Điều chỉnh giá vốn giữa các kỳ.

  • Thread starter AnhLinh123.1
  • Ngày gửi
A

AnhLinh123.1

Sơ cấp
26/2/24
4
1
3
25
Em chào Anh Chị! Em có thắc mắc cần anh chị giúp đỡ ạ!
Năm 2023 em ghi nhận 1 khoản giá vốn bị sai kỳ (đúng là phải treo TK138 rồi tháng 06/2024 mới được ghi nhận, tuy nhiên đã ghi nhận nhầm trước vào tháng 12/2023), nay tháng 03/2024 em điều chỉnh giảm lại giá vốn của tháng 12/2023 này để tháng 06/2024 em ghi nhận lại cho đúng bản chất, liệu có ảnh hưởng hay vi phạm nguyên tắc/quy định/thông tư gì không ạ?
Tương tự, em có thể điều chỉnh giá vốn giữa các tháng trong năm không ạ?
Em có tìm hiểu thì không thấy nêu điều này, nhờ anh chị xem giúp em có điều chỉnh như thế được không ạ! Em cảm ơn mọi người ạ!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Em chào Anh Chị! Em có thắc mắc cần anh chị giúp đỡ ạ!
Năm 2023 em ghi nhận 1 khoản giá vốn bị sai kỳ (đúng là phải treo TK138 rồi tháng 06/2024 mới được ghi nhận, tuy nhiên đã ghi nhận nhầm trước vào tháng 12/2023), nay tháng 03/2024 em điều chỉnh giảm lại giá vốn của tháng 12/2023 này để tháng 06/2024 em ghi nhận lại cho đúng bản chất, liệu có ảnh hưởng hay vi phạm nguyên tắc/quy định/thông tư gì không ạ?
Tương tự, em có thể điều chỉnh giá vốn giữa các tháng trong năm không ạ?
Em có tìm hiểu thì không thấy nêu điều này, nhờ anh chị xem giúp em có điều chỉnh như thế được không ạ! Em cảm ơn mọi người ạ!
Hiện đang chưa đến thời hạn nộp BCTC và TK QT thuế TNDN của 2023 nên em tranh thủ điều chỉnh đi. Không vi phạm gì hết nhé - đó là quyền lợi của DN.
Chị đang thắc mắc tại sao lại treo TK138?
 
  • Like
Reactions: AnhLinh123.1
A

AnhLinh123.1

Sơ cấp
26/2/24
4
1
3
25
Hiện đang chưa đến thời hạn nộp BCTC và TK QT thuế TNDN của 2023 nên em tranh thủ điều chỉnh đi. Không vi phạm gì hết nhé - đó là quyền lợi của DN.
Chị đang thắc mắc tại sao lại treo TK138?
@Viet Huong
Ah dạ, hàng này nằm trong 1 hợp đồng dịch vụ với Công ty A, bên em thực hiện gia công theo yêu cầu khi đạt chất lượng sẽ xuất bán (trong quá trình gia công hàng vẫn thuộc sở hữu của em).
Tuy nhiên, khi hàng này không đủ tiêu chuẩn thì sẽ đem đi thanh lý, bên A đồng ý hỗ trợ cho em 1 phần tiền của hàng này. Do đó, em đã bẻ giá vốn, 1 phần đưa vào GV-DT bán cho khách mua thanh lý, phần Giá vốn còn lại em treo trên TK138, đến khi xuất Doanh thu cho bên A sẽ ghi nhận Giá vốn để phù hợp với thời điểm ghi nhận DT-GV => chỗ này có bị vướng gì về thuế không chị nhỉ?! vì khi em treo trên TK138 sẽ làm giảm Chi phí trong kỳ đi.
Mục đích em bẻ Giá vốn ra như vậy vì muốn chuyển 1 phần lỗ vào Hợp đồng này (mong muốn theo mặt quản trị)
 
Sửa lần cuối:
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
Ah dạ, hàng này nằm trong 1 hợp đồng dịch vụ với Công ty A, bên em thực hiện gia công theo yêu cầu khi đạt chất lượng sẽ xuất bán (trong quá trình gia công hàng vẫn thuộc sở hữu của em).
Tuy nhiên, khi hàng này không đủ tiêu chuẩn thì sẽ đem đi thanh lý, bên A đồng ý hỗ trợ cho em 1 phần tiền của hàng này. Do đó, em đã bẻ giá vốn, 1 phần đưa vào GV-DT bán cho khách mua thanh lý, phần Giá vốn còn lại em treo trên TK138, đến khi xuất Doanh thu cho bên A sẽ ghi nhận Giá vốn để phù hợp với thời điểm ghi nhận DT-GV => chỗ này có bị vướng gì về thuế không chị nhỉ?! vì khi em treo trên TK138 sẽ làm giảm Chi phí trong kỳ đi.
Mục đích em bẻ Giá vốn ra như vậy vì muốn chuyển 1 phần lỗ vào Hợp đồng này (mong muốn theo mặt quản trị)
Em đang thực hiện sai bản chất của kế toán rồi. Hàng đem đi gia công hạch toán TK154.
Lưu ý: Cần có Biên bản nghiệm thu bàn giao sản phẩm sau GC, trong đó thể hiện rõ chất lượng SP và số lượng SP không đạt chất lượng.

Theo quan điểm của chị, nếu DN có nhiều hoạt động SXKD cùng lúc và muốn theo dõi riêng thì có thể mở tiết khoản 154 dành riêng cho gia công. Sản phẩm hoàn thành TK155 cũng mở tiết khoản riêng để theo dõi SP không đạt chất lượng sau GC.

Khi nhận sản phẩm hoàn thành sau gia công Nợ 155 (tiết khoản tuỳ theo chất lượng SP) / Có 154.

Lúc bán hàng bình thường hay thanh lý thì vẫn ghi
Nợ TK131 / Có TK5111
Nợ 632 / Có TK155 (tiết khoản tuỳ theo chất lượng SP).
Nghiệp vụ bán bán thanh lý ghi phải thu Nợ 131 Cty A. Sau đó bù trừ công nợ phải thu / phải trả công ty A (cần có Biên bản bù trừ công nợ).
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA