Chênh lệch tỷ giá- bù trừ công nợ?

  • Thread starter cuong200281
  • Ngày gửi
C

cuong200281

Trung cấp
1/10/07
77
0
0
43
Hải Phòng
Các bác cho em hỏi?
Mình muốn bù (cấn) trừ công nợ giữa 2 đối tượng (theo ngoại tệ) thì làm thế nào? đánh giá chênh lệch tỷ giá thế nào?
1. MÌnh bù trừ công nợ của cùng 1 khách hàng vì đối tượng khách hàng này vừa là người mua, vừa là người bán.
- Đầu năm mình nợ khách hàng (TK 331) 100 USD = 1.640.000 VND.
- Trong năm phát sinh rất nhiều khoản phải thu của ông khách hàng này đến cuối năm là 1000 USD = 16.500.000 VND.
-> Vậy mình muốn đánh giá chênh lệch tỷ giá trong trường hợp này thì làm như thế nào. Đánh giá chênh lệch 331 trước sau đó đến 131 phải không? Tại đây nếu lãi, lỗ mình đưa luôn vào 635, hoặc 515 đúng không? Ai có thể hoạch toán (theo Tài khoản) rõ cho mình trường hợp này không?
2. MÌnh bù trừ công nợ của cùng 1 khách hàng phải thu và nhiều khách hàng phải trả khác?
- Đầu năm mình nợ khách hàng A : (TK 331) 100 USD = 1.640.000 VND.
- ....................................... B : (TK 331) 200 USD = 3.280.000 VND
- Trong năm phát sinh rất nhiều khoản phải thu của ông khách hàng này đến cuối năm là 1000 USD = 16.500.000 VND.
-> Vậy mình muốn đánh giá chênh lệch tỷ giá trong trường hợp này thì làm như thế nào. Đánh giá chênh lệch 331 trước sau đó đến 131 phải không? Tại đây nếu lãi, lỗ mình đưa luôn vào 635, hoặc 515 đúng không? Ai có thể hoạch toán (theo Tài khoản) rõ cho mình trường hợp này không?
Chênh lệch tỷ giá 331 thì ko sao vì tất toán công nợ chênh lệch bao nhiêu VND thì định khoản chênh lệch luôn. Nhưng 131 thi sao bây giờ vì số tiền của 131 là do ps từ đầu năm theo nhiều tỷ giá?
Giúp mình với!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
59
Binh duong
Các bác cho em hỏi?
Mình muốn bù (cấn) trừ công nợ giữa 2 đối tượng (theo ngoại tệ) thì làm thế nào? đánh giá chênh lệch tỷ giá thế nào?
1. MÌnh bù trừ công nợ của cùng 1 khách hàng vì đối tượng khách hàng này vừa là người mua, vừa là người bán.
- Đầu năm mình nợ khách hàng (TK 331) 100 USD = 1.640.000 VND.
- Trong năm phát sinh rất nhiều khoản phải thu của ông khách hàng này đến cuối năm là 1000 USD = 16.500.000 VND.
-> Vậy mình muốn đánh giá chênh lệch tỷ giá trong trường hợp này thì làm như thế nào. Đánh giá chênh lệch 331 trước sau đó đến 131 phải không? Tại đây nếu lãi, lỗ mình đưa luôn vào 635, hoặc 515 đúng không? Ai có thể hoạch toán (theo Tài khoản) rõ cho mình trường hợp này không?
2. MÌnh bù trừ công nợ của cùng 1 khách hàng phải thu và nhiều khách hàng phải trả khác?
- Đầu năm mình nợ khách hàng A : (TK 331) 100 USD = 1.640.000 VND.
- ....................................... B : (TK 331) 200 USD = 3.280.000 VND
- Trong năm phát sinh rất nhiều khoản phải thu của ông khách hàng này đến cuối năm là 1000 USD = 16.500.000 VND.
-> Vậy mình muốn đánh giá chênh lệch tỷ giá trong trường hợp này thì làm như thế nào. Đánh giá chênh lệch 331 trước sau đó đến 131 phải không? Tại đây nếu lãi, lỗ mình đưa luôn vào 635, hoặc 515 đúng không? Ai có thể hoạch toán (theo Tài khoản) rõ cho mình trường hợp này không?
Chênh lệch tỷ giá 331 thì ko sao vì tất toán công nợ chênh lệch bao nhiêu VND thì định khoản chênh lệch luôn. Nhưng 131 thi sao bây giờ vì số tiền của 131 là do ps từ đầu năm theo nhiều tỷ giá?
Giúp mình với!

Nếu bạn theo dõi công nợ phải thu và phải trả riêng thì cuối năm (hoặc cuối quý, nếu phải lập BCTC giữa niên độ) bạn căn cứ vào tỷ giá thực tế bình quân liên NH ở thời điểm cuối năm (quý) để xác định chênh lệch tỷ giá và phản ảnh qua TK 413 (bên Nợ hoặc bên Có) sau đó bù trừ giữa Nợ và Có TK 413 mà kết chuyển sang TK 635 hoặc 515. Bạn có thể tham khảo hệ thống Tài khoản ban hành theo QĐ 15 của Bộ TC.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
48
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Trước tiên bạn bù trừ nợ gốc theo USD để ra số nợ cuối cùng: ví dụ Nợ khách 100, Khách nợ 1100 --> Bù trừ khách còn nợ 1000 USD cuối kỳ lấy tỉ giá 16.400 VND/USD thì ông khách còn nợ 16.400.000 VND, cái này tính ra bản đối chiếu bù trừ công nợ với khách hàng và đem đi ký cá với họ để xác nhận công nợ.

Về hạch toán: trước khi bù trừ bạn kiểm tra số dư công nợ TK 131 và TK 331 mã chi tiết ông khách hàng đó, trong trường hợp như mình ví dụ thì số dư TK 331 > Số dư TK 131, lúc này bạn lấy toàn bộ số dư trên TK 131 để kết chuyển sang TK 331 (Nợ TK 331, Có TK 131), đây là bút toán bù trừ công nợ, sau khi lên bút toán này, số dư trên TK 131 của ông khách đã hết do được chuyển sang TK 331, lại tiếp tục kiểm tra số dư trên TK 331 xem còn bao nhiêu, so sánh với số dư đánh giá lại theo gốc nguyên tệ (16.400.000 VND) chênh lệch bao nhiêu lúc đó mới hạch toán vào TK 515 hay TK 635 nhé, đây là cách xử lý đơn giản nhất rồi đó.
 

Xem nhiều