Hướng dẫn hạch toán kế toán đối với hoạt động kinh doanh mua bán nợ

  • Thread starter Webketoan Hub
  • Ngày gửi
Webketoan Hub

Webketoan Hub

Dịch vụ & Đào tạo kế toán
13/2/21
963
125
43
webketoan.com.vn
Công văn số 8062/BTC-QLKT ngày 15/8/2022 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hạch toán kế toán với hoạt động kinh doanh mua bán nợ.

Công văn hướng dẫn một số quy định liên quan đến việc hạch toán kế toán hoạt động kinh doanh mua bán nợ, bao gồm:

1. Tài khoản hạch toán kế toán khi mua và bán khoản nợ

2. Hạch toán các chi phí phát sinh từ việc mua khoản nợ

3. Trích lập dự phòng cho hoạt động kinh doanh mua bán nợ

4. Hạch toán kế toán khi giảm khoản đầu tư mua nợ

5. Xác định doanh thu, chi phí

Theo đó, tùy mục đích mua lại khoản nợ, doanh nghiệp sẽ hạch toán vào các tài khoản khác nhau. Nếu mua để bán lại thì hạch toán giá trị khoản nợ vào tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh; nếu mua để chờ đến ngày đáo hạn thì hạch toán giá trị khoản nợ vào tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Thông tư 200/2014/TT-BTC).

Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua khoản nợ như phí môi giới, phí giao dịch... được ghi nhận vào giá gốc khoản nợ.

Trường hợp doanh nghiệp mua nợ để chờ đến ngày đáo hạn thì không được trích lập dự phòng tổn thất đầu tư, nếu phát sinh tổn thất (giá trị có thể thu hồi nhỏ hơn giá trị ghi sổ kế toán) thì hạch toán vào chi phí tài chính.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp mua nợ để kinh doanh bán lại và có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá thị trường bị giảm so với giá trị ghi sổ thì được trích lập dự phòng và tính vào chi phí tài chính.

Nguồn: LuatVietnam.net
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA