tỷ giá hoạch toán! Cám ơn bạn đã trả lời. Nhưng cho mình hỏi phần chênh lệch tỉ giá bạn hạch toán là phần chênh lệch do sự khác nhau giữa hệ số ngân hàng và tỉ giá quy đổi ra VNĐ. Vậy còn phần chênh lệch giữa tỉ giá hạch toán của EURO và tỉ giá ghi số của EURO lúc ghi tăng EURO thì thế nào. Chân thành cảm ơn bạn.
Trước hết, tôi trả lời câu hỏi là: cơ quan thuế có thắc mắc gì với tỷ giá hoạch toán đã lựa chọn không? xin thưa là không? vì bạn lựa chọn cách hoạch toán nào thì đến cuối kỳ bạn cũng phải điều chỉnh theo 1 tỷ giá xác định cuối kỳ là tỷ giá thực tế liên ngân hàng tại ngày 31/12. Như vậy, nếu bạn hiểu được bản chất của vấn đề thì bạn sẽ nhận ra ngay rằng phương pháp hoạch toán tăng giảm ngoại tệ theo tỷ giá thực tế chỉ là đánh giá liên tục giá trị các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo giá thị trường (nếu có phát sinh) và nghiễm nhiên sự tăng giảm liên tục của tỷ giá ngọại tệ thực tế có thay đổi đến đâu đi nữa thì giá trị tăng giảm do chênh lệch chẳng khác gì nhau cả vì cuối kỳ nó được điều chỉnh về 1 giá trị xác định bắt buộc. Nghĩa là áp dụng tỷ giá hoạch toán để ghi sổ bạn có thể thay dổi đựoc chút ít lãi lỗ tài chính khi các khoản mục này phát sinh chứ không thay đổi được lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá tại thời điểm cuối kỳ hoạch toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đâu ạ.
Còn với nghiệp vụ khi chuyển đổi từ $ sang Eu thì bạn buộc phải quy đổi 2 lần cho trường hợp này mà không được hoạch toán thẩng giữa E và $ như trên. Vì nếu hoạch toán như thế vô hình chung thừa nhận $ là đồng tiền trung gian chuyển đổi đuợc chấp nhận như vnđ trong ghi sổ kế toán mà không phải là ngoại tệ
Tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
Nợ TK 1122 (Eu): Tỷ giá thực tế x số Eu (1)
Có TK 1122($): Tỷ giá hoạch toán $ x số $ chuyển đổi (2)
Nợ 635/ có 515: chênh lệch giữa 1 và 2