Tin tức công nghệ hay

  • Thread starter Phần mềm BRAVO
  • Ngày gửi
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Thương mại di động tại Việt Nam: Xu hướng tất yếu nhưng nhiều thách thức​


Thương mại di động mở ra cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tuy nhiên đây cũng là thị trường cạnh tranh khốc liệt với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ…

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại di động (Mobile Commerce viết tắt là M-Commerce) là việc sử dụng các thiết bị cầm tay không dây như điện thoại di động và máy tính bảng để thực hiện các giao dịch thương mại trực tuyến, bao gồm mua và bán sản phẩm, ngân hàng trực tuyến và thanh toán hóa đơn.

Thang7_26_thuong-mai-di-dong-viet-nam.jpg


Thanh toán di động đã trở thành một phần không thể thiếu của thương mại di động.

M-Commerce trở thành xu hướng chủ đạo

M-Commerce ngày càng được ưa chuộng vì nhiều ưu điểm nổi bật như thiết bị cầm tay dễ mang theo, dễ kết nối, nhiều tiện ích. Với khả năng tiếp cận rộng rãi, thương mại di động được dự đoán không chỉ thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.

Hiện nay, sự phát triển M-Commerce đang được coi là tất yếu của thương mại điện tử và dần trở thành xu hướng chủ đạo tại Việt Nam khi số lượng người sử dụng điện thoại thông minh và internet phát triển mạnh mẽ.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng người dùng điện thoại thông minh nhanh nhất thế giới. Theo báo cáo của We Are Social và Hootsuite, đến năm 2023, Việt Nam có hơn 70 triệu người dùng điện thoại thông minh, chiếm khoảng 70% dân số. Sự phổ biến của internet di động, với các gói cước 3G, 4G và sắp tới là 5G đã thúc đẩy việc sử dụng các ứng dụng mua sắm trực tuyến trên di động.

Các chuyên gia nhận định, những con số trên khẳng định Việt Nam là một quốc gia tiềm năng để phát triển M-Commerce. Trên thực tế, thị trường này thực sự là mảnh đất “màu mỡ” đang được khai thác tích cực bởi nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau, như dịch vụ mua sắm trực tuyến, dịch vụ nhắn tin và dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Nắm bắt được xu hướng tiềm năng này, ngày càng nhiều doanh nghiệp triển khai các ứng dụng thương mại điện tử để phục vụ hoạt động mua sắm của người dùng. Các nền tảng thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki và Tiktok đã đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển ứng dụng di động, với giao diện thân thiện và nhiều tính năng tiện lợi.

Bên cạnh đó, các công nghệ và tính năng mới của thiết bị di động ngày càng được nâng cấp giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm di động, tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Các tính năng như tìm kiếm bằng hình ảnh, mua sắm trực tiếp qua livestream và thanh toán di động mang lại rất nhiều tiện lợi (như ví điện tử như Momo, ZaloPay, và ViettelPay).

Cùng với đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) cũng được sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, đưa ra các gợi ý sản phẩm phù hợp với sở thích và hành vi của người tiêu dùng. Đây đều là những yếu tố quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng, đồng thời tăng cường lòng trung thành với thương hiệu.

Thách thức với doanh nghiệp khi ứng dụng thương mại di động

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những cơ hội này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, cho rằng các doanh nghiệp cần phải đối mặt với những thách thức về cạnh tranh, bảo mật và hạ tầng kỹ thuật.

Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư là một vấn đề quan trọng trong thương mại di động. Các vụ rò rỉ thông tin cá nhân và tấn công mạng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp, các nền tảng thương mại điện tử sẽ cần đầu tư vào các biện pháp bảo mật và tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu khi triển khai ứng dụng thương mại di động.

Mặt khác, yếu tố kỹ thuật cũng là bài toán khi phát triển thương mại di động. Sự đa dạng của các hệ điều hành (iOS, Android, Windows), đa dạng về các dòng thiết bị di động và sự khác biệt về cấu trúc, giao diện người dùng đòi hỏi sự linh hoạt và kiến thức sâu rộng về kỹ thuật.

Ngoài ra, là một số khó khăn về chi phí ảnh hưởng tới việc vận hành website và ứng dụng di động, như chi phí đầu tư cho logistics, chi phí thu hút khách hàng (marketing, khuyến mãi); chi phí vận hành website và ứng dụng di động; chi phí đầu tư cho công nghệ…

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Apple chính thức ra mắt dịch vụ Apple Maps trên nền tảng web​


Apple vừa ra mắt phiên bản beta của dịch vụ bản đồ Apple Maps trên nền tảng web, cho phép người dùng trên toàn thế giới truy cập dịch vụ này trực tiếp từ trình duyệt.
Apple mới đây đã ra mắt phiên bản beta của Apple Maps trên nền tảng web, cho phép người dùng trên toàn thế giới truy cập dịch vụ bản đồ trực tiếp từ trình duyệt. Với phiên bản này, người dùng có thể nhận chỉ đường khi lái xe và đi bộ, tìm kiếm các địa điểm và thông tin hữu ích như ảnh, giờ mở cửa, đánh giá và xếp hạng…
Phiên bản web hiện hỗ trợ tiếng Anh và tương thích với các trình duyệt Safari và Chrome trên Mac và iPad, cũng như Chrome và Edge trên PC chạy Windows. Apple sẽ mở rộng hỗ trợ cho nhiều ngôn ngữ, trình duyệt và nền tảng khác trong tương lai.

Thang7_29_apple-map-web.jpg


Giao diện Apple Maps phiên bản web – Ảnh chụp màn hình

Các tính năng nổi bật:
  1. Chỉ đường: Người dùng có thể nhận chỉ đường chi tiết khi lái xe hoặc đi bộ.
  2. Tìm kiếm địa điểm: Tìm kiếm các địa điểm với thông tin chi tiết như ảnh, giờ mở cửa, đánh giá và xếp hạng.
  3. Đặt đồ ăn: Đặt đồ ăn trực tiếp từ địa điểm của Apple Maps.
  4. Hướng dẫn du lịch: Khám phá những địa điểm ăn uống, mua sắm và tham quan qua các hướng dẫn được chuyên gia lựa chọn.
  5. Nhìn xung quanh: Tính năng “Look Around” cho phép người dùng khám phá các khu vực bằng hình ảnh 3D tương tác (sẽ khả dụng trong những tháng tới).
Các nhà phát triển, bao gồm những người sử dụng MapKit JS, cũng có thể liên kết đến Apple Maps trên web để người dùng của họ có thể nhận chỉ đường, xem thông tin chi tiết về địa điểm và nhiều thông tin khác.
Apple Maps được thiết kế với tính bảo mật và quyền riêng tư làm trọng tâm. Không yêu cầu đăng nhập để sử dụng, và các dữ liệu như thuật ngữ tìm kiếm và thông tin định tuyến không liên kết với danh tính cá nhân của người dùng. Thay vào đó, dữ liệu được liên kết với các định danh ngẫu nhiên và được làm mờ để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Trải nghiệm Apple Maps phiên bản web tại đây.

Xem thêm: Phần mềm kế toán phù hợp với các doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Xác thực sinh trắc học là tương lai của ngành công nghiệp Fintech​


Khi ứng dụng Fintech trở nên phổ biến, mức độ nghiêm trọng của những cuộc tấn công mạng, gian lận và lừa đảo cũng ngày càng tăng. Xác thực sinh trắc học có phải tương lai tiếp theo của ngành công nghệ tài chính…

Thang8_2_sinh-trac-hoc-1.jpg

Nhiều người vẫn lầm tưởng sử dụng ứng dụng công nghệ để giao dịch tài chính sẽ an toàn hơn so với một số giải pháp thanh toán khác. Tuy nhiên, điều này dẫn tới hệ quả là hầu hết chúng ta đều quá phụ thuộc vào thiết bị điện thoại di động. Kẻ xấu có thể nhân cơ hội truy cập và đánh cắp thông tin bên trong thiết bị bất kỳ lúc nào.
Mặc dù mật khẩu (password) mạnh có thể ngăn chặn ý định truy cập trái phép, nhưng phương pháp này dường như không còn an toàn — thông tin ký tự dễ dàng bị rò rỉ hoặc phá vỡ trong các cuộc tấn công an ninh mạng.
Dữ liệu sinh trắc học là tập hợp đặc điểm sinh học, vật lý hoặc hành vi cơ thể của từng cá nhân. Quét vân tay, nhận dạng khuôn mặt, quét mắt và nhận dạng giọng nói là bốn hình thức được ứng dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Trong lĩnh vực fintech, công nghệ này thường được tin dùng vì sự tiện lợi, khả năng bảo mật và tuân thủ.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Trong thời đại kỹ thuật số, sự tiện lợi được đặt lên hàng đầu, người dùng không muốn chờ đợi lâu hơn vài giây khi thực hiện giao dịch. Quá nhiều câu hỏi bảo mật hoặc màn hình hiện thông tin quá dài có thể mang lại cảm giác phiền toái, khiến người dùng rời đi. Đây chính là lúc các tổ chức fintech phải cân nhắc giải pháp thay thế.
Xác thực sinh trắc học rất tiện lợi, giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Người dùng không cần phải nhớ mật khẩu hoặc làm bất cứ thao tác nào để ủy quyền thanh toán, đăng nhập tài khoản và kiểm tra tiền gửi. Công nghệ quét đã được tích hợp vào hầu hết thiết bị di động ngày nay.
Bảo mật tài khoản, phòng ngừa gian lận
Bất kỳ giao dịch trực tuyến nào, dù quy mô nhỏ đến đâu, đều mang tới mức độ rủi ro nhất định đối với người dùng. Bảo mật kém có khả năng cho phép tin tặc truy cập từ xa vào tài khoản ngân hàng và thực hiện chuyển khoản trái phép. Sinh trắc học là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn tình huống này vì hệ thống không thể bị hack, dữ liệu sinh trắc học không thể bị rò rỉ hoặc xâm phạm. Ngay cả khi kẻ xấu có ý định đánh cắp hình ảnh khuôn mặt, thì những cử động cũng không thể làm giả được.
Các công ty phải tuân thủ bảo vệ dữ liệu tài chính của người dùng nếu không muốn đối mặt với hậu quả pháp lý và số tiền phạt khổng lồ. Do đó, việc sở hữu một công cụ hiệu quả ngăn chặn truy cập trái phép là rất cần thiết.
Một số cân nhắc khi triển khai sinh trắc học
Mặc dù việc triển khai xác thực sinh trắc học nhìn chung mang lại nhiều lợi ích, nhưng doanh nghiệp cũng cần xem xét một số cân nhắc để đảm bảo thành công. Quyền riêng tư là một trong những mối quan tâm lớn nhất khiến nhiều quốc gia gần đây phải ban hành cảnh báo về công nghệ này và dữ liệu thu thập liên quan.
Thang8_2_sinh-trac-hoc-2.jpg

Bên cạnh nhiều lợi ích, xác thực sinh trắc học cũng tồn tại một số rủi ro tiềm ẩn
Trong thời đại trí tuệ nhân tạo bùng nổ, việc đánh cắp âm thanh giọng nói hoặc hình ảnh khuôn mặt có thể gây ra tác động nghiêm trọng. Tội phạm mạng từ đó dễ dàng sử dụng mô hình học sâu và tạo ra deepfake mô phỏng hình ảnh hoặc giọng nói vô cùng chân thực cho mục đích xấu.
Vì vậy, bảo mật dữ liệu là vấn đề rất quan trọng. Các tổ chức nên tận dụng mã hóa, biện pháp xác thực và công cụ giám sát mạng khi lưu trữ dấu vân tay, cử chỉ quét mắt, ghi chú giọng nói cũng như bản đồ khuôn mặt của người dùng. Nếu không, tin tặc có thể xâm nhập vào hệ thống lưu trữ và đánh cắp dữ liệu.
Đáng chú ý, đôi lúc công nghệ sinh trắc học cũng bị “vượt mặt” tương đối dễ dàng ngay cả khi không có AI. Nhiều trường hợp phần mềm nhận dạng khuôn mặt đã không phân biệt được những cá nhân có ngoại hình tương tự, ví dụ như các cặp anh chị em sinh đôi. Rõ ràng, ngay cả hệ thống sinh trắc học cũng không hoàn hảo, nhưng hiện tại đây được coi là giải pháp bảo mật tiên tiến và tối ưu nhất dành cho fintech.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Công bố Top 10 Công ty Công nghệ cung cấp giải pháp chuyển đổi số uy tín năm 2024​


Ngày 21/6/2024, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố danh sách Top 10 Công ty Công nghệ uy tín năm 2024. Theo số liệu công bố, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO nằm trong danh sách Top 10 Công ty Công nghệ cung cấp sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số uy tín năm 2024.
Đây là bảng xếp hạng thường niên của Vietnam Report, quy trình đánh giá được triển khai khách quan và độc lập, căn cứ theo kết quả đánh giá năng lực tài chính, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông bằng phương pháp Media Coding, khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan cập nhật đến tháng 5/2024.
Danh sách Top 10 Công ty Công nghệ cung cấp sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số uy tín năm 2024

Thang8_6_VNR_Top-10-Cong-nghe-2024.png


Theo báo cáo được công bố, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO vinh dự thuộc Top 10 Công ty Công nghệ cung cấp sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số uy tín năm 2024. Đây là minh chứng cho chất lượng sản phẩm – dịch vụ mà BRAVO đã và đang cung cấp tới khách hàng trong suốt 25 năm qua.
Thành lập từ năm 1999, trong tầm nhìn trở thành công ty công nghệ hàng đầu cung cấp giải pháp Phần mềm quản trị doanh nghiệp, BRAVO đã không ngừng nỗ lực chú trọng việc đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực chuyên sâu về các công nghệ mới. Các phiên bản sản phẩm liên tục được nâng cấp, phát triển và triển khai tới khách hàng đáp ứng nhu cầu quản trị ngày một khắt khe của các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, có trên 4.400 khách hàng quy mô vừa và lớn trên cả nước thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: sản xuất công nghiệp, xây dựng – bất động sản, thương mại – dịch vụ, tài chính chứng khoán… đang sử dụng Phần mềm BRAVO.

453858451_8316434031754835_3985130653272256032_n.jpg


Ảnh: Đại diện BRAVO tham dự Lễ công bố do Vietnam Report tổ chức

Năm 2024 hứa hẹn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Đây là thời điểm đất nước bước vào giai đoạn phổ cập hạ tầng số toàn diện, đồng thời đánh dấu nhiều bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông, với sự ra đời của nhiều bộ luật mới về điện tử, viễn thông, thương mại hóa 5G, cùng xu hướng phát triển và tích hợp mạnh mẽ của các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), điện toán lượng tử… hay cơ hội nắm bắt và hiện thực hóa giấc mơ bán dẫn của Việt Nam.

Thang8_9_VNR-bao-cao-xu-the-cong-nghe-2024.png


Năm 2024: Chương mới – vận hội mới cho các doanh nghiệp công nghệ Việt

Không nằm ngoài làn sóng đổi mới, doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã và đang tiếp cận với các công nghệ tiên tiến. Năm 2024, BRAVO tiếp tục đặt mục tiêu cao hơn, nỗ lực nghiên cứu những giải pháp hiện đại, ứng dụng AI và phát triển, ra mắt phiên bản mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ trên hành trình tiếp cận và ứng dụng CNTT của cộng đồng doanh nghiệp.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

7 kỹ năng công nghệ cần thiết để đón đầu xu thế vào năm 2024​


Đến năm 2024, công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt. Để đón đầu xu hướng và phát triển trong môi trường luôn thay đổi này, việc sở hữu các kỹ năng công nghệ phù hợp là chiến lược có giá trị nhất.
Sự phát triển không ngừng của đổi mới và tự động hóa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tính cạnh tranh trên thị trường việc làm và cập nhật các kỹ năng công nghệ.
Sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ đã thúc đẩy nhu cầu về lao động có tay nghề cao lên mức chưa từng có. Các nhà tuyển dụng hiện đang tích cực tìm kiếm những cá nhân có khả năng khai thác sức mạnh của công nghệ để nâng cao hiệu quả và tạo ra các giải pháp đột phá.
Tình trạng thiếu nhân tài toàn cầu và khoảng cách kỹ năng trong lĩnh vực CNTT có thể gây ra khoản lỗ đáng kinh ngạc ước tính 8,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Điều này nhấn mạnh rằng 58% lực lượng lao động cần những kỹ năng mới để bắt nhịp xu thế công nghệ mới.

Thang1_12_ky-nang-cong-nghe-2024.jpg


Tương tác giữa con người và AI cảm xúc
AI cảm xúc, thường được gọi là Điện toán tình cảm, cho phép máy móc hiểu và phản ứng với cảm xúc của con người. Các hệ thống này được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ khách hàng và giải trí, cùng nhiều lĩnh vực khác.
Làm chủ AI cho phép các công ty khởi nghiệp tạo ra trải nghiệm người dùng hiểu và thích ứng với cảm xúc của con người, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Phòng chống Deepfake
Công nghệ Deepfake, sử dụng AI để điều khiển video và bản ghi âm nhằm tạo ra nội dung thuyết phục nhưng hoàn toàn giả mạo, đặt ra những thách thức đáng kể về an ninh mạng và thông tin sai lệch. Ngăn chặn việc lạm dụng deepfake là một kỹ năng quan trọng đối với các chuyên gia công nghệ vào năm 2024.
Việc thành thạo các kỹ thuật phát hiện và ngăn chặn deepfake sẽ giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm và chống lại sự lan truyền của thông tin sai lệch.
Chuyên môn ERP và CRM
Hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là xương sống của nhiều doanh nghiệp. Chuyên môn hóa trong 2 lĩnh vực này mở ra vô vàn cơ hội cho các cá nhân theo đuổi sự nghiệp trong ngành công nghệ.
>> Tìm hiểu Tổng quan về hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP tại đây
Chuyên gia ERP: Đảm bảo vận hành của một công ty diễn ra trơn tru và hiệu quả, từ quản lý sản xuất, kinh doanh đến tài chính.
Chuyên gia CRM: Giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ bền chặt với khách hàng, tối ưu hóa quá trình chăm sóc khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Với nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc về ERP và CRM, bạn có thể đảm nhận các vị trí có mức lương cao trong nhiều ngành nghề khác nhau; áp dụng công nghệ để giải quyết các thách thức kinh doanh trong thời đại số và xây dựng một sự nghiệp ổn định, phát triển lâu dài với nhu cầu nhân lực dồi dào trong lĩnh vực quản trị hệ thống doanh nghiệp.
Các chuyên gia công nghệ cho rằng, việc trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn ERP và CRM là bước khởi đầu vững chắc cho một sự nghiệp đầy hứa hẹn trong thế giới công nghệ đầy năng động.
Phát triển web hoàn chỉnh
Trong một thế giới được định hướng kỹ thuật số, các nhà phát triển web full-stack ( lập trình viên có thể xây dựng toàn bộ một ứng dụng từ phía client (front-end) đến phía server (back-end) và cả cơ sở dữ liệu) đang có nhu cầu cao. Công việc front-end tập trung vào những gì người dùng nhìn thấy và tương tác, trong khi phát triển back-end liên quan đến quản lý cơ sở dữ liệu và logic phía máy chủ.
Trở thành nhà phát triển full-stack có nghĩa là nắm bắt toàn bộ quá trình phát triển web, từ thiết kế giao diện người dùng đến quản lý cơ sở hạ tầng máy chủ. Các ngôn ngữ lập trình cần thiết để phát triển front-end bao gồm HTML, CSS và JavaScript, trong khi các khung phần mềm framework như React, Angular hoặc Vue.js rất cần thiết cho việc phát triển front-end.
Digital twins
Digital twins – một khái niệm ra đời từ Internet of Things (IoT), liên quan đến việc tạo một bản sao ảo của một đối tượng hoặc quy trình vật lý. Công nghệ này ứng dụng trong các ngành sản xuất, chăm sóc sức khỏe và quy hoạch đô thị.
Sự thành thạo trong việc xây dựng và duy trì Digital twins ngày càng trở nên có giá trị và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra tiềm năng của IoT trong việc cải thiện hiệu quả, giảm chi phí, dự đoán kết quả chính xác. Với những lợi ích đáng kể, công nghệ bản sao kỹ thuật số đang nhanh chóng trở thành một nền tảng quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tự động hóa quy trình bằng Robot
Tự động hóa quy trình bằng Robot, hay RPA, liên quan đến việc sử dụng robot phần mềm để tự động hóa các tác vụ quy trình kinh doanh dựa trên quy tắc thường lệ.
Khi các công ty tìm cách nâng cao hiệu quả và giảm thiểu lỗi của con người, RPA đã được áp dụng rộng rãi. Một ngân hàng thương mại đã sử dụng 85 bot phần mềm để giám sát 13 quy trình, xử lý 1,5 triệu yêu cầu trong một năm. Việc triển khai chiến lược này đã giúp ngân hàng mở rộng năng lực vượt quá các ngưỡng thông thường.
Các chuyên gia có kỹ năng về RPA có thể hợp lý hóa hoạt động, tiết kiệm chi phí và đảm bảo doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường đang phát triển nhanh chóng.
DevOps
DevOps, tên viết tắt của “Development” và “Operations”, là một phương pháp tiếp cận tích hợp giữa phát triển phần mềm (development) và vận hành công nghệ thông tin (operations), nhằm rút ngắn thời gian và nỗ lực cần thiết để xây dựng, triển khai và quản lý hệ thống.
Có thể quan sát thấy một ví dụ thực tế về DevOps trong hoạt động của một nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu như Amazon. Phương pháp tiếp cận DevOps của Amazon cho phép công ty nhanh chóng cung cấp các tính năng và bản cập nhật mới cho nền tảng Thương mại điện tử của mình trong khi vẫn duy trì cơ sở hạ tầng có độ tin cậy cao và có thể mở rộng.
Sự tích hợp phát triển và vận hành này cho phép Amazon triển khai các thay đổi một cách liền mạch, đảm bảo cải tiến liên tục cho trang web và dịch vụ của mình. Người lao động có tay nghề trong lĩnh vực này rất được săn đón.
Tóm lại, khi nhu cầu về kỹ năng công nghệ, AI và chuyên môn tiếp tục tăng, việc đón đầu xu hướng vào năm 2024 sẽ đòi hỏi cam kết liên tục học hỏi và phát triển kỹ năng. Việc có các kỹ năng theo yêu cầu sẽ cho phép những người lao động tìm được việc làm tốt hơn và đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai kỹ thuật số. Thế giới đang thay đổi với tốc độ chưa từng có và chính những người thích nghi và nắm bắt các kỹ năng mới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên do công nghệ thúc đẩy này.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

On premise là gì? Phân biệt On premise software và SaaS software​


Cuốn theo dòng chảy phát triển của nền công nghệ thông tin nhân loại, nhiều loại hình ứng dụng mới ra đời và phát triển thay thế hoàn toàn những ứng dụng cũ từng được xem là bất diệt. On premise software và SaaS software là hai khái niệm nhận được nhiều sự quan tâm trong thị trường phần mềm cho doanh nghiệp. Bài viết sẽ giúp bạn đọc làm rõ khái niệm On-premise đồng thời phân biệt được on-premise software và SaaS software khác nhau như thế nào, xu hướng phát triển ở hiện tại và tương lai ra sao.

On premise software

1. Khái niệm On premise software là gì?​

On premise software được hiểu là một giải pháp phần mềm hỗ trợ lưu trữ dữ liệu tại chỗ thông qua việc cài đặt chương trình trên cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu của khách hàng. Hầu hết các phần mềm On-premise sau khi được chuyển giao đều được nhà cung cấp cấp giấy phép bản quyền chứng nhận việc sở hữu và sử dụng sản phẩm phần mềm đó. Trong quá trình sử dụng phần mềm về sau của khách hàng, nhà cung cấp sẽ không còn chịu trách nhiệm về bảo mật và quản lý mà chỉ có trách nhiệm hỗ trợ, xử lý các vấn đề phát sinh của dịch vụ sau bán hàng.

2. Đặc điểm của phần mềm On premise​

Phần mềm On premise được cài đặt trên máy chủ trực thuộc sự quản lý và sở hữu của doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp sẽ có toàn quyền kiểm soát và quản lý đối với dữ liệu của mình. Người dùng có thể chủ động truy cập phần mềm thông qua máy tính để bàn hoặc ứng dụng cài đặt trên các thiết bị cầm tay như điện thoại, máy tính bảng.
On premise là hình thức được sáng lập và phát triển từ rất lâu được người dùng tín nhiệm và đánh giá cao bởi những ưu điểm mà phần mềm On premise mang lại:
  • Khách hàng có toàn quyền truy cập, kiểm soát và quản lý dữ liệu. Đặc biệt với những doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật thông tin dữ liệu cao thì điều này thật sự quan trọng và cần thiết. Bởi vậy lựa chọn sử dụng phần mềm on premise để hỗ trợ vận hành trong công tác quản lý doanh nghiệp được ưu tiên hàng đầu.
  • Cơ chế bảo mật vô cùng chặt chẽ: Việc sử dụng phần mềm on premise sẽ giúp cho hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp không có sự can thiệp của bên thứ 3, thu hẹp phạm vi kiểm soát và quản lý, hạn chế việc rò rỉ thông tin.
  • Tính độc lập cao, chủ động trong việc truy cập và sử dụng: Ưu điểm nổi bật của hệ thống On premise software là hoàn toàn có thể truy cập mà không cần đến việc kết nối Internet. Bởi vậy tốc độ cũng như thời điểm sử dụng phần mềm hoàn toàn chủ động theo mong muốn của người dùng mà không bị chi phối bởi bất kỳ vấn đề nào khác
Bên cạnh những ưu điểm thì hệ thống On premise cũng còn những hạn chế nhất định, đòi hỏi những nhà cung cấp hệ thống và cả đơn vị sử dụng hệ thống loại này tiếp tục nghiên cứu và phát triển không ngừng để cho ra đời những sản phẩm chất lượng và khi ứng dụng được hiệu quả hơn:
  • Chi phí tài chính đầu tư ban đầu lớn: Bài toán chi phí đối với phần mềm On premise là bài toán được đặt ra hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Chi phí liên quan đến việc chi trả cho nhà cung cấp, đầu tư phần cứng liên quan đến không gian, máy chủ và các thiết bị liên quan là một con số không hề nhỏ.
  • Đội ngũ nhân lực doanh nghiệp cũng cần phải có sự đầu tư và điều chỉnh: Sau khi đi vào ứng dụng phần mềm, doanh nghiệp cần phải setup một đội ngũ IT chuyên nghiệp để đảm nhiệm việc duy trì vận hành của hệ thống. Ngoài ra đối tượng người dùng cũng cần phải được cơ cấu phù hợp và đào tạo sử dụng để thích nghi với thao tác, tính năng nghiệp vụ trên phần mềm mới.
  • Gặp phải nhiều hạn chế trong việc truy cập từ xa: đây là nhược điểm lớn nhất đối với tất cả các sản phẩm phần mềm tại chỗ. Bởi việc cài đặt phần mềm ban đầu bị giới hạn ở một vài điểm như văn phòng, chi nhánh, nhà kho, xưởng sản xuất… Vậy nên nếu người dùng cần phải di chuyển khu vực khác thì khó có thể thực hiện. Hiện nay các nhà cung cấp cũng đưa ra nhiều giải pháp để giúp doanh nghiệp phần nào khắc phục được những bất cập này tuy nhiên vẫn chưa thể giải quyết được triệt để.
  • Khả năng phát sinh thêm các chi phí trong quá trình vận hành cũng tương đối nhiều. Đặc biệt khi doanh nghiệp có những thay đổi về quy trình, hoặc quy mô cần thêm những chức năng mới thì việc cài đặt mới sẽ bị nhà cung cấp tính thêm chi phí hỗ trợ. Tuy nhiên nếu hỗ trợ khắc phục lỗi trong phạm vi những chức năng đã được thống nhất ngay từ ban đầu thì hoàn toàn không mất phí, đó là trách nhiệm bảo hành bảo trì từ nhà cung cấp.

3. Lợi ích của On premise software​

  • Khả năng tùy biến linh động: sử dụng phần mềm On Premise khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng về quy mô hoặc thay đổi lĩnh vực kinh doanh thì phần mềm hoàn toàn có khả năng đáp ứng những yêu cầu quản trị mới thông qua việc nâng cấp và tùy chỉnh hệ thống linh hoạt.
  • Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc bảo mật dữ liệu: Chúng ta đã biết đến những hậu quả nghiêm trọng của việc rò rỉ dữ liệu. Trong thời đại thị trường cạnh tranh cao thì thông tin và dữ liệu là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Bởi vậy đảm bảo an toàn trong vấn đề lưu trữ dữ liệu là chìa khóa tiên quyết cho sự bền vững của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo tính liên tục trong cơ chế vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh: Truy cập hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào Internet hay sự trợ giúp từ bên thứ 3 là lợi thế rất lớn của On-Premise software. Việc này giúp duy trì ổn định sự liên tục trong quá trình vận hành, đặc biệt trong những doanh nghiệp sản xuất có các yêu cầu khắt khe về thời gian chết để hạn chế tỷ lệ lỗi hỏng trên thành phẩm.

4. Phân biệt giữa On premise software và SaaS software​

Trong thị trường công nghệ thông tin, song song với On premise software người dùng sẽ nghe đến khái niệm SaaS software. Ở phạm vi bài viết trước chúng ta đã hiểu rõ SaaS software là gì và có đặc điểm như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin phép tóm lược một số nội dung quan trọng thể hiện sự khác biệt khi doanh nghiệp triển khai On premise software và SaaS software.
so sanh on premise va saas 2

5. On premise và SaaS: Đâu sẽ là xu thế nổi bật trong tương lai​

Gần đây, thị trường phần mềm đang có xu hướng dịch chuyển dần từ on premise sang SaaS. Tuy nhiên tốc độ của quá trình chuyển đổi còn khá chậm. Theo số liệu thống kê đến thời điểm năm 2016, hầu hết các doanh nghiệp vẫn ưu tiên duy trì hệ thống quản lý bằng on premise software. Sự chuyển đổi sang các phần mềm SaaS mới diễn ra trong khoảng gần một thập kỷ mới đây. On premise vs SaaS được xem như là hai đối thủ cạnh tranh trực triếp với nhau, vậy đâu sẽ trở thành hệ thống thống trị thị trường trong tương lai. Theo xu thế chung thì nhiều người dùng vẫn phải công nhận rằng, SaaS đang ngày càng phát triển mạnh mẽ bởi tính linh hoạt và tiết kiệm. SaaS giải quyết bài toán chi phí hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời cũng đảm bảo tính trải nghiệm cho các doanh nghiệp chưa bao giờ tiếp cận các ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành. Vậy nên sự lựa chọn SaaS cho các đối tượng doanh nghiệp đó là một quyết định tối ưu. Số liệu thực tế cho thấy lợi nhuận của những nhà sản xuất SaaS tăng khoảng 10,3% mỗi năm và tới hiện tại có hơn 64% tổng công ty có quy mô vừa và nhỏ đang ứng dụng phần mềm dạng SaaS.
Hiện tại nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP tại chỗ trong và ngoài nước cũng đã dần chuyển dịch sang xu hướng cung cấp kết hợp các phần mềm theo hình thức SaaS ERP. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những giá trị mà phần mềm on premise đem lại đặc biệt là trong những doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn với khối lượng dữ liệu khổng lồ. Việc lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu vận hành là một “bài toán dài hơi” vậy nên việc áp dụng giữa On premise hay SaaS vẫn còn là câu hỏi khó của nhiều doanh nghiệp.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

BRAVO tham dự Hội nghị BCH và Gặp gỡ hội viên VINASA đầu xuân 2024​


Ngày 06/03/2024 vừa qua tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO đã tới tham dự sự kiện Hội nghị BCH VINASA và Gặp gỡ hội viên đầu xuân 2024 với chủ đề “Chuyển đổi Số Xanh – Kết nối toàn cầu”.
Gặp gỡ đầu xuân là sự kiện được VINASA tổ chức thường niên. Đây là dịp để các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin & Truyền thông (CNTT-TT) và bạn bè trong giới có dịp giao lưu, trao đổi, chia sẻ, khởi động cho những chuỗi sự kiện, hoạt động sôi nổi và thiết thực trong năm mới. Gặp gỡ đầu xuân 2024 cũng là sự kiện động viên, khích lệ giới CNTT-TT ngày càng nỗ lực phát triển, đón tiếp xu thế chuyển đổi số toàn cầu.
Tối ngày 06/03, với chủ đề “Chuyển đổi Số Xanh – Kết nối toàn cầu”, sự kiện gặp gỡ hội viên VINASA 2024 đã được tổ chức thành công tại Trung tâm tiệc CTM Palcace Hà Nội. Đại diện Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO, ông Đào Mạnh Hùng – Giám đốc công ty đã tới tham dự với vai trò doanh nghiệp CNTT – hội viên VINASA.

Thang3_7_gap-go-hoi-vien-vinasa-dau-xuan-2024_1.jpg


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi gặp gỡ với giới công nghệ thông tin trong sự kiện ngày 06/03 vừa qua.
Tại sự kiện, VINASA đã chính thức giới thiệu và ra mắt Ông Lâm Quang Nam đảm nhiệm vị trí Tân Phó chủ tịch VINASA và Ông Trương Gia Bình đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp Bán dẫn Việt Nam.

Thang3_7_gap-go-hoi-vien-vinasa-dau-xuan-2024_2.jpeg


Ra mắt Tân Phó chủ tịch VINASA và thành lập Ủy ban Công nghiệp Bán dẫn Việt Nam

Chia sẻ tại sự kiện về định hướng 2024, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, mong muốn ngành CNTT-TT gồm Hội Tin học Việt Nam, các hội, doanh nghiệp và người dân cùng nhau hướng tới xây dựng một Việt Nam tự lực, tự cường, thịnh vượng trên không gian mạng và bảo vệ được sự thịnh vượng đó trên không gian mạng.
“Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đã đi qua 4 năm. Năm thứ nhất 2020 là năm khởi động CĐS. Năm thứ hai 2021 là năm tổng diễn tập CĐS trên phạm vi toàn quốc để phòng chống COVID-19. Năm thứ ba 2022 là năm tổng tiến công với việc phát triển các nền tảng số dùng chung quốc gia. Năm thứ tư 2023 là năm dữ liệu số. Đã đến lúc, và đã đủ điều kiện để CĐS quốc gia phải gắn với nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế – xã hội.”- Bộ trưởng chia sẻ.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2023, trong phiên họp Tổng kết năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Uỷ ban Quốc gia về CĐS, đã định hướng CĐS cho năm 2024 là: Phát triển KTS với 4 trụ cột: Công nghiệp CNTT và truyền thông, Số hóa các ngành, Quản trị số và Dữ liệu số, tạo ra động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
“Mang tri thức công nghệ Việt Nam đi mở cõi”, Chính phủ sẽ mở đường, tạo điều kiện tốt nhất và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt vươn ra quốc tế. Để thế giới biết đến Việt Nam không chỉ vì Việt Nam là nơi đến mà còn là nơi sẽ mang công nghệ đến với thế giới.
“Chuyển đổi số xanh – Kết nối toàn cầu” là chủ đề khởi động cơ hội mới cũng như thách thức mới trong năm 2024 với cộng đồng ICT. Hy vọng trong năm Giáp Thìn 2024 này, cộng đồng ICT sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển và khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của ngành CNTT-TT Việt Nam.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Loạt ngân hàng thay đổi cách tính phí SMS Banking từ 1/1/2024​


Biểu phí dịch vụ SMS Banking tại nhiều ngân hàng sẽ có thay đổi kể từ ngày 1/1/2024.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
đã thông báo tới khách hàng về việc điều chỉnh biểu phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn SMS từ ngày 1/1/2024.
Theo đó, phí duy trì dịch vụ SMS chủ động sẽ tính theo số lượng tin nhắn phát sinh trong tháng thay vì mức phí cố định 10.000 đồng/tháng/số điện thoại như hiện tại. Đây là dịch vụ nhận thông báo thay đổi số dư tài khoản, giao dịch chi tiêu thẻ quốc tế, lịch trả gốc vay, lãi vay… qua tin nhắn SMS.
Từ 1/1/2024, Vietcombank sẽ áp dụng mức phí 10.000 đồng/tháng/số điện thoại nếu số lượng tin nhắn dưới 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại. Trên 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, Vietcombank thu phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn. Các mức phí này chưa bao gồm VAT.
Một điểm mới đáng lưu ý đối với khách hàng của Vietcombank là ngân hàng sẽ chính thức dừng gửi tin nhắn biến động số dư với các giao dịch có giá trị dưới 50.000 đồng.
Trong thông báo gửi đến khách hàng, Vietcombank cho biết nếu đang sử dụng SMS chủ động và không có nhu cầu duy trì dịch vụ, khách hàng có thể soạn tin nhắn theo cú pháp VCB CD HUY gửi 6167 và tải ứng dụng VCB Digibank để chuyển sang nhận thông báo biến động số dư qua ứng dụng miễn phí.

Phí SMS Banking 2024


Đáng chú ý, Vietcombank cho hay trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 31/3/2024, Vietcombank miễn phí 1 tháng dịch vụ nhận tin nhắn SMS chủ động đối với các khách hàng không có nhu cầu tiếp tục duy trì và thực hiện hủy dịch vụ.
Không riêng Vietcombank, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) kể từ 1/1/2024 cũng thay đổi cơ chế tính phí và mức thu phí SMS Banking với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, mức phí thấp nhất là 15.000 đồng/tháng (đã bao gồm VAT) đối với số lượng SMS từ 20 tin trở xuống. Số lượng SMS trên 20 tin sẽ là 15.000 đồng cộng thêm 700 đồng/tin nhắn, tính từ tin nhắn thứ 21 trở đi, tính trên tháng/thuê bao/khách hàng.
Thông báo biến động số dư chỉ gửi SMS cho các giao dịch từ 50.000 đồng trở lên. Tuy nhiên, để không tốn phí và an toàn hơn, ACB khuyến khích khách hàng sử dụng tính năng nhận thông báo qua ứng dụng ngân hàng số ACB ONE.
Tương tự, từ 1/1/2024, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) cũng sẽ điều chỉnh mức thu phí dịch vụ SMS Banking đối với khách hàng cá nhân lên mức 16.500 đồng/khách hàng/tháng (đã bao gồm thuế VAT). Đồng thời, ngừng gửi tin nhắn thông báo biến động số dư với các giao dịch nhỏ hơn 20.000 đồng.
Trước đó, nhiều ngân hàng đã thay đổi cách tính phí dịch vụ thông báo số dư qua SMS theo bậc thang hoặc theo số lượng SMS sử dụng thực tế, đồng thời thay đổi thời điểm thu phí SMS Banking.
Đơn cử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), chu kỳ tính phí dịch vụ được tính từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng và thời điểm thu phí sẽ đổi từ thu phí đầu kỳ sang thu phí cuối kỳ. Nếu số lượng SMS biến động số dư là 14 SMS hoặc nhỏ hơn, VietinBank sẽ áp dụng mức phí cố định hiện hành là 11.000 đồng (đã gồm VAT). Nếu số lượng SMS biến động số dư từ 15 tin trở lên, phí SMS Banking tính trên mỗi tin nhắn là 880 đồng/tin nhắn (đã gồm VAT).
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), khách hàng có phát sinh dưới 30 tin nhắn SMS sẽ áp dụng mức phí là 15.000 đồng/tháng/số điện thoại. Nếu trên 30 tin nhắn, Sacombank thu theo số lượng tin nhắn với số tiền 500 đồng/tin nhắn và mức phí thu tối đa là 500.000 đồng/tháng/số điện thoại (chưa bao gồm VAT).
Còn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), mức phí cũng được tính theo số lượng tin nhắn nhận hàng tháng thay vì cố định 12.000 đồng/số tài khoản/thuê bao như trước.
Cụ thể, mức phí dành cho số lượng tin nhắn từ 0-15 tin nhắn/tài khoản/1 số điện thoại là 10.000 đồng/tháng; từ 15-30 tin nhắn là 20.000 đồng/tháng; từ 31-50 tin nhắn là 30.000 đồng/tháng; từ 51-100 tin nhắn là 50.000 đồng tháng và từ 101 tin nhắn trở lên là 70.000 đồng/tháng. Biểu phí này chưa bao gồm VAT. Ngoài ra, các giao dịch có giá trị dưới 100.000 đồng (mức giao dịch tối thiểu) sẽ không nhận thông báo biến động số dư về điện thoại mà nhận trực tiếp qua app.
Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trước đây, các ngân hàng thường thông qua tin nhắn dịch vụ ngân hàng để thông báo biến động số dư cho khách hàng. Cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng đang cao hơn gấp 3 lần so với phí tin nhắn bình thường. Sau nhiều lần kiến nghị nhà mạng viễn thông giảm cước phí không được, nhiều ngân hàng đã chuyển sang thông báo số dư qua app ngân hàng.
Bên cạnh đó, động thái tăng SMS Banking cũng nhằm khuyến khích khách hàng chuyển qua nhận thông báo miễn phí trên ứng dụng ngân hàng. Ngoài việc miễn phí dịch vụ, ưu điểm của việc nhận thông báo trên ứng dụng được các ngân hàng giới thiệu là an toàn, hạn chế tình trạng giả mạo lừa đảo tin nhắn ngân hàng (SMS Brand name).

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

1 năm ChatGPT ra đời: Thế giới đã thay đổi như thế nào?​


ChatGPT ra đời và đã gây nhiều “sóng gió đổi thay” cho thế giới trong 12 tháng qua…
30/11/2022, công cụ ChatGPT của công ty OpenAI ra mắt thế giới. Có thể nói, chưa bao giờ thế giới lại được chứng kiến một công cụ chatbot mạnh mẽ như vậy. ChatGPT là một chương trình trí tuệ nhân tạo sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn, có thể trò chuyện với người dùng, giải đáp câu hỏi trong hầu hết các lĩnh vực miễn là có dữ liệu trên mạng, vẽ tranh, sáng tác tiểu thuyết văn học và làm đủ thứ khác trước nay vẫn được xem là đặc quyền của con người. Sự xuất hiện của ChatGPT đã góp phần thay đổi ngành công nghệ thế giới và nhiều lĩnh vực của đời sống trong năm qua.
Tháng 11/2022: OpenAI ra mắt dòng ChatGPT và GPT-3.5 khi có tin đồn về GPT-4
Vào ngày 30/11/2022, OpenAI đã công bố cái mà họ gọi là “bản demo ban đầu” của ChatGPT, một phần khác của dòng GPT-3.5 trong một “mô hình trò chuyện, tương tác” có định dạng hội thoại “giúp ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi, thừa nhận sai lầm, thách thức các tiền đề không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp”. ChatGPT nhanh chóng trở thành ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử.
Tháng 12/2022: CEO OpenAI thừa nhận rủi ro của ChatGPT
Hai tuần sau khi ChatGPT phát hành, mọi người đều bàn tán về nó – nhưng sự cường điệu quá mức lại đi kèm với hàng loạt lời chỉ trích. Công cụ này được mô tả là tất cả mọi thứ, từ “cảm giác” đến “công nghệ đột phá nhất”.
Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman bất ngờ nhảy vào cuộc tranh cãi trên Twitter (lúc đó vẫn là Twitter) với một lưu ý thận trọng: “ChatGPT cực kỳ hạn chế, nhưng công cụ rất giỏi ở một số thứ, có thể tạo ra ấn tượng tuyệt vời”. “Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm để đảm bảo tính chắc chắn và trung thực của ChatGPT”.
Tháng 1/2023: Hội nghị AI hàng đầu cấm ChatGPT
Đến tháng 1, đã có cuộc tranh luận gay gắt về cách các doanh nghiệp, tổ chức và thể chế sẽ phản ứng trước sự gia tăng của các mô hình ngôn ngữ lớn có thể giúp giao tiếp, đạo văn, sao chép các ý tưởng.
Một hội nghị về học máy tranh luận về việc sử dụng học máy đã đi đầu trong việc cấm ChatGPT. Trong lời kêu gọi gửi bài, Hội nghị quốc tế về Học máy đã lưu ý rằng “các bài viết bao gồm văn bản được tạo từ mô hình ngôn ngữ quy mô lớn (LLM) chẳng hạn như ChatGPT bị cấm, trừ khi văn bản đó được tạo ra để trình bày như một phần phân tích thử nghiệm của bài báo”.
Tháng 2/2023: Google đầu tư 300 triệu USD vào Anthropic khi cuộc đua cạnh tranh với ChatGPT ngày càng nóng lên
Cuộc đua cạnh tranh với ChatGPT đã diễn ra sôi nổi vào tháng 2, khi Google tuyên bố đã đầu tư 300 triệu USD vào một trong những đối thủ nổi tiếng nhất của OpenAI, Anthropic, công ty gần đây đã phát hành mô hình AI thế hệ Claude của riêng mình. Theo báo cáo của Financial Times, Google sẽ nắm giữ khoảng 10% cổ phần và định giá Anthropic vào khoảng 5 tỷ USD.
Tháng 3/2023: OpenAI phát hành mẫu GPT-4
Trong một thông báo bất ngờ chỉ bốn tháng sau khi ChatGPT ra mắt, OpenAI đã phát hành mẫu GPT-4, bản cập nhật công nghệ đằng sau chatbot phổ biến ChatGPT. Công ty gọi GPT-4 là “hệ thống tiên tiến nhất, tạo ra phản hồi an toàn hơn và hữu ích hơn”.
GPT-4 đã nâng cao công nghệ cốt lõi của ChatGPT bằng cách cho phép phần mềm trò chuyện giải quyết các vấn đề khó khăn hơn với độ chính xác cao hơn nhờ kiến thức chung rộng hơn và khả năng giải quyết vấn đề. Nó cũng bổ sung thêm các khả năng mới như chấp nhận hình ảnh làm đầu vào và tạo chú thích, phân loại và phân tích. GPT-4 cũng có khả năng xử lý hơn 25.000 từ văn bản, cho phép các trường hợp sử dụng như tạo nội dung dạng dài, các cuộc hội thoại mở rộng cũng như tìm kiếm và phân tích tài liệu.

ChatGPT-4

Ảnh: Chat GPT-4
Tháng 4/2023: Sam Altman bắt đầu cường điệu hóa OpenAI
OpenAI và Giám đốc điều hành Sam Altman đã tận dụng tối đa lợi thế bằng cuộc gặp trực tiếp với Thủ tướng Nhật Bản vào tháng 4, trong đó ông đã công bố các kế hoạch khả thi để mở văn phòng OpenAI và phát triển các dịch vụ. Altman đã công bố kế hoạch thực hiện chuyến đi qua 17 thành phố để quảng bá OpenAI – bao gồm các điểm dừng ở Toronto, Washington D.C., Rio De Janeiro, Lagos, Madrid, Brussels, Munich, London, Paris, Tel Aviv, Dubai, New Delhi, Singapore, Jakarta, Seoul , Tokyo và Melbourne.
Nhưng chuyến tham quan cũng đến vào thời điểm OpenAI đang được gọi tên trên một số mặt trận khác. Một bức thư ngỏ gây tranh cãi kêu gọi ‘tạm dừng’ AI, được ký bởi Elon Musk, Steve Wozniak và hàng nghìn người khác. Ý thông báo sẽ cấm ChatGPT của OpenAI do lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu; khiếu nại rằng GPT-4 vi phạm các quy tắc của FTC; và một lỗi ChatGPT làm lộ ra các lỗ hổng bảo mật.
Tháng 5/2023: OpenAI triển khai Plugin ChatGPT cho người đăng ký Plus
OpenAI thông báo phát hành rằng họ sẽ triển khai Plugin ChatGPT cho những người đăng ký ChatGPT Plus. Công ty cho biết bản phát hành beta cho phép ChatGPT “truy cập Internet và sử dụng hơn 70 plugin của bên thứ ba”.
Người dùng ChatGPT Plus sẽ “có quyền truy cập sớm vào các tính năng mới thử nghiệm, các tính năng này có thể thay đổi trong quá trình phát triển”.
Tháng 6/2023: Google DeepMind nỗ lực vượt qua ChatGPT
Vào mùa hè, cuộc cạnh tranh LLM lại một lần nữa nóng lên. Vài tháng sau khi Google Brain và DeepMind hợp tác với tên Google DeepMind, với kế hoạch đối phó với mối đe dọa cạnh tranh do OpenAI và ChatGPT gây ra, Giám đốc điều hành DeepMind Demis Hassabis cho biết công ty đang làm việc trên một hệ thống mới, Gemini – hệ thống này đã được giới thiệu tại Google I/O vào tháng 5.
Theo báo cáo, Hassabis cho biết hệ thống Gemini sẽ kết hợp công nghệ LLM với các kỹ thuật học tăng cường được sử dụng trong AlphaGo, với mục tiêu mang lại cho nó khả năng lập kế hoạch và giải quyết vấn đề mới. Nhưng đến tháng 11, dự án Gemini được cho là đã bị trì hoãn.
Tháng 8/2023: OpenAI ra mắt ChatGPT dành cho doanh nghiệp
Những nỗ lực của OpenAI nhằm vào doanh nghiệp đã được dự đoán từ lâu, nhưng vào thời điểm ra mắt ChatGPT cho Doanh nghiệp, một số người đã tự hỏi về chiến lược của OpenAI. Bởi vì, đã có nhiều công ty khác nhắm đến cùng một đối tượng doanh nghiệp với AI tổng quát như Cohere cung cấp các tùy chọn Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) dành riêng cho doanh nghiệp; Anthropic hợp tác với Scal AI để hướng tới doanh nghiệp; và thậm chí Microsoft Azure cũng có dịch vụ OpenAI của riêng mình – nhưng các trình phát nguồn mở cũng được tham gia.
Tháng 9/2023: OpenAI cho phép ChatGPT truy cập vào toàn bộ internet
Một trong những điểm yếu lớn nhất của ChatGPT ngay từ đầu là những hạn chế về kiến thức – chỉ bao gồm thông tin tính đến tháng 9/2021. Nhưng vào tháng 9, OpenAI đã thông báo rằng ChatGPT “giờ đây có thể duyệt internet để cung cấp cho bạn thông tin hiện tại và đáng tin cậy, hoàn chỉnh với các liên kết trực tiếp đến nguồn,” nhờ tích hợp với công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft.
Tháng 11/2023: Cuộc đấu tranh về hướng phát triển của AI
Giữa tháng 11, OpenAI đã trải qua một tuần hỗn loạn khi Hội đồng quản trị công ty này sa thải nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Sam Alman. Tuy nhiên chỉ sau đó vài ngày, OpenAI lại bổ nhiệm ông Alman vào chính vị trí mà ông đã bị đuổi và ngược lại còn sa thải toàn bộ Hội đồng quản trị cũ, thay bằng một hội đồng quản trị mới.
Theo Reuters, nguyên nhân dẫn đến sự kiện này là vì trong nội bộ của OpenAI đã diễn ra cuộc đấu tranh đường hướng phát triển gay gắt, khi xuất hiện các lo ngại rằng OpenAI quá chạy theo lợi nhuận mà bỏ quên định hướng phát triển vì lợi ích chung của loài người và giảm thiểu các biện pháp bảo vệ an toàn cho người dùng, ngăn ngừa sự phát triển không kiểm soát của AI.
Ngày 30/10/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp toàn diện đầu tiên về trí tuệ nhân tạo, nhằm tăng cường sự an toàn trước những rủi ro liên quan đến AI.
Tóm lại, ChatGPT đã có tác động đáng kể đến thế giới công nghệ chỉ trong một năm. Nó đã cách mạng hóa cách chúng ta nghĩ về AI và các ứng dụng tiềm năng của nó. Cùng với đó là những lo ngại về sự dịch chuyển công việc và các tác động tiêu cực tiềm ẩn khác. Nhưng dù sao, khi chúng ta nhìn về tương lai, rõ ràng ChatGPT sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình thế giới công nghệ.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Việt Nam sẽ phải đối mặt nhiều hơn với các kịch bản lừa đảo do ChatGPT và DeepFake​



Báo cáo tổng kết An ninh mạng Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024 do Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS) công bố đã đưa ra nhiều dự báo về những tấn công lừa đảo nhắm vào người dùng mạng xã hội và di động. Đáng chú ý, ChatGPT và DeepFake sẽ được sử dụng để tự soạn các kịch bản lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
13.900 vụ tấn công mạng trong năm 2023

NCS ghi nhận trong năm 2023 có 13.900 vụ tấn công mạng nhằm vào các tổ chức tại Việt Nam. Như vậy, trung bình mỗi tháng xảy ra 1.160 vụ, tăng 9,5% so với năm 2022. Các mục tiêu chịu nhiều cuộc tấn công nhất trong năm 2023 là các cơ quan chính phủ, hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính, hệ thống công nghiệp và các hệ thống trọng yếu khác.
Đặc biệt, trong 3 tháng cuối năm 2023, số vụ tấn công mạng tăng mạnh, lên tới 1.614 vụ trong 1 tháng, gấp rưỡi so với trung bình. Nguyên nhân do thời điểm cuối năm, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức có nhiều dự án công nghệ thông tin cần hoàn thành, nhân sự thường phải hoạt động trên 100% năng suất nên khả năng xảy ra nhiều sai sót, đây cũng là cơ hội để hacker có thể tấn công, phá hoại.
Hiện có 3 điểm yếu bị tấn công nhiều nhất tại Việt Nam năm 2023 được các chuyên gia NCS chỉ ra.
Thứ nhất là điểm yếu con người (chiếm 32,6% tổng số vụ việc). Theo đó, hacker sử dụng email giả mạo (phishing) có file đính kèm mã độc dưới dạng file văn bản hoặc nội dung có đường link đăng nhập giả mạo để chiếm tài khoản, kiểm soát máy tính người dùng từ xa.
Thứ hai là lỗ hổng của các nền tảng, dịch vụ phần mềm cài đặt trên máy chủ (chiếm 27,4%). Các phần mềm bị khai thác là phần mềm Mail Server, nền tảng quản lý nội dung, nền tảng chia sẻ dữ liệu…
Thứ 3 là các lỗ hổng của website do tổ chức tự phát triển chiếm 25,3% số vụ việc. Không chỉ thu thập, sửa đổi và đánh cắp dữ liệu, hacker còn công khai chèn các đường dẫn ẩn (backlink) quảng cáo nội dung vi phạm pháp luật như cờ bạc, cá độ lên các website chính thống.
Theo thống kê, có tới 342 trang web giáo dục có tên miền .edu.vn và 212 trang web của cơ quan chính phủ có tên miền .gov.vn đã bị tấn công theo kiểu này. Đặc biệt, có nhiều website bị tấn công lại nhiều lần mà không có cách khắc phục triệt để.

Thang12_20_lua-dao-tan-cong-mang-deepfake.jpg

Ảnh: Các website giả mạo trang web chính thống hoặc chèn link độc hại tràn lan

Ngoài ra, theo tổng hợp của NCS, tỷ lệ máy tính tại Việt Nam bị mã độc tấn công trong năm 2023 là 43,6%, tuy có giảm nhẹ 8,6% so với năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao của thế giới. NCS ghi nhận, nhiều vụ việc tấn công mã hoá dữ liệu ransomware gây hậu quả nghiêm trọng.
Cụ thể, không chỉ mã hóa dữ liệu nhằm đòi nạn nhân trả tiền chuộc, tin tặc có thể rò rỉ, bán dữ liệu cho bên thứ 3 để tối đa số tiền thu được. Theo đó, đã có tới 83.000 máy tính, máy chủ ghi nhận bị tấn công bởi mã độc mã hoá dữ liệu, tăng 8,4% so với năm 2022.
Các hình thức tấn công mã độc phổ biến tại Việt Nam hiện nay là tấn công dò mật khẩu yếu, khai thác lỗ hổng của hệ điều hành Windows, lỗ hổng của phần mềm Microsoft Office, lây qua các phần mềm không rõ nguồn gốc trên mạng hoặc lây qua các ổ đĩa USB.
Theo chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến lộ lọt dữ liệu tại Việt Nam. Thứ nhất, do các hệ thống thu thập, lưu trữ thông tin người dùng không đảm bảo an ninh, từ đó bị tin tặc (hacker) xâm nhập lấy cắp dữ liệu hoặc bị nhân viên chủ động bán ra ngoài thu lợi bất chính. Thứ hai là do người dùng chủ quan, bất cẩn tự mình lộ lọt thông tin trên mạng hoặc trên các website mua bán trực tuyến.
Năm 2024 sẽ có nhiều kịch bản lừa đảo mới
Bên cạnh các hình thức bị tấn công do mã độc thì người dùng mạng xã hội và di động còn phải đối mặt với các hình thức lừa đảo khác. Nguyên nhân là do sim rác, tài khoản ngân hàng rác tràn lan, dữ liệu cá nhân bị lộ lọt cùng với sự phổ biến của công nghệ DeepFake đã kéo theo hàng loạt vụ việc lừa đảo trực tuyến xảy ra trong năm 2023.
Kẻ xấu dựa vào dữ liệu có được, dựng lên các kịch bản dành riêng cho từng mục tiêu, đồng thời sử dụng DeepFake để giả mạo hình ảnh, giọng nói, khiến cho nạn nhân rất khó phát hiện.
Thang12_20_phan-biet-cuoc-goi-deepfake.jpg

Ảnh: Cách phân biệt cuộc gọi lừa đảo sử dụng Deepfake
Đáng chú ý, nhiều kịch bản lừa đảo mới sẽ xuất hiện trong năm 2024 do trí tuệ nhân tạo bùng nổ, đặc biệt là ChatGPT sẽ là cơ hội cho tội phạm mạng sử dụng làm công cụ để xây dựng kịch bản, phục vụ mục đích xấu như lừa đảo, tấn công mạng nhằm chiếm đoạt tiền của nạn nhân. Mã độc và các công cụ khai thác lỗ hổng sẽ được trang bị thêm AI để tăng khả năng khai thác lỗ hổng cũng như giúp qua mặt các giải pháp an ninh mạng.
Chưa kể, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ khiến điện thoại thông minh trở nên vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như công việc, nhưng cũng trở thành miếng mồi rất hấp dẫn với tin tặc. Người dùng di động sẽ phải đối mặt nhiều hơn với các loại mã độc có khả năng xâm nhập, khai thác lỗ hổng, chiếm quyền điều khiển điện thoại, bao gồm cả các điện thoại chạy hệ điều hành Android và hệ điều hành iOS.
Ngoài ra, dự báo trong năm 2024, các hình thức tấn công mạng, tấn công có chủ đích APT vào các hệ thống trọng yếu, tấn công mã hoá dữ liệu sẽ tiếp tục tiếp diễn; cũng sẽ có những đợt tấn công quy mô lớn nhắm vào các thiết bị IoT, đặc biệt các thiết bị có khả năng thu thập thông tin, hình ảnh như camera an ninh, màn hình quảng cáo công cộng.
Trước những nguy cơ trên, NCS khuyến cáo người dân và các tổ chức nên bảo vệ dữ liệu cá nhân theo yêu cầu của Nghị định 13/2023/NĐ-CP. Bên cạnh đó, để phòng tránh tấn công mạng, các cơ quan, tổ chức cần rà soát lại kiến trúc an ninh mạng tổng thể, định kỳ kiểm tra, đánh giá (pentest) các dịch vụ, thiết bị đang sử dụng. Triển khai các hệ thống giám sát an ninh mạng 24/7, trong đó yêu cầu thu thập đầy đủ nhật ký hoạt động (log) của toàn hệ thống, đảm bảo lưu trữ trong ít nhất 6 tháng, đồng thời cử người chuyên trách hoặc thuê ngoài dịch vụ giám sát an ninh mạng.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

FPT thành lập công ty về phần mềm ô tô tại Mỹ, hướng đến mục tiêu tỷ USD​


FPT Automotive đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm phần mềm cho ngành công nghiệp ô tô đẳng cấp thế giới trị giá 1 tỷ đô la vào năm 2030.
Ngày 14/12/2023, FPT công bố thành lập công ty FPT Automotive có trụ sở tại Texas, Mỹ nhằm chinh phục thị trường phần mềm ô tô quy mô hàng trăm tỷ đô la. FPT Automotive đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm phần mềm cho ngành công nghiệp ô tô đẳng cấp thế giới trị giá 1 tỷ đô la vào năm 2030.
Những năm gần đây, phần mềm đóng vai trò ngày càng trở nên quan trọng trong sự phát triển ngày một vượt trội của các dòng xe hơi nói riêng, và công nghiệp ngành ô tô nói chung. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt, gia tăng trải nghiệm người dùng và giúp nhà sản xuất có thêm doanh thu, lợi nhuận.
Các phương tiện hiện đại ngày nay có thể có gần 100 đơn vị điều khiển điện tử, yêu cầu tới 100 triệu dòng mã (code). Phần mềm cùng với cảm biến và các thành phần tương tự, được dự báo sẽ chiếm khoảng 50% chi phí phương tiện vào năm 2030, tăng hơn gấp đôi so với mức 20% của năm 2020. Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu được dự đoán sẽ chi hơn 238 tỷ USD/năm vào năm 2030 khi chuyển dịch từ các dòng xe với hệ truyền động đốt sang xe điện.

Thang12_14-thanh-lap-fpt-automotive-tai-my-1.jpg

Toàn cảnh sự kiện lễ ra mắt Công ty FPT Automotive tại Texas, Mỹ
Nhận thấy tương lai rộng mở trong ngành phần mềm ô tô và xác định đầu tư mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực này, FPT quyết định lập công ty FPT Automotive tại Mỹ. Công ty sẽ tập trung vào các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.
Với lợi thế kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành công nghệ phần mềm, năng lực sẵn có gồm hơn 4.000 kỹ sư và chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm ô tô, mạng lưới hơn 150 khách hàng là các hãng tên tuổi trên thế giới như Honda, Hyundai, Volvo, VinFast, Ford, Yazaki, LG, Panasonic, NXP… FPT Automotive đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn công nghiệp như ISO26262 trong quản lý an toàn chức năng và Automotive SPICE cho các quy trình phát triển phần mềm trong lĩnh vực ô tô.
FPT Automotive cung cấp cung cấp dịch vụ toàn diện tới các khách hàng gồm công nghệ giải trí, thông tin trong xe, đơn vị điều khiển điện tử (ECU), chức năng an toàn, an ninh, thiết kế UI/UX cho ô tô, kết nối không dây và kỹ thuật số. Trung tâm của các dịch vụ này là các sản phẩm MaaZ, AUTOSAR độc quyền cho các giải pháp ECU, mà công ty đã phát triển và đạt nhiều thành tựu với khách hàng.
FPT Automotive sẽ đáp ứng được sự chuyển đổi của ngành công nghiệp ô tô và mang đến những giá trị mới như tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường, mở rộng độ phủ, tăng hiệu quả phát triển sản phẩm cho các hãng sản xuất xe trên toàn cầu.
Thang12_14-thanh-lap-fpt-automotive-tai-my-2.jpg

Đại diện FPT và khách mời cắt băng ra mắt Công ty FPT Automotive
“Với trải nghiệm nhiều năm trong ngành ô tô và nguồn nhân lực tài năng đông đảo, với những công nghệ mới nhất, như AI, siêu điện toán đám mây trong lĩnh vực ô tô và tri thức thị giác máy tính, với việc hợp tác với những tập đoàn tên tuổi như Landing AI, hay đầu tư vào các công ty có hơn 1 năm phát triển phần mềm nhúng, IoT và sản phẩm di động như Cardinal Peak…, chúng tôi mong muốn đồng hành cùng với các hãng OEM hàng đầu để thúc đẩy nhanh sự phát triển ngành ô tô – ngành đang được quyết định bởi phần mềm”,
ông Trương Gia Bình, người sáng lập và Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho biết.
Thang12_14-thanh-lap-fpt-automotive-tai-my-3.jpg

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT kết nối trực tiếp với sự kiện từ đầu cầu Việt Nam
“Công nghệ ô tô là một trong những mảng phát triển quan trọng của chúng tôi. Công ty mới của FPT là lời khẳng định của chúng tôi trong việc đầu tư vào công nghệ mới và làm việc với các chuyên gia hàng đầu đề tạo ra các sản phẩm, dịch vụ trong đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng toàn cầu. Đồng thời, góp phần vào thúc đẩy sự phát triển ngày một lớn mạnh của ngành công nghệ ô tô”,
bà Chu Thị Thanh Hà, Chủ tịch FPT Software – Công ty thành viên của FPT cho biết.
“Chúng tôi cam kết đóng góp tích cực vào sự phát triển về phương tiện di chuyển thông minh. Trong vòng năm năm tới, chúng tôi mong đợi hợp tác với các tập đoàn hàng đầu toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ ô tô để nâng cao danh mục sản phẩm của mình, với sự tập trung vào audio cho ô tô, tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các giải pháp cho SDV, phát triển giải pháp CDC, và có một nền tảng AUTOSAR hoàn chỉnh để đảm bảo phát triển từ đầu đến cuối,” ông Nguyễn Đức Kính, Tổng Giám đốc FPT Automotive nói.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Tài khoản eKYC là gì? Có những lợi ích gì nổi bật?​


Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã cho ra đời phương pháp định danh hiện đại bằng tài khoản eKYC – phương pháp đang được nhiều doanh nghiệp, tổ chức sử dụng.
Tài khoản eKYC là gì?

Thuật ngữ eKYC là viết tắt của Electronic Know Your Customer là giải pháp định danh xác thực điện tử, nhận biết danh tính khách hàng từ xa mà không cần các loại giấy tờ cá nhân. Đây là phương pháp được phát triển dựa trên công nghệ trí thông minh nhân tạo AI (Artificial Intelligence – Viết tắt là AI) để xác minh danh tính khách hàng.
Hiện nay, định danh bằng tài khoản eKYC đang dần thay thế cho KYC. Việc chuyển đổi hình thức định danh điện tử eKYC đã giúp các tổ chức, ngân hàng tiết kiệm nhiều chi phí và nhân lực so với phương pháp xác minh danh tính khách hàng truyền thống, nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả tối ưu nhất.
Tài khoản eKYC

Định danh bằng tài khoản eKYC đang dần thay thế cho KYC
Việc sử dụng định danh điện tử đã được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, và các tổ chức, ngân hàng ở nhiều quốc gia đã và đang chuyển đổi hình thức nhận biết khách hàng từ KYC sang eKYC.
Lợi ích khi sử dụng tài khoản eKYC
Có thể nói, việc xác thực tài khoản eKYC diễn ra vô cùng nhanh chóng, tiện lợi. Bên cạnh đó, hình thức này còn mang lại những lợi ích cho cả các tổ chức và khách hàng, có thể kể đến:
Đối với các tổ chức, ngân hàng
Sử dụng định danh điện tử giúp các tổ chức, ngân hàng tiết kiệm tối đa các chi phí, nhân lực, xác minh thông tin khách hàng chính xác. Song song đó, tổ chức hay doanh nghiệp liên kết, cung cấp tài khoản định danh nhanh chóng với khách hàng ở bất cứ đâu mà không cần nhân viên hỗ trợ. Do đó, giúp các tổ chức mở rộng được đối tượng khách hàng và tăng doanh thu đáng kể.
Đối với khách hàng sử dụng
Không mất nhiều thời gian, công sức: Với công nghệ định danh điện tử eKYC, khách hàng không cần phải chờ đợi giao dịch, không mất công sức di chuyển đến phòng giao dịch trong giờ hành chính, còn có thể nhanh chóng định danh để đăng ký tài khoản để mua sắm. Là phương thức thực hiện online nhanh chóng, tiện lợi cho các giao dịch của khách hàng. Khách hàng được bảo mật thông tin cá nhân an toàn: Thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ trên CRM của ngân hàng. Do đó, tạo ra nhiều thuận tiện trong việc quản lý dữ liệu, nâng cao tính bảo mật thông tin cho khách hàng.
Một số lợi ích khác:
  • Ngăn ngừa tình trạng giả mạo danh tính, lừa đảo
  • Dữ liệu được cập nhật chính xác nhất và hoàn toàn minh bạch
  • Hệ thống phân quyền truy cập, tránh được tình trạng lạm dụng thông tin cá nhân của người sử dụng
  • Dữ liệu khách hàng được đồng bộ và được truy xuất dễ dàng
  • Hệ thống định danh xác minh danh tính chính xác chỉ sau vài giây.
Hiện nay, các ứng dụng Internet Banking hay ứng dụng thanh toán như hệ sinh thái tài chính số đã áp dụng đăng nhập bằng hình thức Dấu vân tay và Face ID. Với công nghệ tiên tiến, bảo mật tuyệt đối, người dùng có thể yên tâm sử dụng các dịch vụ trên điện thoại của mình.

Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Tắt sóng 3G để đẩy nhanh chuyển đổi số​


Tắt sóng 3G để đưa hoạt động của người dân lên môi trường số.
Nhu cầu băng tần cho các công nghệ di động mới tiên tiến hơn đang ngày càng tăng cao và buộc phải sớm giải phóng nguồn tài nguyên băng tần đang bị các công nghệ lỗi thời chiếm dụng.
Nhiều quốc gia lên kế hoạch tắt sóng 3G
Trong khi Việt Nam đang vào giai đoạn cuối nỗ lực để tắt sóng di động 2G thì nhiều nước trên thế giới đang nối tiếp nhau tắt sóng 3G.
Tháng 7-2023, Singapore thông báo các nhà mạng di động bắt đầu vào giai đoạn cuối để sẽ tắt sóng 3G từ ngày 31-7-2024. Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm (IMDA) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Singapore cho biết trước thời hạn tắt sóng 3G, các nhà mạng được cho 1 năm để tiến hành chuyển đổi các thuê bao 3G lên 4G và 5G. Sau 20 năm triển khai ở Singapore, mạng 3G của 3 nhà mạng di động M1, Singtel và StarHub hiện nay chỉ còn khoảng 1% thuê bao sử dụng. Các nhà mạng này sẽ phải chủ động tắt 3G sớm cho dù các giấy phép sử dụng mạng 3G của họ mãi tới năm 2033 mới hết hạn.
Cách làm của Singapore là lấy thuê bao làm trung tâm, bảo đảm để họ “lên đời” 4G/5G. Cụ thể, thuê bao 3G được lên 4G/5G miễn phí với những gói cước có chi phí ngang bằng hay thậm chí ưu đãi hơn. Nhiều mẫu mã điện thoại 4G/5G cũng được giới thiệu phù hợp với mọi đối tượng. Kể từ ngày 1-2-2024, các nhà bán lẻ di động sẽ không được phép bán các điện thoại 3G hay các điện thoại 4G “lai” (chỉ có dữ liệu 4G, nhưng vẫn yêu cầu kết nối 3G để gọi thoại).
Theo trang Mobile World Live, ở Nhật Bản, SoftBank Corp có kế hoạch tắt 3G vào tháng 1-2024 và NTT Docomo sẽ tắt vào đầu năm 2026. Nhà mạng Spark New Zealand có kế hoạch hoàn tất việc tắt 3G vào cuối năm 2025.
Theo trang TeleGeography, tính đến cuối năm 2022, thế giới có 10 nước đã tắt tất cả dịch vụ 2G. Trong đó, mạng 2G cuối cùng tại Hàn Quốc là LG Uplus đã đóng vào ngày 1-7-2021.
Theo cơ sở dữ liệu GlobalComms Database, hiện có 89 nước có số thuê bao 2G còn dưới 10% tổng thuê bao. Dự báo vào năm 2028, có 172 nước sẽ có ít nhất 90% tổng số thuê bao dùng các mạng 3G/4G/5G.
Riêng đối với mạng 3G, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường đầu tiên trên thế giới tắt sóng 3G vào cuối năm 2018. Tiếp theo đó là Cộng hòa Czech (11-2021), Đức (12-2021), Malaysia (3-2022). Đan Mạch, Slovakia, Hy Lạp, Hungary và Thụy Điển sẽ tắt mạng 3G trong năm 2023. Ở Mỹ, 3 nhà mạng lớn đã tắt sóng 3G. Đầu tiên là mạng AT&T vào đầu năm 2017, T-Mobile giữa năm 2022 và Verizon cuối năm 2022.
Thang11_2_viet-nam-tat-2g.jpg

Tháng 9-2024, Việt Nam sẽ dừng hoàn toàn công nghệ 2G
Cần xã hội chung tay
Việt Nam đang trong giai đoạn cuối để tắt sóng 2G, sau đó là 3G. Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã đặt mục tiêu giảm số thuê bao 2G còn dưới 5% vào cuối năm 2023 và cũng đã đưa ra hạn cuối cho việc dừng công nghệ 2G tại Việt Nam là tháng 9-2024.
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9-2023 của Bộ TT-TT, Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định: “Bộ sẽ có giải pháp xử lý để bảo đảm đến thời điểm tháng 9-2024 khi giấy phép tần số cấp cho mạng 2G hết hạn thì sẽ không còn máy 2G. Mục tiêu của việc này nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, đưa hoạt động của người dân lên môi trường số”.
Ngay từ năm 2020, Bộ TT-TT đã ban hành Thông tư 43/2020/TT-BTTTT, trong đó quy định tất cả điện thoại di động được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 7-2021 phải tích hợp công nghệ 4G. Thực tế trên thị trường vẫn có những loại smartphone danh nghĩa là 4G nhưng chỉ hỗ trợ kết nối dữ liệu 4G, còn thoại thì vẫn là 3G.
Sau bước thử nghiệm vào năm 2020, Viettel đã tắt sóng 3G trên diện rộng trong năm 2022 (với quy mô lên tới 35.000 trạm BTS) để tập trung phát triển 4G và 5G.
Công cuộc tắt sóng 2G và 3G cần huy động được sự chung tay xã hội hóa. Các nhà mạng, các hệ thống kinh doanh điện thoại, các hãng điện thoại có thể tham gia hợp tác với nhau để cung cấp các gói cước, các mẫu smartphone 4G với chi phí phù hợp cho các thuê bao lên đời từ 2G/3G.
Do mạng 4G cũng phải dùng băng tần 1800MHz và 2100MHz nên phải chia sẻ từ mạng 2G và 4G. Hậu quả là chưa thể tối ưu mạng 4G, chất lượng không đúng chuẩn. Theo giới chuyên môn, tắt sóng 2G, tốc độ mạng của 4G có thể tăng thêm 25% so với hiện tại. Tình hình sẽ càng tốt hơn nữa nếu như mạng 4G được sử dụng toàn bộ băng tần 2100MHz hiện phải chia sẻ với 3G.

Xem thêm: Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Sẽ khóa các máy điện thoại thuần 2G và 3G vào tháng 12/2023​


Nhằm tiến tới tắt sóng 2G, thúc đẩy phổ cập smartphone, thúc đẩy chuyển đổi số, đưa hoạt động của người dân lên môi trường số, theo kế hoạch các nhà mạng sẽ khoá máy điện thoại thuần (only) 2G, 3G từ tháng 12/2023, để đảm bảo đến thời điểm tháng 9/2024 sẽ không còn máy 2G…
Liên quan đến vấn đề này, tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra chiều ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long, cho biết giấy phép tần số cấp cho mạng 2G, 3G sẽ hết hạn vào tháng 9/2024. Vì vậy, Bộ sẽ triển khai quy hoạch lại và tần số này sẽ không phục vụ cho máy 2G Only.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Thông tư quy định không cho phép nhập khẩu máy 2G only vào Việt Nam. Cùng với đó triển khai thanh tra ở các địa phương về tình trạng nhập thiết bị máy điện thoại 2G không chính thức trên thị trường, có giải pháp xử lý để đảm bảo đến thời điểm tháng 9/2024 sẽ không còn máy 2G. Mục tiêu của việc này nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, đưa hoạt động của người dân lên môi trường số.
Mặc dù đến thời điểm đó không còn máy 2G nhưng theo Bộ Thông tin và Truyền thông, có thể sẽ phải tiếp tục duy trì sóng 2G thêm một thời gian nữa để phục vụ cho các máy 4G nhưng không sử dụng thoại và tin nhắn trên mạng 4G mà trên mạng 2G và 3G.
Để chuyển đổi máy 2G lên 4G, các nhà mạng đang xây dựng các chính sách hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước để khách hàng chuyển đổi sang điện thoại thông minh. Các nhà mạng sẽ có chính sách chuyển đổi để không người dùng nào bị mất liên lạc.
Thông tin báo chí trước đó, Cục Viễn thông cho biết đã làm việc với các nhà mạng và các nhà mạng đã cam kết sẽ thực hiện việc khoá các thiết bị 2G only từ tháng 12/2023. Theo đó, thời gian qua, các nhà mạng phát triển giải pháp kỹ thuật để có thể loại các thiết bị thuần 2G, 3G ra khỏi mạng.
Thang9_7_tat-song-2G-va-3G-nam-2023.jpg

Bắt đầu từ tháng 12/2023 điện thoại 2G sẽ không truy cập được mạng
Cục Viễn thông cũng đã yêu cầu nhà mạng báo cáo số lượng thuê bao sử dụng máy thuần 2G không hợp pháp có thể khoá máy. Dự kiến tháng 9/2023 sẽ có số liệu để công bố, truyền thông cho người dân đang sử dụng thiết bị 2G only không hợp chuẩn, hợp quy sẽ bị ngắt ra khỏi mạng và có phương án chuyển đổi phù hợp. Biện pháp này sẽ bắt đầu vào tháng 12/2023.
Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra nhập khẩu, phân phối, lưu thông máy thuần 2G, 3G cũng sẽ được triển khai. Bộ Thông tin và Truyền thông đã văn bản gửi các Sở Thông tin và Truyền thông, trong đó đề nghị các sở phải kiểm tra các chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh mô hình chuỗi, các hộ kinh doanh đơn lẻ để đảm bảo không còn máy điện thoại di động 2G, 3G only lưu thông trên địa bàn. Đồng thời phải phối hợp với quản lý thị trường, hải quan, công an, kiểm tra ngăn chặn việc mua bán lưu thông thiết bị điện thoại 2G, 3G only vi phạm quy định và kết quả gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11/2023.
Theo kế hoạch của Uỷ ban Chuyển đổi số Quốc gia, trong năm 2023 số người dùng smartphone trên cả nước phải đạt được 80% số người dùng điện thoại di động.
Trong khi đó, tại Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT quy định danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông và Thông tư số 43/2020/TT-BTTTT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất – Phần truy nhập vô tuyến” đã quy định máy điện thoại di động mặt đất bắt buộc phải hỗ trợ công nghệ E- UTRA FDD (4G) từ ngày 01/7/2021, đồng nghĩa những thiết bị only 2G, 3G là không hợp pháp.
Cục Viễn thông đã đưa ra danh sách các chủng loại máy điện thoại thuần 2G đã được chứng nhận hợp quy trước ngày 1/7/2021 và đã công bố cho các nhà mạng để có căn cứ dừng các thiết bị thuần 2G không hợp pháp.
Như vậy, đến tháng 12/2023 với các giải pháp mạnh, tỷ lệ máy 2G và 3G only không tuân thủ quy định pháp luật sẽ bị loại ra khỏi hệ thống mạng.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO.
 
Phần mềm BRAVO

Phần mềm BRAVO

Đối tác đồng hành

Việt Nam sẽ có “ChatGPT phiên bản Việt”​


Dự kiến một “ChatGPT phiên bản Việt” sẽ được mở cho cộng đồng truy cập, thử nghiệm. Người dùng có thể hỏi đáp các thông tin đặc thù của Việt Nam (quy định, văn bản pháp luật), hoặc các thông tin mang tính bản địa…
Ngày 21/8/2023, Công ty CP VinBigdata (Tập đoàn VinGroup) công bố xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, đặt nền móng cho việc xây dựng các giải pháp tích hợp AI tạo sinh. Với thành công này, VinBigdata trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam làm chủ công nghệ AI tạo sinh, đánh dấu bước phát triển đầu tiên của một “ChatGPT phiên bản Việt”.
AI tạo sinh (Generative AI) là một dạng trí tuệ nhân tạo có khả năng tạo ra nội dung và ý tưởng mới ở nhiều hình thái khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh…). Những sản phẩm ứng dụng AI tạo sinh có thể trả ra kết quả tương đương như khi được tạo ra bởi con người. Ngoài khả năng sáng tạo nội dung, AI tạo sinh cũng được sử dụng để cải thiện chất lượng hình ảnh kỹ thuật số, xây dựng các nguyên mẫu cho quá trình sản xuất và nhiều khả năng khác.
Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) là mô hình được đào tạo bằng cách sử dụng các kỹ thuật học sâu trên tập dữ liệu văn bản hoặc hình ảnh khổng lồ. Mô hình này có khả năng hiểu tri thức, tự tạo văn bản và thực hiện các tác vụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên khác nhau. Đây được xem như chìa khóa để phát triển công nghệ AI tạo sinh – công nghệ đứng sau sự thành công của các giải pháp đột phá như ChatGPT.

Sắp ra mắt Chat GPT phiên bản Việt

Nền tảng AI đa nhận thức toàn diện VinBase trở thành nền tảng AI tạo sinh đầu tiên tại Việt Nam.
Việc làm chủ hoàn toàn về mặt công nghệ, tự phát triển từ những bước đầu tiên, xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, được xem như một bước tiến quan trọng giúp VinBigdata đưa công nghệ AI tạo sinh vào hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ đã và đang cung cấp ra thị trường.
Theo đó, đơn vị này sẽ tích hợp công nghệ để đưa nền tảng trí tuệ nhân tạo đa nhận thức toàn diện VinBase thành nền tảng AI tạo sinh đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời cung cấp các giải pháp phát triển trên nền công nghệ AI tạo sinh như Generative AI chatbot, callbot, Trợ lý ảo ViVi thế hệ mới… Công nghệ này giúp tăng tính tự nhiên trong giao tiếp của máy, đồng thời hỗ trợ người dùng tìm kiếm, tổng hợp thông tin một cách nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều so với trước đây.
Nằm trong lộ trình xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm ứng dụng AI tạo sinh quy mô lớn, dự kiến trong tháng 12/2023, đơn vị này sẽ công bố ra cộng đồng nền tảng AI tạo sinh đa nhận thức VinBase 2.0 với các giải pháp phục vụ doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và ứng dụng ViGPT- “ChatGPT phiên bản Việt”. Ứng dụng sẽ được mở cho cộng đồng truy cập, thử nghiệm. Người dùng có thể hỏi đáp các thông tin đặc thù của Việt Nam (quy định, văn bản pháp luật), hoặc các thông tin mang tính bản địa (lịch sử, văn học, danh lam thắng cảnh, đặc sản địa phương…).
Theo GS.Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Công ty VinBigdata, trên thế giới có một số tập đoàn lớn đã nghiên cứu thành công và công bố các sản phẩm dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn như OpenAI với ChatGPT hay Google với Bard. Tại Việt Nam, việc xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt tập trung giải quyết ba vấn đề cốt lõi: cải thiện tính chính xác, giảm chi phí hạ tầng tính toán một cách tối đa và đảm bảo tính bảo mật.
Thay vì cần tới khoảng 175 tỷ tham số như ChatGPT, VinBigdata có thể tạo ra mô hình ngôn ngữ lớn với vài tỷ tham số nhưng vẫn có khả năng sinh ra các văn bản có tính xác thực cao, tập trung vào dữ liệu và tri thức của người Việt.


Xem thêm: Phần mềm quản trị doanh nghiệp của BRAVO.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA