Cai dat Wingate cho mang LAN ePham nói:
Các bạn có thể hướng dẫn tôi cách cài đặt kết nối Internet cho các các máy trong mạng Lan. Phòng tôi có 4 máy kết nối mạng Lan, nhưng chỉ có một máy có modem
cam_to_80 nói:
Các bác cho em hỏi cách đấu 2 máy với nhau ý ! thì dây phải đấu ngược sợi mấy hả các bác. Chuẩn A hay B ?
Trong trường hợp này của bạn, ta cần có 1 máy tính trực tiếp kết nối vào internet thông qua modem và chia sẻ kết nối này cho các máy tính còn lại
Nếu chỉ có 2 máy tính, bạn có thể kết nối mạng LAN bằng cách nối trực tiếp 2 máy với nhau, trên mỗi máy cần 1 card mạng, 2 card mạng này được nối bằng cable mạng được đấu theo cùng một chuẩn, hoặc A, hoặc B đều được. Nếu có từ 3 máy tính trở lên, bạn phải dùng 1 hup trung gian, card mạng trên các máy tính được nối với hup thông qua cable mạng, trên mỗi cable mạng này bắt buộc 2 đầu cable phải đấu ngược chuẩn với nhau. Nếu các máy tính ở quá xa nhau, bạn nên dùng 2 hup để mạng chạy ổn định hơn, từ máy tính đến hup thì đấu ngược chuẩn, còn giữa 2 hup thì đấu cùng một chuẩn
Giả sử, máy tính bạn dùng để kết nối internet là máy chủ, trên máy đó cài đặt Windows 2000 server chẳng hạn, thì việc chia sẻ kết nối internet là cực kỳ dễ dàng. Còn nếu như các máy tính là ngang hàng, máy tính bạn dùng để kết nối internet tạm gọi là máy chính (tức là máy nối trực tiếp với fax modem), trên máy này ta phải dùng 1 phần mềm chia sẻ kết nối. Hiện nay có nhiều phần mềm như vậy. Bạn có thể hỏi mua tại cửa hàng máy tính để có được phần mềm mới nhất với cách cài đặt mặc định đã có tất cả các chức năng và tốc độ kết nối đặt hiệu quả cao
Ở đây tôi giới thiệu dùng phần mềm Wingate, là 1 phần mềm tương đối cũ nhưng được nhiều người biết đến. Với phiên bản Wingate 8 chấm, việc cài đặt tương đối dễ dàng và các tính năng chia sẻ được mặc định trong quá trình cài đặt. Với các phiên bản cũ hơn, khi cài đặt ta cần chuẩn bị 1 số điểm sau : đặt TCP/IP Properties là Optain an IP address automatically để các máy tính tự động nhận IP, ghi lại pop3 và smtp, các khâu khác như account dial-up, account mail, password, computer name, workgroup, serial bộ cài, ... thì đương nhiên bạn phải có
Trên máy chính, ta khởi động với chế độ safe mode, chạy file setup Wingate, đặt cấu hình là Server (chứ không phải là Client), chọn chế độ cài Custom (để cài đặt SMTP relay là smtp của hộp thư của bạn và use SMTP và POP3 là smtp và pop3 của hộp thư, nếu đặt là IP nội bộ thì sẽ không gửi thư đi được), khi cài đặt xong ta kiểm tra lại service www, smtp, pop3, dns,... đã được cài đặt chưa, nếu chưa ta phải add thêm vào, ghi lại (hoặc sửa nếu cần bảo mật) các cổng đã mở cho các dịch vụ này, kiểm tra và ghi lại IP của máy tính này, sau đó ta cần đặt các chế độ sử dụng thích hợp, trong trình trình duyệt internet đặt quay kết nối default là gì, có được tự động quay hay không, quay khi nào, trong phần mềm download mail cần cài đặt POP3 và SMTP là pop3 và smtp của hộp thư
Trên các máy tính khác, chế độ sử dụng cũng cần được cài đặt cho đúng, trong phần mềm download mail cần cài đặt POP3 và SMTP là IP của máy chính, account name check mail có thể phải thêm đuôi đầy đủ của hộp thư, hoặc đổi chữ @ thành #, các cổng dịch vụ phải trùng khớp với máy chính, trong chương trình phần mềm khác như Yahoo Messenger phải đổi sang use proxy thì mới hoạt động được
P/s : cài đặt 1 mạng máy tính là khó khăn hơn nhiều so với việc dùng máy PC đơn lẻ, quá trình cài đặt có thể diễn ra không suôn sẻ do nhiều nguyên nhân như : driver fax modem, card mạng, hup không đúng; set tốc độ đường truyền thấp; bấm connector lỏng; network configuration cài đặt không đúng, thông thường phải có đầy đủ các thông số sau : Client : Client for Microsoft Network, Protocol : Adapter ( dial-up, netcard, chipset hup), TCP/IP, IPX, NetBEUI, Service : File and printer sharing for Microsoft Network; khai báo workgroup sai; chế độ bảo mật của máy tính hạn chế chức năng; account dial-up có cho phép truy cập internet hay không;... do vậy khi xây dựng mạng cần tỉnh táo suy nghĩ giải quyết nếu có vấn đề phát sinh và nên trao đổi với những người khác