Phần mềm BRAVO
Đối tác đồng hành
Kết quả thống kê đến thời điểm tháng 4/2018 của IFRS.org cho thấy có 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bắt buộc sử dụng chuẩn mực IFRS. Đạt tỷ lệ 87% số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong có chỉ có 7 quốc gia, bao gồm Việt Nam vẫn sử dụng chuẩn mực kế toán riêng. Số lượng còn lại phần lớn đều đã cho phép và đang trong lộ trình triển khai áp dụng.
Đến thời điểm hiện tại năm 2022, Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp tự nguyện triển khai thực hiện các báo cáo tài chính riêng theo chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS. Việc áp dụng IFRS là xu hướng tất yếu của mục tiêu hội nhập và phát triển nền kinh tế, bởi vậy các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng nắm bắt thông tin về chuẩn mực kế toán quốc tế để có thể kịp thời áp dụng.
1. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) là gì?
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) là một tiêu chuẩn kế toán chung áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Đây là sự thay đổi quan trọng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính nhằm mang đến sự đồng bộ, thuận tiện cho việc lưu hành ở tất cả các quốc gia.
2. Lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS
Bởi những lợi ích to lớn mà IFRS mang lại, nhiều quốc gia đã tiến hành triển khai và áp dụng. Hình thức này không chỉ mang tới giá trị cho người làm kế toán, cho doanh nghiệp mà mang tới lợi ích cho cả nền kinh tế của một quốc gia.
Trở thành “ngôn ngữ” chung của quá trình hội nhập hóa toán cầu.
Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) sẽ tạo cơ hội thu hút lớn đối với nhà đầu tư ngoài. Bởi đây là một công cụ minh bạch và rõ ràng giúp mọi đối tượng liên quan tới doanh nghiệp đều có thể theo dõi và cập nhật thông tin tài chính một cách chính xác. Các rào cản về vị trí địa lý, ngôn ngữ, báo cáo tài chính doanh nghiệp, sẽ được xóa bỏ hoàn toàn trong việc hợp tác đa phương.
Là một công cụ xây dựng khuôn khổ pháp lý theo chuẩn quốc tế
Việc áp dụng IFRS sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trên thị trường tài chính quốc tế. Đó là cơ sở cho việc ban hành những khuôn khổ pháp lý phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế về các loại công cụ tài chính, tài sản, nợ phải trả, …
Nâng cao tính minh bạch và trung thực của Báo cáo tài chính (BCTC)
Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS yêu cầu các nội dung ghi nhận và trình bày theo bản chất vấn đề hơn là hình thức. Vì vậy tính minh bạch và chính xác của BCTC được nâng lên. Nội dung về rủi ro của doanh nghiệp, IFRS yêu cầu trình bày một cách đầy toàn diện về rủi ro kinh doanh, rủi ro tín dụng, rủi ro chính sách. Nhiều mô hình tài chính được yêu cầu áp dụng trong việc xác định giá trị tài sản và nợ phải trả. Bởi vậy các nhà đầu tư, nhà cung cấp cũng có những thông tin đầy đủ hơn trong việc đưa ra các quyết định và chiến lược phù hợp với doanh nghiệp.
3. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam
Thông qua Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được đi theo lộ trình gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị: thời gian từ năm 2019 – 2021
Bộ Tài chính có vai trò quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Các công việc cần thiết phải triển khai bao gồm: Công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt; Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các tài liệu hướng dẫn áp dụng IFRS
Giai đoạn thử nghiệm: Thời gian từ năm 2022 – 2025
Một số Doanh nghiệp, Tập đoàn lớn trực thuộc sự quản lý nhà nước sẽ được Bộ Tài chính lựa chọn thí điểm áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế hợp nhất theo IFRS. Các doanh nghiệp FDI được tự nguyện áp dụng IFRS cho Báo cáo tài chính và phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Giai đoạn bắt buộc áp dụng IFRS: Thời gian từ sau năm 2025
Như vậy theo chính sách hiện hành, toàn bộ các doanh nghiệp thực hiện niêm yết, các công ty đại chúng đến thời điểm năm 2025 sẽ phải áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS theo hình thức bắt buộc.
4. Những vấn đề cần lưu ý dành cho doanh nghiệp khi áp dụng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IFRS)
Biết rằng việc áp dụng IFRS sẽ mang lại nhiều giá trị lợi ích, tuy nhiên để việc triển khai thực hiện được thuận lợi doanh nghiệp vẫn cần lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây.
Cân nhắc về chi phí:
Việc đầu tư về tài chính, thời gian, công sức là tất cả các chi phí mà doanh nghiệp cần phải sẵn sàng chi trả khi có kế hoạch chuyển đổi và vận hành cơ chế quản lý Tài chính – Kế toán của mình theo tiêu chuẩn quốc tế. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào năng lực hiện tại của doanh nghiệp. Nếu năng lực càng kém xa với mức tiêu chuẩn cần thiết thì chi phí đầu tư của việc chuyển đổi càng lớn.
Các thay đổi về nội dung chuyên môn nghiệp vụ
Một số giao dịch được hạch toán và phản ánh trên BCTC được xác định bằng những phương phác khác mà không phải là phương pháp giá gốc. Bởi vậy khi áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) sẽ có sự chênh lệch giữa số liệu hạch toán và số liệu của cơ quan thuế theo phương pháp giá gốc. Doanh nghiệp sẽ phải duy trì song song sổ sách kế toán hạch toán theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế và sổ phụ kế toán để theo dõi cơ sở tính thuế của cơ quan thuế trong các tình huống phát sinh chênh lệch.
Thay đổi các điều khoản trên hợp đồng kinh tế để phù hợp với các quy định về pháp lý liên quan tới Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS).
IFRS yêu cầu minh bạch và đầy đủ về các thông tin. Vì vậy doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn sàng để tuân thủ về việc cung cấp. Bộ phận kế toán đóng vai trò trung tâm của nguồn dữ liệu và phối hợp chặt chẽ cùng các phòng ban khác để có thể thu thập được thông tin một cách đầy đủ.
Lập kế hoạch và xác định kỳ báo cáo đầu tiên
Điều kiện để được áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) là doanh nghiệp sẽ phải công bố thông tin Tài chính minh bạch trong các năm trước đó. Bởi vậy việc xác định đâu là kỳ báo cáo đầu tiên để áp dụng IFRS cũng là một quyết định quan trọng.
Xây dựng quy trình chuyển đổi dữ liệu từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam sang Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS)
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) là một phạm trù nội dung hoàn toàn mới tại Việt Nam, bởi vậy việc chuyển đổi dữ liệu khi thực hiện cần phải có quy trình chuẩn xác nếu không sẽ gây nên tình trạng dữ liệu bị xáo trộn. Để có thể xây dựng được một quy trình tối ưu, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án thuê các chuyên gia về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) để họ trợ giúp tư vấn thực hiện.
Nâng cao hiểu biết về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) cho các Nhân sự liên quan:
Cải thiện trình độ chuyên môn của các nhân sự phụ trách Tài chính – Kế toán bằng những khóa đào tạo trực tiếp liên quan tới Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) là một điều cần thiết trong kế hoạch chuyển đổi của các doanh nghiệp.
Đến thời điểm hiện tại năm 2022, Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp tự nguyện triển khai thực hiện các báo cáo tài chính riêng theo chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS. Việc áp dụng IFRS là xu hướng tất yếu của mục tiêu hội nhập và phát triển nền kinh tế, bởi vậy các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng nắm bắt thông tin về chuẩn mực kế toán quốc tế để có thể kịp thời áp dụng.
1. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) là gì?
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) là một tiêu chuẩn kế toán chung áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Đây là sự thay đổi quan trọng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính nhằm mang đến sự đồng bộ, thuận tiện cho việc lưu hành ở tất cả các quốc gia.
2. Lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS
Bởi những lợi ích to lớn mà IFRS mang lại, nhiều quốc gia đã tiến hành triển khai và áp dụng. Hình thức này không chỉ mang tới giá trị cho người làm kế toán, cho doanh nghiệp mà mang tới lợi ích cho cả nền kinh tế của một quốc gia.
Trở thành “ngôn ngữ” chung của quá trình hội nhập hóa toán cầu.
Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) sẽ tạo cơ hội thu hút lớn đối với nhà đầu tư ngoài. Bởi đây là một công cụ minh bạch và rõ ràng giúp mọi đối tượng liên quan tới doanh nghiệp đều có thể theo dõi và cập nhật thông tin tài chính một cách chính xác. Các rào cản về vị trí địa lý, ngôn ngữ, báo cáo tài chính doanh nghiệp, sẽ được xóa bỏ hoàn toàn trong việc hợp tác đa phương.
Là một công cụ xây dựng khuôn khổ pháp lý theo chuẩn quốc tế
Việc áp dụng IFRS sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trên thị trường tài chính quốc tế. Đó là cơ sở cho việc ban hành những khuôn khổ pháp lý phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế về các loại công cụ tài chính, tài sản, nợ phải trả, …
Nâng cao tính minh bạch và trung thực của Báo cáo tài chính (BCTC)
Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS yêu cầu các nội dung ghi nhận và trình bày theo bản chất vấn đề hơn là hình thức. Vì vậy tính minh bạch và chính xác của BCTC được nâng lên. Nội dung về rủi ro của doanh nghiệp, IFRS yêu cầu trình bày một cách đầy toàn diện về rủi ro kinh doanh, rủi ro tín dụng, rủi ro chính sách. Nhiều mô hình tài chính được yêu cầu áp dụng trong việc xác định giá trị tài sản và nợ phải trả. Bởi vậy các nhà đầu tư, nhà cung cấp cũng có những thông tin đầy đủ hơn trong việc đưa ra các quyết định và chiến lược phù hợp với doanh nghiệp.
3. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam
Thông qua Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được đi theo lộ trình gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị: thời gian từ năm 2019 – 2021
Bộ Tài chính có vai trò quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Các công việc cần thiết phải triển khai bao gồm: Công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt; Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các tài liệu hướng dẫn áp dụng IFRS
Giai đoạn thử nghiệm: Thời gian từ năm 2022 – 2025
Một số Doanh nghiệp, Tập đoàn lớn trực thuộc sự quản lý nhà nước sẽ được Bộ Tài chính lựa chọn thí điểm áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế hợp nhất theo IFRS. Các doanh nghiệp FDI được tự nguyện áp dụng IFRS cho Báo cáo tài chính và phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Giai đoạn bắt buộc áp dụng IFRS: Thời gian từ sau năm 2025
Như vậy theo chính sách hiện hành, toàn bộ các doanh nghiệp thực hiện niêm yết, các công ty đại chúng đến thời điểm năm 2025 sẽ phải áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS theo hình thức bắt buộc.
4. Những vấn đề cần lưu ý dành cho doanh nghiệp khi áp dụng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IFRS)
Biết rằng việc áp dụng IFRS sẽ mang lại nhiều giá trị lợi ích, tuy nhiên để việc triển khai thực hiện được thuận lợi doanh nghiệp vẫn cần lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây.
Cân nhắc về chi phí:
Việc đầu tư về tài chính, thời gian, công sức là tất cả các chi phí mà doanh nghiệp cần phải sẵn sàng chi trả khi có kế hoạch chuyển đổi và vận hành cơ chế quản lý Tài chính – Kế toán của mình theo tiêu chuẩn quốc tế. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào năng lực hiện tại của doanh nghiệp. Nếu năng lực càng kém xa với mức tiêu chuẩn cần thiết thì chi phí đầu tư của việc chuyển đổi càng lớn.
Các thay đổi về nội dung chuyên môn nghiệp vụ
Một số giao dịch được hạch toán và phản ánh trên BCTC được xác định bằng những phương phác khác mà không phải là phương pháp giá gốc. Bởi vậy khi áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) sẽ có sự chênh lệch giữa số liệu hạch toán và số liệu của cơ quan thuế theo phương pháp giá gốc. Doanh nghiệp sẽ phải duy trì song song sổ sách kế toán hạch toán theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế và sổ phụ kế toán để theo dõi cơ sở tính thuế của cơ quan thuế trong các tình huống phát sinh chênh lệch.
Thay đổi các điều khoản trên hợp đồng kinh tế để phù hợp với các quy định về pháp lý liên quan tới Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS).
IFRS yêu cầu minh bạch và đầy đủ về các thông tin. Vì vậy doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn sàng để tuân thủ về việc cung cấp. Bộ phận kế toán đóng vai trò trung tâm của nguồn dữ liệu và phối hợp chặt chẽ cùng các phòng ban khác để có thể thu thập được thông tin một cách đầy đủ.
Lập kế hoạch và xác định kỳ báo cáo đầu tiên
Điều kiện để được áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) là doanh nghiệp sẽ phải công bố thông tin Tài chính minh bạch trong các năm trước đó. Bởi vậy việc xác định đâu là kỳ báo cáo đầu tiên để áp dụng IFRS cũng là một quyết định quan trọng.
Xây dựng quy trình chuyển đổi dữ liệu từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam sang Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS)
Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) là một phạm trù nội dung hoàn toàn mới tại Việt Nam, bởi vậy việc chuyển đổi dữ liệu khi thực hiện cần phải có quy trình chuẩn xác nếu không sẽ gây nên tình trạng dữ liệu bị xáo trộn. Để có thể xây dựng được một quy trình tối ưu, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án thuê các chuyên gia về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) để họ trợ giúp tư vấn thực hiện.
Nâng cao hiểu biết về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) cho các Nhân sự liên quan:
Cải thiện trình độ chuyên môn của các nhân sự phụ trách Tài chính – Kế toán bằng những khóa đào tạo trực tiếp liên quan tới Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) là một điều cần thiết trong kế hoạch chuyển đổi của các doanh nghiệp.