trả phí.
Tính năng phân quyền riêng tư hoặc công khai theo dự án và nhiệm vụ.
Nhược điểm:
Giới hạn người dùng: Với bản miễn phí, phần mềm chỉ hỗ trợ người sử dụng tối đa là 15 thành viên.
Chi phí sử dụng: Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thêm một số tính năng như tùy chỉnh cho dự án, báo cáo nâng cao, thiết lập quyền riêng tư cho dự án,... Hay mở thêm số lượng người sử dụng thì doanh nghiệp cần dùng bản nâng cấp với chi phí 9,99$/người dùng/tháng. Vì vậy, để sở hữu trọn vẹn các tính năng của phần mềm thì doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản chi phí khá cao.
2. Phần mềm Microsoft Planner
Microsoft Planner được biết đến là một hệ thống phần mềm giúp nhà quản trị quản lý các công việc thông qua bảng Kanban. Đây là một giải pháp hữu ích dành cho các đội nhóm làm việc, dự án hoặc những người làm việc từ xa. Từ đó có thể phân công, quản lý và kiểm soát mọi công việc của nhân viên.
Một số ưu và nhược điểm của Microsoft Planner:
Ưu điểm:
Cho phép tích hợp với các dịch vụ khác của Microsoft như Office 365 Groups, Outlook, OneNote,... Từ đó người dùng có thể dễ dàng sử dụng hoặc chia sẻ các tập tin Word, PowerPoint, Excel,...
Tính bảo mật cao.
Tích hợp cửa sổ nhiệm vụ minh bạch và đầy đủ mọi thông tin.
Nhược điểm:
Chi phí sử dụng khá cao, doanh nghiệp có thể đăng ký dùng thử miễn phí. Tuy nhiên để có đầy đủ các tính năng trong phần mềm, doanh nghiệp cần chi trả các gói như:
Gói chuyên nghiệp: 99$/ tháng cho 1 người dùng.
Gói kinh doanh: 300$/ tháng cho 10 người dùng.
Gói doanh nghiệp: 2000$/ tháng cho 1000 người dùng.
3. Phần mềm quản lý công việc - Trello
Trello được biết là phần mềm quản lý dự án dựa trên bảng Kanban, phần mềm này hiện đang được các chủ doanh nghiệp Việt Nam tin dùng rộng rãi. Với phần mềm này, các chủ doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan cục diện dựa trên các bảng thông tin trên giao diện phần mềm. Nhờ vào phần thiết kế tối giản, cách thức sử dụng vô cùng đơn giản sẽ giúp cho người dùng dễ dàng thao tác công việc ngay trên phần mềm. Đặc biệt, người dùng có thể phân chia công việc và theo dõi tiến độ công việc,... chỉ với một thao tác kéo thả vô cùng đơn giản.
Ưu điểm:
Phần mềm dễ sử dụng, người dùng dễ dàng thao tác nghiệp vụ.
Giao diện tích hợp nhiều tính năng, được so sánh giống như các tờ giấy note.
Nhược điểm:
Phần mềm Trello chỉ áp dụng cho teamwork nên không hỗ trợ các tính năng như:
Không có chat nhóm.
Không hỗ trợ phân cấp thành viên quản trị.
Không có báo cáo công việc.
Quản lý thời gian không hiệu quả.
Chi phí sử dụng phần mềm Trello được chia theo các gói dịch vụ như sau:
Gói Standard: 5$/ tháng/ người dùng.
Gói Premium: 10$/ tháng/ người dùng.
Gói Enterprise: 17,50$/ tháng/ người dùng.
4. Phần mềm Wrike
Ngoài các phần mềm như Trello, Asana thì Wrike cũng được đánh giá là một giải pháp quản lý dự án hiệu quả. Nếu như ở phần mềm Asana giúp người dùng có thể làm việc không cần email thì trong phần mềm Wrike lại không chỉ email mà còn gần như hầu hết các công cụ khác.
Một số ưu và nhược điểm của phần mềm Wrike:
Ưu điểm:
Tính năng cộng tác: Hỗ trợ giao việc, phân việc, tag tên, liên kết một nhóm nhiệm vụ trên dự án,...
Tạo công việc trực tiếp qua email chỉ với một cú nhấp chuột.
Hỗ trợ quản lý thời gian trên từng đầu việc.
Báo cáo realtime
Cho phép phân quyền sử dụng cơ bản (ở bản miễn phí).
Nhược điểm:
Chi phí sử dụng cao, với bản miễn phí, người dùng sẽ có 5 tài khoản để sử dụng cùng một số tính năng cơ bản trên phần mềm.
Hiện nay, phẩn mềm Wrike có một số gói chi phí như sau:
Gói Professional: 9.8$/ tháng/ người dùng (dành cho nhóm 5 - 15 người).
Gói Business: 24.8$/ tháng/ người dùng.
Nguồn: bravo.com.vn