Làm việc với máy tính ngày nay đòi hỏi bạn phải nhớ nhiều password (mật khẩu), ít ra cũng là password truy cập Internet, password email. Password quan trọng vì nó bảo vệ bí mật và cả túi tiền của bạn, thế nhưng nhiều người vì sợ quên nên chọn một password dễ nhớ, và cũng vì thế bị kẻ xấu lần ra. Đó là chưa nói đến việc save luôn password lên máy vi tính, mặc dù nó được ngụy trang dưới dạng các ký tự hình sao, nhưng những tay chuyên nghiệp sẽ không khó khăn mấy để đọc được hay gửi virus đến lấy về.
Biết được một chút chi tiết cá nhân của một người, ví dụ như tên người trong gia đình và bạn bè, những cuốn sách hay cuốn phim yêu thích, nơi sinh, ngày sinh, nơi ở… thường cũng đủ để đóan chính xác password của người đó. Vì vậy nếu bạn dùng những chi tiết đó để làm password thì cũng nên biến đổi đi một ít để vừa đảm bảo bí mật lại vừa dễ nhớ. Cũng có thể bạn đang dùng một password mà không ngờ rằng nó rất thông dụng, nhiều người dùng đến như :”love”, “god”, “happy”, “password”…Tất nhiên đó là những password không thể nào được xem là an toàn. Bất cẩn hơn nữa là sử dụng password tạm do nhà cung cấp dịch vụ Internet cho lúc đầu, hay do những người giúp tạo hộp thư trên web (hotmail, yahoomail…) đặt ra mà sau đó không đổi password khác.
Để tạo một password an toàn hơn mà cũng không quá khó nhớ, bạn nên sử dụng nguyên một câu rồi cài đặt một vài số hay ký hiệu ở cuối câu đó. Nếu bạn có thể đánh máy nhanh hơn một chút nhất là đánh với 10 ngón thì người khác dù có nhìn bạn gõ trên bàn phím cũng không thể biết được.
Một số chuyên gia lại khuyên nên chọn một nhóm từ có ý nghĩa gì đó đối với bạn trong quá khứ , sau đó đổi một trong số các mẫu tự thành con số, ví dụ như C đổi thành số 3. Có thể dùng cùng nhóm từ đó nhưng đổi mẫu tự khác bằng số để tạo nhiều password khác nhau cho những công việc khác nhau.
Một vấn đề cần lưu ý là cho dù bạn nghĩ rằng password của mình không thể nào quên được, cũng nên viết nó ra giấy, nếu cần thì ngụy trang dưới một hình thức nào đó, xong cất vào nơi an toàn. Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào trí nhớ của mình. Đã có rất nhiều thư gửi về tòa sọan nhờ chỉ cách khắc phục sự cố quên password!
Sau đây là ghi nhận về cách tạo password – hay có, dở có - của một số người (tất nhiên là phải dấu tên vì nếu không sẽ bị lộ mất!):
V.T.H.:Tôi lấy tên làng nơi tôi sinh ra. Ngôi làng nhỏ này ở tận miền Bắc, ai mà biết được!
N.N.S: Tôi pha trộn chữ hoa và chữ thường, chữ số cùng với những ký tự mở rộng (Alt + một con số từ 0 đến 225). Như vậy không có chương trình nào có thể giải mã được.
L.T.K.: Tôi dùng 123456 hoặc abcdef làm password, rất dễ nhớ!
H.T.T.:Tôi dùng một địa danh dễ nhớ, nhưng thay chữ I bằng số 1, thay chữ o bằng số 0…
(LBVMVT 1)
Biết được một chút chi tiết cá nhân của một người, ví dụ như tên người trong gia đình và bạn bè, những cuốn sách hay cuốn phim yêu thích, nơi sinh, ngày sinh, nơi ở… thường cũng đủ để đóan chính xác password của người đó. Vì vậy nếu bạn dùng những chi tiết đó để làm password thì cũng nên biến đổi đi một ít để vừa đảm bảo bí mật lại vừa dễ nhớ. Cũng có thể bạn đang dùng một password mà không ngờ rằng nó rất thông dụng, nhiều người dùng đến như :”love”, “god”, “happy”, “password”…Tất nhiên đó là những password không thể nào được xem là an toàn. Bất cẩn hơn nữa là sử dụng password tạm do nhà cung cấp dịch vụ Internet cho lúc đầu, hay do những người giúp tạo hộp thư trên web (hotmail, yahoomail…) đặt ra mà sau đó không đổi password khác.
Để tạo một password an toàn hơn mà cũng không quá khó nhớ, bạn nên sử dụng nguyên một câu rồi cài đặt một vài số hay ký hiệu ở cuối câu đó. Nếu bạn có thể đánh máy nhanh hơn một chút nhất là đánh với 10 ngón thì người khác dù có nhìn bạn gõ trên bàn phím cũng không thể biết được.
Một số chuyên gia lại khuyên nên chọn một nhóm từ có ý nghĩa gì đó đối với bạn trong quá khứ , sau đó đổi một trong số các mẫu tự thành con số, ví dụ như C đổi thành số 3. Có thể dùng cùng nhóm từ đó nhưng đổi mẫu tự khác bằng số để tạo nhiều password khác nhau cho những công việc khác nhau.
Một vấn đề cần lưu ý là cho dù bạn nghĩ rằng password của mình không thể nào quên được, cũng nên viết nó ra giấy, nếu cần thì ngụy trang dưới một hình thức nào đó, xong cất vào nơi an toàn. Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào trí nhớ của mình. Đã có rất nhiều thư gửi về tòa sọan nhờ chỉ cách khắc phục sự cố quên password!
Sau đây là ghi nhận về cách tạo password – hay có, dở có - của một số người (tất nhiên là phải dấu tên vì nếu không sẽ bị lộ mất!):
V.T.H.:Tôi lấy tên làng nơi tôi sinh ra. Ngôi làng nhỏ này ở tận miền Bắc, ai mà biết được!
N.N.S: Tôi pha trộn chữ hoa và chữ thường, chữ số cùng với những ký tự mở rộng (Alt + một con số từ 0 đến 225). Như vậy không có chương trình nào có thể giải mã được.
L.T.K.: Tôi dùng 123456 hoặc abcdef làm password, rất dễ nhớ!
H.T.T.:Tôi dùng một địa danh dễ nhớ, nhưng thay chữ I bằng số 1, thay chữ o bằng số 0…
(LBVMVT 1)