SARS - Có phải trời kêu ai nấy dạ ?

  • Thread starter HaiTam
  • Ngày gửi
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
KHẨU TRANG và MẶT NẠ VỚI HỘI CHỨNG HÔ HẤP CẤP TÍNH THỂ NẶNG (SARS)

Cho đến hiện nay, khi bài này được viết thì chúng ta vẫn chưa biết tác nhân gây SARS chính xác là gì cả, ngoài việc thiên về một tác nhân thuộc họ Coronavirus, có thể là một loại gây bệnh ở vật vượt rào cản chủng loại nhảy sang lây bệnh ở người, có thể là một sự đột biến của vi rút thông thường có độc lực mạnh hơn. Nhưng vì là bệnh mới dấy lên nên mọi hiểu biết về bệnh vẫn chưa đầy đủ. Con đường lây truyền cho đến nay cũng chưa rõ thêm hơn, ngoài một cách được thấy rõ là tiếp xúc thật gần với các chất dịch tiết ra hoặc rơi vãi của bệnh nhân mắc SARS [12].

Như vậy mọi sự bàn luận thêm về SARS đều là mơ hồ, thiếu khoa học. Tuy nhiên, dù là tác nhân nào, những phân tích về tác dụng của chiếc khẩu trang đối với bệnh lây lan theo đường không khí trên đây đều chỉ dựa trên cơ sở của nguyên tắc phòng chống bệnh nhiễm trùng chung, cũng như những vận dụng cơ bản không liên quan gì đến SARS. Vàø có lẽ nguyên nhân mới gây SARS cũng không là một sự ngoại lệ.

Cho đến nay TCYTTG-một đại diện chuyên môn cao nhất thế giới vẫn không có thay đổi khuyến cáo của mình trong hướng dẫn quản lý bệnh nhân SARS là” Phải hạn chế di chuyển bệnh nhân SARS đến mức tối đa. Trong trường hợp phải di chuyển thì bệnh nhân phải mang mặt nạ N-95, nếu bệnh nhân không mang được [vì suy hô hấp] thì nhân viên di chuyển bệnh nhân phải mang” [13], cũng như các biện pháp bảo vệ cho những nhân viên y tế chăm sóc, tiếp xúc, xử lý chất thải, bệnh phẩm của bệnh nhân SARS, và thân nhân đến thăm. Chứ chưa có một khuyến cáo là người dân cần phải đeo khẩu trang để phòng chống SARS cả. Và hầu hết các khuyến cáo từ các tổ chức chuyên môn cao nhất của các nước như Mỹ, Hồng Kông cũng đều khuyến cáo như vậy [14, 15]

Ấy thế mà, người dân khắp nơi từ Mỹ đến Á đều nhất loạt bấu víu vào chỗ cứu cánh là từ chiếc khẩu trang đến cái mặt nạ. Chỉ trong một ngày công ty AnyMask đã bán sạch 1000 hộp mỗi hộp 50 chiếc khẩu trang qua internet; hay công ty 3M đã phải làm ca 24 giờ/ngày vì đơn đặt hàng khẩu trang lên đến hàng nghìn [16]. Câu chuyện còn lên cơn sốt hơn khi có nghi ngờ bệnh có khả năng lây lan qua đường không khí. Đã thế xem cách thức sử dụng khẩu trang thì có lẽ nguồn nguy cơ lây lan lại chính là chiếc khẩu trang cũng nên. Ngoài ra cũng nhiều trường hợp còn làm chuyện qua loa cho có là đi ngoài đường đưa tay bịt chặt lấy mũi miệng thì không bàn cũng đã thấy nguy cơ của việc nhiễm bệnh như thế nào, ngoài SARS. Chuyện đáng nói hơn là không chỉ người dân thiếu kiến thức, thiếu thông tin, mà chính những cơ quan có thẩm quyền cũng như cơ quan Y tế cũng có khuyến cáo cho dân chúng phải mang khẩu trang. Một trang nhà của giới Bác sĩ Mỹ cũng có một phần về SARS , có giải thích biện pháp phòng chống SARS :” rửa tay thường xuyên, vứt bỏ khăn giấy sau khi dùng để xì mũi, lau mặt, ho đúng cách, tránh tiếp xúc giáp mặt với người bệnh”, nhưng ngay dưới đó là Một quảng cáo “Để giảm nguy cơ SARS DoctorSolve chỉ còn có giới hạn khẩu trang và găng tay mà thôi” [17], rất mơ hồ và hấp dẫn!. Đội đặc nhiệm (Task Force) chống SARS của Viện Đại học Trung quốc ở H?ng Kông (CUHK) đã ban hành chính sách “TẤT CẢ mọi người PHẢI đeo khẩu trang trong khuôn viên CUHK [18].

Quay trở lại những điều đơn giản về cách thức giữ vệ sinh chung, như rửa tay sạch với xà phòng bình thường, giữ vệ sinh cá nhân như dùng khăn tay để xì mũi, che miệng mũi khi hắt hơi, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tắm rửa sạch khi về nhà là những phương thức vệ sinh cổ xưa thông thường mà rất hiệu quả. Trong mùa dịch thông tin và khuyến cáo của các tổ chức Y tế thẩm quyền cấp quốc tế là TCYTTG rất quan trọng, vì ở đó là nơi có thể tập hợp được các chuyên gia hàng đầu về y tế của thế giới, nên những khuyến cáo đưa ra đều dựa trên cơ sở dữ liệu hiện hành và có bàn thảo kỹ cũng như có tính khoa học.

Còn về SARS hay bất kỳ một nguyên nhân gây bệnh nào khác, cũng chỉ là một trong rất nhiều nguy cơ cho sức khoẻ của mỗi người chúng ta. Các nguy cơ này không phân biệt đẳng cấp, địa vị trong xã hội, biên giới địa lý, chỉ có điều khác nhau về loại nguy cơ và tần suất nguy cơ mà thôi. Việc quá chú tâm vào một nguy cơ tưởng như “chết người” có thể ta lại bị xao lãng các nguy cơ khác tưởng như vô hại, nhưng lại có thể trở thành mối đe doạ ngay tức thời. Lo lắng quá mức, cũng là một nguy cơ cho sức khoẻ. Một hơi thuốc lá sau một vài giờ “đánh vật” với chiếc khẩu trang có khi lại là một nguy cơ cao hơn SARS cũng nên. Và người bị hít phải khói thuốc đó còn có nguy cơ cao hơn hít phải bầu không khí ở Hồng Kông lúc này!

(Ykhoanet)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA