Chính sách thuế TNCN, TNDN đối với lao động nghỉ không lương/tạm hoãn hợp đồng

  • Thread starter thachphamvt
  • Ngày gửi
T

thachphamvt

Sơ cấp
23/1/15
20
9
3
36
Công ty tôi gặp khó khăn, nên Ban lãnh đạo đưa ra chính sách tạm hoãn hợp đồng lao động và cho nghỉ không lương với 1 số lao động.

1. Trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (ví dụ: tạm hoãn hợp đồng lao động 06 tháng) mà có phát sinh tiền thưởng trong thời gian tạm hoãn hợp đồng là 3 triệu thì lao động bị tạm hoãn này có chịu thuế TNCN 10% hay chịu thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến hay không.?

2. Một số lao động xin nghỉ không lương trên 1 tháng (ví dụ: lao động A xin nghỉ không lương 03 tháng để về quê chăm sóc người thân) mà có phát sinh tiền thưởng trong thời gian nghỉ không lương là 3 triệu thì lao động xin nghỉ không lương này có chịu thuế TNCN 10% hay chịu thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần hay không?.

Tương tự lao động B xin nghỉ không lương 1 tháng đi chữa bệnh thì nếu có phát sinh tiền thưởng từ công ty là 3 tr thì lao động B có chịu thuế TNCN 10% hay lũy tiến từng phần hay không ?.

3. Nếu phát sinh tiền thưởng cho lao động xin nghỉ không lương hay tạm hoãn hợp đồng lao động thì có văn bản nào quy định về chính sách thuế TNCN (thu nhập cá nhân) hay không ?.

Còn về thuế TNDN thì nếu công ty chi thưởng cho lao động trong thời gian nghỉ không lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động thì có được xem là chi phí lương là hợp lệ?.

Xin chân thành cảm ơn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,382
113
50
TP.HCM
Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:
"Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác."

Hiện nay, chưa có văn bản giải thích rõ tạm hoãn hợp đồng là gì. Dù vậy, có thể hiểu hình thức tạm hoãn hợp đồng lao động là việc người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) tạm ngưng công việc theo hợp đồng trong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian đó, NLĐ sẽ trở lại làm việc bình thường - mục đích nhằm giữ chân NLĐ.
Luật thuế TNCN quy định thuế TNCN từ tiền lương tiền công đối với HĐLĐ từ 3 tháng trở lên thì áp biểu thuế luỹ tiến, dưới đó thì theo biểu toàn phần 10%. Quan điểm cá nhân mình thì thu nhập mà DN chi trả cho NLĐ trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ sẽ áp dụng thuế suất TNCN 10%. Tuy nhiên nếu thực sự NLĐ không nhận thu nhập từ nơi nào khác trong niên độ thì cuối năm có thể UQ cho công ty QT thuế thay và có thể sẽ được hoàn lại số thuế này (hoặc họ tự đi QT mà nộp thừa thuế thì cũng được hoàn).

Đối với thuế TNDN, Luật thuế TNDN quy định chi phí thực sự phục vụ cho SXKD thì sẽ được xem là chi phí được trừ. Vậy nên thời gian DN ngừng SX mà có chi trả cho NLĐ thì chi phí này sẽ không được trừ khi tính thuế. Tuy nhiên, nếu khoản chi trả này là khoản tiền lương/thưởng từ khi DN còn hoạt động nhưng chi sau thì vẫn được xem là chi phí được trừ.

Việc NLĐ nghỉ việc không lương và nhận được sự đồng ý của DN thì HĐLĐ được xem là vẫn duy trì nên thuế TNCN vẫn áp theo biểu luỹ tiến.
 
T

thachphamvt

Sơ cấp
23/1/15
20
9
3
36
Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:
"Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác."

Hiện nay, chưa có văn bản giải thích rõ tạm hoãn hợp đồng là gì. Dù vậy, có thể hiểu hình thức tạm hoãn hợp đồng lao động là việc người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) tạm ngưng công việc theo hợp đồng trong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian đó, NLĐ sẽ trở lại làm việc bình thường - mục đích nhằm giữ chân NLĐ.
Luật thuế TNCN quy định thuế TNCN từ tiền lương tiền công đối với HĐLĐ từ 3 tháng trở lên thì áp biểu thuế luỹ tiến, dưới đó thì theo biểu toàn phần 10%. Quan điểm cá nhân mình thì thu nhập mà DN chi trả cho NLĐ trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ sẽ áp dụng thuế suất TNCN 10%. Tuy nhiên nếu thực sự NLĐ không nhận thu nhập từ nơi nào khác trong niên độ thì cuối năm có thể UQ cho công ty QT thuế thay và có thể sẽ được hoàn lại số thuế này (hoặc họ tự đi QT mà nộp thừa thuế thì cũng được hoàn).

Đối với thuế TNDN, Luật thuế TNDN quy định chi phí thực sự phục vụ cho SXKD thì sẽ được xem là chi phí được trừ. Vậy nên thời gian DN ngừng SX mà có chi trả cho NLĐ thì chi phí này sẽ không được trừ khi tính thuế. Tuy nhiên, nếu khoản chi trả này là khoản tiền lương/thưởng từ khi DN còn hoạt động nhưng chi sau thì vẫn được xem là chi phí được trừ.

Việc NLĐ nghỉ việc không lương và nhận được sự đồng ý của DN thì HĐLĐ được xem là vẫn duy trì nên thuế TNCN vẫn áp theo biểu luỹ tiến.
cảm ơn chị Hương đã tư vấn.
 
  • Like
Reactions: Viet Huong

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA