Hạch toán xuất kho để lắp ráp

  • Thread starter dongnamnb
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
D

dongnamnb

Sơ cấp
16/11/06
42
0
6
47
Thanh Hóa
Cả nhà cho hỏi: hạch toán xuất kho lắp ráp như thế nào?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
thumper

thumper

Lối cũ ta về .......
23/7/07
1,403
1
38
Tuổi thơ tôiiiiiiiiiiiiiiii
Lắp rắp cài gì vậy bạn nói rõ hơn về sản phẩm được ko?
lắp ráp gia công thuê ngoài hay tự lắp rắp??????????
 
D

dongnamnb

Sơ cấp
16/11/06
42
0
6
47
Thanh Hóa
Tự lắp ráp bạn ạ. Nếu bán linh kiện rời thì mình ghi:
Nợ 632
Có 156
Còn lắp ráp?
 
T

thanhhung

LQT
Tự lắp ráp bạn ạ. Nếu bán linh kiện rời thì mình ghi:
Nợ 632
Có 156
Còn lắp ráp?
Sao bác không nói kỹ thêm một tý để mọi người hiểu hoạt động của bác như thế nào nhĩ! Ví dụ: Công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị tin học, trong tháng có nhập linh kiện về sau đó bán linh kiện rời nhưng cũng có nghiệp vụ xuất linh kiện để lắp ráp nguyên bộ rồi bán thì hạch toán như thế nào?
Nói rõ thêm đi cho người khác biết mà giúp chứ!
 
M

muontennguoi

Trung cấp
19/1/08
84
0
6
25
sg
Đây là kế toán quản trị.
Tùy theo yêu cầu quản lý và tổ chức các phân xưởng của công ty.

Nếu cty có phân xuởng lắp ráp và BGĐ có yêu cầu báo cáo về hiệu quả hoạt động của nó thì bạn mở thêm TK 154 và các TK đi theo 621,622,627 chi tiết cho phân xưởng ấy.

C156-N621: xuất giao xưởng lắp ráp
C621,622,627-N154: kết chuyển
C154-N156: ráp xong nhập lại kho - chi tiết TP hoàn chỉnh
C156-N632: bán

Nếu không có phân xưởng thì chỉ cần C156-N632 vào lúc mà tổ lắp ráp đã làm xong.
Khi tổ lắp ráp nhận hàng từ kho có thể qản lý bằng phiếu nhận hàng đi lắp ráp tạm.
Có thể là nhận 2, 3 lần cho 1 ctrình. Rồi còn đổi tới đổi lui nữa.
Khi nào xong thì lập phiếu xuất kho chính thức sau cũng đựoc.
 
D

dongnamnb

Sơ cấp
16/11/06
42
0
6
47
Thanh Hóa
Thanks!
Mình có thể ghi
Nợ 156 (mặt hàng được lắp ráp)
Có 156 (các linh kiện xuất để lắp ráp)
được không?
Mình hỏi nếu có gì không phải mong cả nhà chỉ bảo và đừng cười nhé. Vì xuất thân mình không phải là dân kế toán.
 
T

thd6758

Cao cấp
4/5/07
2,280
119
63
Hà Nội
Không nên làm vậy bạn nên hạch toán như sau : xuất linh kiêm lắp ráp có 156 - nợ 154
sau khi lắp ráp xong ghi có 154 - nợ 156 theo sản phẩm lắp ráp được.
 
Kuki

Kuki

Guest
31/12/07
145
0
0
TP HCM
www.vnav.vn
Không nên làm vậy bạn nên hạch toán như sau : xuất linh kiêm lắp ráp có 156 - nợ 154
sau khi lắp ráp xong ghi có 154 - nợ 156 theo sản phẩm lắp ráp được.

Linh kiện mua về để lắp ráp thì không ai ghi Nợ 156 ( 152 )
Hàng sản xuất xong nhập kho cũng không ai ghi Nợ 156 ( 155 )
hỉ có TK 154 là OK .
 
T

thd6758

Cao cấp
4/5/07
2,280
119
63
Hà Nội
Bạn nên nhớ là đối với lĩnh vực mua linh kiện về để bán đồng thời cũng sử dụng những linh kiện đó để lắp ráp thành nguyên bộ vậy không hạch toán vậy thì sao đây? ở đây không phải là nguyên vật liệu thuần túy để sản xuất đâu
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Nếu linh kiện mua về để lắp ráp ra thành phẩm để bán thì chắc chắn không bao giờ hạch toán vào TK 156. Vì bản chất TK 156 là hàng hóa.
Còn lại sau khi lắp ráp bản chất vật đã lắp ráp xong đã thành thành phẩm chưa? hay vẫn ở trạng thái sản phẩm dở dang để xuất tiếp cho đơn vị khác thì khi đó mình nên nghĩ đến việc gia công hàng hóa.
Vì chủ topic không nói rõ chi tiết cho nghiệp vụ cần hướng dẫn nên sẽ có nhiều hướng tranh luận trái chiều nhau.
Vậy bác nào mở topic này muốn xem tư vấn chi tiết thì hãy nói rõ chi tiết việc cần tư vấn nhé! Chứ chỉ ghi chung chung thế này thì sẽ khó tìm ra được 1 kết quả đúng .
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,082
12
38
54
Rừng Tây Nguyên
Bạn nên nhớ là đối với lĩnh vực mua linh kiện về để bán đồng thời cũng sử dụng những linh kiện đó để lắp ráp thành nguyên bộ vậy không hạch toán vậy thì sao đây? ở đây không phải là nguyên vật liệu thuần túy để sản xuất đâu

Linh kiện là thành phẩm mua về lắp ráp thành 1 sản phẩm khác lúc bấy giờ thành phẩm mua về này trở thành NVL, hiểu thế đúng không các bác.
bong05
Còn lại sau khi lắp ráp bản chất vật đã lắp ráp xong đã thành thành phẩm chưa? hay vẫn ở trạng thái sản phẩm dở dang để xuất tiếp cho đơn vị khác thì khi đó mình nên nghĩ đến việc gia công hàng hóa.
Cái dòng tôi bôi đỏ hình như không ổn? gia công là việc làm công chứ không phải để bán.VD: Nhận linh kiện về lắp ráp hoặc sản xuất ra 1 sản phẩm khác xuất trả lại mới gọi là gia công.( chỉ có giá trị tăng thêm về tiền công)lại nói thế không biết đúng không nữa?
 
maitrinh

maitrinh

Cao cấp
14/11/06
313
0
16
TPHCM
Linh kiện là thành phẩm mua về lắp ráp thành 1 sản phẩm khác lúc bấy giờ thành phẩm mua về này trở thành NVL, hiểu thế đúng không các bác.

Cái dòng tôi bôi đỏ hình như không ổn? gia công là việc làm công chứ không phải để bán.VD: Nhận linh kiện về lắp ráp hoặc sản xuất ra 1 sản phẩm khác xuất trả lại mới gọi là gia công.( chỉ có giá trị tăng thêm về tiền công)lại nói thế không biết đúng không nữa?

Đúng nhưng chưa đủ.
Hợp đồng gia công có nhiều loại.
NVL của đối tác và bên nhận gia công chỉ tính tiền gia công
Bao luôn NVL và nhân công hay nói cách khác là gia công theo đơn đặt hàng ==> Cái này thì tự tìm NVL
 
D

dongnamnb

Sơ cấp
16/11/06
42
0
6
47
Thanh Hóa
Thanks cả nhà rất nhiều.
Mình xin nói rõ thêm về chủ đề để mọi người cùng trao đổi cho tập trung nhé:
C.ty mình nhập linh kiện máy tính để bán. Nếu khách mua lẻ thì xuất hóa đơn từng loại linh kiện. Nếu khách mua cả bộ máy tính thì sẽ lắp ráp thành bộ rồi xuất hóa đơn bộ máy tính cho khách. Linh kiện khi mua về chưa thể xác định được xuất bán lẻ hay sẽ dùng để lắp ráp nên mình đã hạch toán hết vào nợ 156.
Thanks!
 
D

dongho_cat

Cao cấp
2/7/05
213
2
18
Vỉ tuyến 17
Các bác có thể có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này: vật tư hay hàng hóa. Nhưng em thì nghĩ rằng khi nhập kho cái đó về thì ta không thể xác định nó là vật tư hay hàng hóa! mà nó chỉ được xác định chính xác khi có người mua hoặc đặt mua nó thôi. Thế nên theo em trong trường hợp này ta không nên bàn cãi gì nhiều về nó cả mà chỉ nên đưa nó vào tài khoản mà ta cho là phù hợp và theo dõi thôi(Chứ bây giờ các bác cứ lôi định nghĩa tài khoản 152, 156 ra thì không tìm được lối thoát đâu). Theo em trong case này ta cứ nên cho vào 156 la được.
Còn nửa em thấy cái này đâu có dính dáng gì đến gia công đâu nhỉ!
 
T

thd6758

Cao cấp
4/5/07
2,280
119
63
Hà Nội
Linh kiện máy tính, phụ tùng ô tô xe máy khi ta mua về nhằm mục đính là để bán đương nhiên nó là hàng hóa chứ ta không tự làm ra nó sao gọi là thành phẩm, mặt khác các linh kiện phụ tùng được lắp ráp thành bộ sản phẩm hoàn chỉnh nó có bị chế biến đâu mà gọi là nguyên vật liệu để rồi đem gia công. Mà một định nghĩa hết sức cơ bản là nếu nó được đem ra trao đổi trên thị trường thì bản chất nó là hàng hoá, cũng vì vậy người ta mới nói rằng lưu thông hàng hóa chứ không ai nói lưu thông nguyên vật liệu cả. Như thế thì trong trường hợp cụ thể của bạn Lê Thanh Hà việc hạch toán vào TK 156 là đúng nhất.
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,082
12
38
54
Rừng Tây Nguyên
Khi mua linh kiện về tất nhiên người mua chỉ biết đó là tên mặt hàng nào chứ không thể phân biệt nó là NVL hay là hàng hoá,chỉ có kế toán là người biết,thành phẩm của anh nhưng là NVL của tôi.Có ai bảo mua HH về để SX hàng hoá?
Mà một định nghĩa hết sức cơ bản là nếu nó được đem ra trao đổi trên thị trường thì bản chất nó là hàng hoá, cũng vì vậy người ta mới nói rằng lưu thông hàng hóa chứ không ai nói lưu thông nguyên vật liệu cả.
Cái HH này của bạn tôi mua về để sx thì là NVL của tôi chứ không còn là HH nữa.
Có thể xuất kho NVL để đi bán chứ không thể xuất kho hàng hóa để đi sản xuất hoặc gia công.
Tôi chưa thấy trường hợp
Nợ 154/156 hoặc Nợ 621,627/156 bao giờ cả.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Khi mua linh kiện về tất nhiên người mua chỉ biết đó là tên mặt hàng nào chứ không thể phân biệt nó là NVL hay là hàng hoá,chỉ có kế toán là người biết,thành phẩm của anh nhưng là NVL của tôi.Có ai bảo mua HH về để SX hàng hoá?

Cái HH này của bạn tôi mua về để sx thì là NVL của tôi chứ không còn là HH nữa.
Có thể xuất kho NVL để đi bán chứ không thể xuất kho hàng hóa để đi sản xuất hoặc gia công.
Tôi chưa thấy trường hợp
Nợ 154/156 hoặc Nợ 621,627/156 bao giờ cả.
Vấn đề này được trao đổi nhiều lần và có trong cách sách kế toán thương mại rồi.
Trường hợp mua về không phân biệt để bán hay sử dụng thì vẫn hạch toán vào 156.
Tuy nhiên nếu khi mua các linh kiện, khi bán lắp theo bộ theo yêu cầu khách hàng thì vẫn có thể hạch toán xuất bán từng linh kiện rời đó như là một mặt hàng.
Trường hợp mua về vừa bán linh kiện, vừa lắp ráp nhập kho để sau này bán thì trường hợp xuất linh kiện để lắp ráp nên hạch toán qua 154 bằng bút toán: N154/C156.
Các chi phí liên quan ghi N154/Có TK liên quan.
Khi nhập lại kho ghi: N156/C154.
Vấn đề chỉ thực sự phức tạp khi công ty mua máy cũ về, dỡ linh kiện ra để bán hoặc gộp thành một máy (dỡ vài máy mới lắp được một máy hoàn chỉnh). Khi đó cần phân bổ giá mua máy cũ cho các linh kiện thu được.
 
hoami281083

hoami281083

Guest
25/9/07
102
0
0
41
daklak
Khi mua linh kiện về tất nhiên người mua chỉ biết đó là tên mặt hàng nào chứ không thể phân biệt nó là NVL hay là hàng hoá,chỉ có kế toán là người biết,thành phẩm của anh nhưng là NVL của tôi.Có ai bảo mua HH về để SX hàng hoá?

Cái HH này của bạn tôi mua về để sx thì là NVL của tôi chứ không còn là HH nữa.
Có thể xuất kho NVL để đi bán chứ không thể xuất kho hàng hóa để đi sản xuất hoặc gia công.
Tôi chưa thấy trường hợp
Nợ 154/156 hoặc Nợ 621,627/156 bao giờ cả.

mình đồng ý với ý kiến của bác này, mình cứ nhập kho là NVL sau đó thì xuất bán NVL
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
mình đồng ý với ý kiến của bác này, mình cứ nhập kho là NVL sau đó thì xuất bán NVL
Ở đây người ta mua linh kiện về chủ yếu để bán, 1 phần mới lắp ráp thành bộ và bán theo bộ. Do đó không nên đưa vào tài khoản 152.
 
maitrinh

maitrinh

Cao cấp
14/11/06
313
0
16
TPHCM
Ở đây người ta mua linh kiện về chủ yếu để bán, 1 phần mới lắp ráp thành bộ và bán theo bộ. Do đó không nên đưa vào tài khoản 152.

Đúng rùi. Đưa vào 156. rồi xuất bán
Còn xuất lắp ráp thì lại đưa về 154
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều