khấu hao và ảnh hưởng tiền cuối kỳ!

  • Thread starter lady1983
  • Ngày gửi
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
Ờ! Trước đây đã có tranh cãi về vấn đề này rồi nhưng giờ mình bắt đầu theo một hướng khác thì có vẻ tốt hơn!
Vấn đề này đã tranh cãi từ trước rồi nhưng do không giữ được thái độ tranh cãi khả dĩ để tiếp tục với lại có vẻ như xa đề so với câu hỏi ban đầu nên đã chấm dứt. Giờ mình lại đưa lên:
+ Trong rất nhiều sách phân tích tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh, dự báo ngân sách và luồng tiền cũng như phân tích dòng ngân lưu thì đều có tính khấu hao vào dòng tiền của doanh nghiệp trong kỳ;
Trong sách "Quản trị các ngân hàng thương mại" - KTQD - có đoạn: Dòng tiền của doanh nghiệp có được = Lợi nhuận sau thuế + khấu hao + tăng khoản phải trả + chi phí không bằng tiền + tăng giảm khấu hao và khoản phải thu (+/-).
+ Từ công thức kinh tế chính trị: T - H -....H' - T': Tiền (tư bản) đầu tư ban đầu vào tư liệu lao động (tài sản cố định) sẽ thu hồi lại ít nhất là đúng bằng (mong muốn là lớn hơn) tiền bỏ ra ban đầu - nghĩa là (nên hiểu) khấu hao là tiền của doanh nghiệp đã thu về từ khoản đầu tư ban đầu. (chênh lệch giữa T' và T là thặng dư)
+ Đẳng thức kế toán: Tiền và tương đương tiền =
= Vốn và quỹ khác + nợ phải trả - (tài sản ngắn hạn khác tiền + Tài sản DH)
Tài sản dài hạn trong kỳ sẽ giảm đúng bằng khấu hao (mặc định "quy mô" sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp không thay đổi so với kỳ trước).
+ Ở phương pháp gián tiếp khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo hướng dẫn có đoạn (đại loại): Tiền và tương đương tiền cuối kỳ trước được xác định bằng lợi nhuận sau thuế điều chỉnh cho các khoản khấu hao,... Vậy điều chỉnh nên hiểu là cộng vào và tất nhiên ai cũng phải đặt dấu cộng trước khoản khấu hao khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Trong kế toán chúng ta trích lập khấu hao và đường đi của nó như sau:
214 -> 632; 641; 642 = 511 +/- lãi/lỗ
511 = tiền tương đương tiền (doanh thu bằng tiền) + phải thu
Phải thu mặc định là = 0 để dễ nhìn thấy khấu hao chuyển hoá thành tiền trên bảng cân đối kế toán
Các chi phí không bằng tiền khác trong kỳ = 0 (mặc định ngoài khấu hao ra không có chi phí không bằng tiền nào khác)
+ Cuối cùng quan trọng nhất: trong sách phân tích hoạt động tài chính (mình không nhớ rõ trích dẫn ở trang nào và tác giả nào) có đoạn khẳng định: Khấu hao không phải là tiền mà là chi phí không bằng tiền nhưng điều vô lí là ở các chương trước của quyển sách này lại có hướng chứng minh (hoặc làm sáng tỏ) khấu hao làm tăng tiền.
Giờ mình sẽ đặt ra câu hỏi: Khấu hao có ảnh hưởng đến tiền và tương đương tiền cuối kỳ của doanh nghiệp hay không??? Nếu không, hãy cho tôi ví dụ dẫn chứng! Nếu có, hãy phủ định đoạn bôi đen trong ý thứ 5
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

dongho_cat

Cao cấp
2/7/05
213
2
18
Vỉ tuyến 17
Hôm nay mình chưa thể gởi cho bạn được một ví dụ thực tế (hơi dài dòng một chút). Nhưng với câu hỏi trong bài viết của bạn mình có thể khẳng định rằng: Trong thực tế khấu hao không ảnh hưởng đến tiền cuối kỳ của mình mà chỉ có phương pháp khấu hao kết hợp với chính sách thuế mới ảnh hưởng đến tiền cuối kỳ của mình mà thôi bạn à.
Mình có thể trao đổi thêm cùng bạn ở vấn đề này nhé.
Chúc tốt lành!
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Khấu hao và Tiền

Có đôi điều cần phải làm rõ trước khi đi vào trả lời câu hỏi của chị. Điều thứ nhất là Nghĩa Của Từ. Chắc chị cũng đồng ý rằng để giải thích nghĩa của một từ (một nhóm từ) ắt hẳn phải đặt chúng vào một ngữ cảnh cụ thể mới hiểu đúng được nghĩa của chúng trong ngữ cảnh ấy. Điều thứ hai là Bản Chất Của Vấn Đề. Đôi khi cách dùng từ chưa được chuẩn xác lắm nhưng cái điều cần làm sáng tỏ chính là bản chất vấn đề. Cho nên, cũng cần phải hiểu mục tiêu của sự tranh luận là gì. Hai điều nói trên thường làm cho một cuộc tranh luận đi vào hai hướng:
-hoặc là, tôi cho rằng vấn đề A phải là như thế này trong điều kiện X; anh lại cho rằng vấn đề A phải là như thế kia trong hòan cảnh Y; té ra chúng mình cũng nhất trí với nhau “về cơ bản” hén!
-hoặc là, tôi giải thích vấn đề A theo hướng này nhằm mục đích X; anh lại giải thích vấn đề A theo hướng kia nhằm để làm việc Y; vậy ra mình chả có việc gì phải tranh luận hỉ!

Bởi vì câu hỏi mà chị đặt ra “Khấu hao có ảnh hưởng đến tiền và tương đương tiền cuối kỳ của doanh nghiệp hay không???” rất là nhiều khả năng đi vào hai hướng nêu trên nên ý định tranh luận của em sẽ:
- lọai trừ vấn đề ngữ nghĩa chính xác của từ.
- giả định bản chất câu hỏi của chị được diễn giải như sau: Dòng tiền tức là dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp. Nếu xem khấu hao không phải là dòng tiền vậy tại sao trong Báo cáo LCTT, các vấn đề về kinh tế và kế tóan khác, đều gắn bó khấu hao trong các tính tóan liên quan tới tiền (và tương đương tiền-chỗ này nói gọn lại cho dễ viết)?
Vậy nếu chị có hơn 90% đồng ý với cách đặt vấn đề của em trên đây thì mới bỏ công xem tiếp lập luận ở các đọan dưới tiếp theo sau.

Trong lập luận của mình, chị đã dẫn ra nhiều sách về quản trị tài chánh, kinh tế chính trị, kế tóan…chỉ để thấy rằng không chỉ một mà ở nhiều góc độ khác nhau, khấu hao cũng luôn gắn bó với tiền, vậy sao khấu hao không phải dòng tiền? Biết rằng như vậy nhưng em vẫn không tránh khỏi thấy ngưỡng mộ sự uyên bác của chị (rất thật lòng).

Em mạn phép đánh số các ý của chị (có dấu cộng đằng trước) theo thứ tự đã trình bày từ 1 đế 6 cho dễ gọi. Em lại chia chúng vào hai nhóm vì theo em chỉ tựu trung một số ý chính sau:
Nhóm A gồm các ý 2,3,5: Khấu hao chuyển hóa thành tiền.
Nhóm B gồm các ý 1,4,6: Quá trình tính dòng tiền ta lấy lợi nhuận cộng cho các khỏan chi phí không bằng tiền (giả định chỉ có khấu hao) +/-…(đọan …không cần bàn thêm).

Em thảo luận về nhóm A trước. Nói khấu hao chuyển hóa thành tiền thì chưa rõ nghĩa lắm. Nên nói là tài sản đã chuyển hóa từng phần dưới hình thức khấu hao. Tiền là một dạng tài sản đặc biệt, tự thanh khỏan trong khi tài sản khác, có tính thanh khỏan cao hay thấp là tùy khả năng được chuyển hóa thành tiền nhanh hay chậm. Khi các tài sản này được đem ra trao đổi (hoặc bán đi) lấy tiền thì lúc ấy chúng mới chuyển hóa thành tiền. Chị để ý trong ý số 2, công thức kinh tế chính trị T-H…H’-T’ có dấu gạch nối giữa T và H, giữa H’ và T’ và có dấu ba chấm giữa H và H’, ý muốn bày tỏ có nhiều quy trình chuyển hóa xảy ra ở đây. Người ta không lấy tiền mua khấu hao hoặc bán khấu hao để lấy tiền mà dùng tiền T mua hàng hóa H (một dạng tài sản) và bán hàng hóa làm ra (H’) thu về tiền T’ (kỳ vọng là lớn hơn T). Thế thì khấu hao nằm đâu trong quy trình này? Đọan ba chấm là chỗ mà sức lao động tác động vào công cụ lao đông để làm cho tư liệu lao động chuyển hóa hình thái vật chất của mình. Nhưng về mặt kế tóan, các công cụ lao động này, như máy móc thiết bị chẳng hạn, không chuyển hóa hết một lần mà là từng phần giá trị, qua từng kỳ sản xuất, vào giá trị sản phẩm, dưới hình thức gọi là khấu hao.
Cho nên mới nói tới ý thứ 3, chị nêu lên đẳng thức kế tóan và nghĩ rằng khấu hao là tiền là suy luận khá cưỡng…đọat (chỗ này dùng từ không chính xác nhưng nghe văn minh hơn!). Công thức kế tóan của chị trình bày hai vế cân đối về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp được viết lại như sau: Tiền + Tài sản (khác tiền) = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả. Khi Tài sản khác tiền bỏ bạn sang sông thì tiền cô đơn giá lạnh như công thức của chị. Tuy nhiên, tại đây, tiền và tài sản khác tiền chỉ thể hiện sự dính dáng bên ngòai như chén và đũa khi xét trong một tổng thể lớn hơn là tài sản doanh nghiệp chứ không phải là sự dính dàng bên trong như thịt và mỡ theo kiểu khấu hao là tiền.
Ủa lạ, dòng trên nghe hơi kỳ kỳ, đang nói tới tài sản và tiền sao lại chen khấu hao vô? Hay là đến lượt em lại lập luận …cưỡng đọat! Thực ra là do em không biết cách trình bày mạch lạc hơn, em tham lam muốn thòng thêm ý thứ 5 của chị để bàn luôn một thể. Khi chị sử dụng quy trình hạch tóan kế tóan, đưa khấu hao vào giá vốn (C214->N632) rồi bán hàng thu tiền (C511-N111) để hôn phối khấu hao với tiền thì cũng là ép duyên nốt vì thực ra giá trị khấu hao nằm trong giá trị của sản phẩm được sản xuất trước khi sản phẩm được đem bán và thu tiền. Vậy nên trên bảng cân đối kế tóan, tài sản dài hạn giảm đi một lượng chính bằng khấu hao (giả định quy mô sản xuất không đổi), khỏan giảm đi này không đi vào tiền ngay mà đi vào tài sản lưu động khác tiền trước-thành phẩm tồn kho (giả định là chưa bán hàng ngay để chuyển hóa H’-T’).
Tạm kết luận: không nói khấu hao là tiền mà nói tài sản dài hạn đã chu chuyển từng phần giá trị của mình vào giá trị sản phẩm hàng hóa trong từng kỳ sản xuất dưới hình thức khấu hao.

Trời đất, bỏ công khó nhọc đọc dài thế mà vẫn không thõa mãn cái ý tại sao khấu hao không là dòng tiền! Tại vì sau đây mới lập luận tiếp về nhóm ý B chứ bộ (do chị đưa ra hơn ba lọai sách với lại 6 ý mà lỵ!).
Nếu đã làm phiền chị (và có thể là các bạn khác) bớt nhiệt tình thì em nói gọn lại luôn. Khi chị thấy trong sách quản trị, dòng tiền được tính bằng cách lấy lợi nhuận cộng với các khỏan chi phí không bằng tiền như khấu hao chẳng hạn…và trên báo cáo LCTT của doanh nghiệp cũng trình bày như vậy thì không phải là khấu hao ảnh hưởng tới dòng tiền theo nghĩa nó làm tăng hay giảm dòng tiền mà chính là sự lọai trừ ảnh hưởng của phương pháp kế tóan trên cơ sở dồn tích, đưa lợi tức quay về phương pháp kế tóan cơ sở dòng tiền.
Khi doanh nghiệp bỏ tiền ra để có tài sản dài hạn thì thời điểm đó mới được xem là có dòng tiền đi ra (cho họat động đầu tư), lúc này chưa có khấu hao (hoặc phân bổ). Khi sản xuất sản phẩm thì trong giá trị của sản phẩm có giá trị khấu hao (như đã bàn ở trên), nhưng tại thời điểm này doanh nghiệp lại không chi tiền ra nữa, nghĩa là không có dòng tiền đi ra. Do đó mới nói khấu hao không là dòng tiền mà là chi phí không bằng tiền.
Em lưu ý chị ở chỗ phương pháp dùng cho báo cáo LCTT nói trên là phương pháp gián tiếp, suy ngược từ kết quả họat động sxkd (lợi tức), mà cái sự trông đợi nhất của sự nghiệp kinh doanh này thì lại “bị” hạch tóan theo cái vòng rắm rối của kế tóan cơ sở dồn tích và sự lột trần đến tận chi tiết của các kế tóan gia là hàm chứa khấu hao trong giá vốn. Nói đơn giản hơn, khi dùng phương pháp trực tiếp để lập báo cáo LCTT thì ta không bị “quấy rầy” bởi khấu hao (và phân bổ) nữa. Các sư huynh muội này đâu có được chi ra bằng tiền trong kỳ tính tóan đâu mà cộng hay trừ vào (không phải là dòng tiền ra hay dòng tiền vào). Đơn giản chỉ là sổ tiền mặt (và tiền ngân hàng các kiểu…) được nhóm theo các lọai họat động cho dễ hình dung và phân tách cái sự cần phân tách: họat động sxkd, họat động đầu tư, họat động tài chánh. (Không chừng mai kia còn nở ra nhóm họat động phi tài chánh nữa!). Chị thấy, dù là phương pháp nào thì dòng tiền thuần trong kỳ cũng phải bằng chên lệch giữa tiền tồn đầu kỳ và tiền tồn cuối kỳ mà. Vậy thì các chi phí không bằng tiền như khấu hao chẳng hạn đâu có cái tích sự gì ở đây!
Thay lời kết, cảm ơn mọi người đã bỏ công đọc. Hễ thấy chỗ nào sai thì sữa nha. Ý chính vẫn là không kết luận thô bạo Khấu Hao Không Phải Là Tiền nhưng bảo vệ quan điểm Khấu Hao Không Là Dòng Tiền, Khấu Hao Là Chi Phí Không Bằng Tiền.
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
cảm ơn songcham!

Bởi vì câu hỏi mà chị đặt ra “Khấu hao có ảnh hưởng đến tiền và tương đương tiền cuối kỳ của doanh nghiệp hay không???” rất là nhiều khả năng đi vào hai hướng nêu trên nên ý định tranh luận của em sẽ:
- lọai trừ vấn đề ngữ nghĩa chính xác của từ.
- giả định bản chất câu hỏi của chị được diễn giải như sau: Dòng tiền tức là dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp. Nếu xem khấu hao không phải là dòng tiền vậy tại sao trong Báo cáo LCTT, các vấn đề về kinh tế và kế tóan khác, đều gắn bó khấu hao trong các tính tóan liên quan tới tiền (và tương đương tiền-chỗ này nói gọn lại cho dễ viết)?
Vậy nếu chị có hơn 90% đồng ý với cách đặt vấn đề của em trên đây thì mới bỏ công xem tiếp lập luận ở các đọan dưới tiếp theo sau.

Trong lập luận của mình, chị đã dẫn ra nhiều sách về quản trị tài chánh, kinh tế chính trị, kế tóan…chỉ để thấy rằng không chỉ một mà ở nhiều góc độ khác nhau, khấu hao cũng luôn gắn bó với tiền, vậy sao khấu hao không phải dòng tiền? Biết rằng như vậy nhưng em vẫn không tránh khỏi thấy ngưỡng mộ sự uyên bác của chị (rất thật lòng).

Em thảo luận về nhóm A trước. Nói khấu hao chuyển hóa thành tiền thì chưa rõ nghĩa lắm. Nên nói là tài sản đã chuyển hóa từng phần dưới hình thức khấu hao. Tiền là một dạng tài sản đặc biệt, tự thanh khỏan trong khi tài sản khác, có tính thanh khỏan cao hay thấp là tùy khả năng được chuyển hóa thành tiền nhanh hay chậm. Khi các tài sản này được đem ra trao đổi (hoặc bán đi) lấy tiền thì lúc ấy chúng mới chuyển hóa thành tiền.
. Nhưng về mặt kế tóan, các công cụ lao động này, như máy móc thiết bị chẳng hạn, không chuyển hóa hết một lần mà là từng phần giá trị, qua từng kỳ sản xuất, vào giá trị sản phẩm, dưới hình thức gọi là khấu hao.
Công thức kế tóan của chị trình bày hai vế cân đối về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp được viết lại như sau: Tiền + Tài sản (khác tiền) = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả. Khi Tài sản khác tiền bỏ bạn sang sông thì tiền cô đơn giá lạnh như công thức của chị. Tuy nhiên, tại đây, tiền và tài sản khác tiền chỉ thể hiện sự dính dáng bên ngòai như chén và đũa khi xét trong một tổng thể lớn hơn là tài sản doanh nghiệp chứ không phải là sự dính dàng bên trong như thịt và mỡ theo kiểu khấu hao là tiền.
, đưa khấu hao vào giá vốn (C214->N632) rồi bán hàng thu tiền (C511-N111) để hôn phối khấu hao với tiền thì cũng là ép duyên nốt vì thực ra giá trị khấu hao nằm trong giá trị của sản phẩm được sản xuất trước khi sản phẩm được đem bán và thu tiền. Vậy nên trên bảng cân đối kế tóan, tài sản dài hạn giảm đi một lượng chính bằng khấu hao (giả định quy mô sản xuất không đổi), khỏan giảm đi này không đi vào tiền ngay mà đi vào tài sản lưu động khác tiền trước-thành phẩm tồn kho (giả định là chưa bán hàng ngay để chuyển hóa H’-T’).Tạm kết luận: không nói khấu hao là tiền mà nói tài sản dài hạn đã chu chuyển từng phần giá trị của mình vào giá trị sản phẩm hàng hóa trong từng kỳ sản xuất dưới hình thức khấu hao.

và trên báo cáo LCTT của doanh nghiệp cũng trình bày như vậy thì không phải là khấu hao ảnh hưởng tới dòng tiền theo nghĩa nó làm tăng hay giảm dòng tiền mà chính là sự lọai trừ ảnh hưởng của phương pháp kế tóan trên cơ sở dồn tích, đưa lợi tức quay về phương pháp kế tóan cơ sở dòng tiền.

Thay lời kết, cảm ơn mọi người đã bỏ công đọc. Hễ thấy chỗ nào sai thì sữa nha. Ý chính vẫn là không kết luận thô bạo Khấu Hao Không Phải Là Tiền nhưng bảo vệ quan điểm Khấu Hao Không Là Dòng Tiền, Khấu Hao Là Chi Phí Không Bằng Tiền.

cảm ơn songcham rất nhiều. Thực ra vấn đề mình nêu đã xuất hiện rất nhiều tranh cãi, không chỉ đơn thuần xuất hiện tranh cãi trước đây trên diễn đàn này mà có nhiều tranh cãi giữa nhiều người đã từng bỏ thời gian nghiên cứu và cãi về vấn đề này. Mình chỉ là vô tình nhận thức ra điều này khi mình lập dự án (lập báo cáo tài chính dự toán - có báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Chung quy lai tất cả những đoạn mà mình bôi đen của bạn đều liên quan đến việc có thể phủ định lại kết quả mà bạn đang phủ định nó: Với cụm từ quy mô không thay đổi có nghĩa là mình không có chênh lệch tồn kho, không có chênh lệch mua bán nợ..
Thì đẳng thức kế toán của mình sẽ khẳng định là tiền cuối kỳ tăng lên đúng bằng khấu hao và lãi sau thuế.
Điều quan trọng nữa, khi ngân hàng thẩm định doanh nghiệp chúng ta về khả năng chi trả bằng dự án thì người ta có cộng cả khấu hao vào
Nghiễm nhiên, vế trái của bảng cân đối là tài sản của doanh nghiệp và các tài sản này chuyển hoá lẫn nhau nhưng mặc định tất cả tài sản được tài trợ bằng tiền thì cuối cùng qua khấu hao nó đem lại tiền (không có trao đổi ngang giá như kiểu đem tài sản đổi tài sản đâu nhé; bởi tiền thay thế cho vật ngang giá rồi!).
Trong cuốn sách đã khẳng định khấu hao chỉ là chi phí không bằng tiền thì xu hướng viết của người ta cũng không rõ ràng lằm về điều này (kể cả ví dụ dẫn chứng). Tớ mạn phép khẳng định là người ta thừa kế cụm từ này.
Mình chỉ biết cách lập BCLCTT thôi và có hiểu sơ sơ về nó có thể là mình chưa hiểu thật sự về nó nhưng theo mình báo cáo lưu chuyển tiền tệ (2 phương pháp cùng 1 kết quả nhé) làm rõ lên tiền của doanh nghiệp được tạo từ đâu:
- Từ bán các khoản đầu tư
- Bán tài sản
- Doanh thu bằng tiền
- Vay vốn
...
Cụm từ ngữ được mình nhấn mạnh thể hiện khấu hao được chuyển hoá thành tiền. Và tất nhiên là với ý của bạn là tiền với khấu hao không dính dáng đến nhau như thịt với mỡ thì hẳn là như thế với đoạn bôi đậm trên. Nhưng ...
Việc nảy sinh mâu thuẩn ở đây là vì chúng ta quá dựa vào các nguyên tắc kế toán và đánh giá các tài sản của doanh nghiệp độc lập với nhau.
Cuối cùng! mình rất cảm ơn về bài viết của bạn! Bài viết của bạn rất có chiều sâu và khả năng sử dụng từ ngữ tốt! Rất vui được gặp bạn trên diễn đàn này! Bạn và một người nữa là 2 trong những người mà tôi muốn trao đổi nhiều để có thể bù đắp khiếm khuyết.
p/s: có thể vấn đề này nên chấm dứt ở đây! chúng ta sẽ nghiên cứu đến vấn đề khác nhé!
Thêm một tí ở chữ Nhưng... (do cái phần mềm này mà mình không chèn được)
Nhưng...2 phương pháp cùng cho ra một kết quả! và phương pháp gián tiếp cho mình thấy rõ ràng nhất là người ta đã phải cộng khấu hao vào lợi nhuận sau thuế để tính tiền cuối kỳ của doanh nghiệp (cũng như cán bộ ngân hàng đã làm). Vì vậy, mình mới xuất hiện câu hỏi phụ ở bài đầu tiên là: có nên hiẻu điều chỉnh là cộng vào hay không?
Một đoạn bôi đậm từ bài viết của bạn là tài sản chuyển hóa vào hàng hóa hay đại loại thế thì đấy là khi vòng kinh doanh mới thực hiện đưọc 1 nửa. nó đi thêm một bước nữa là tiền. Nhưng cũng từ đó mà bạn có thể khẳng định ngược lại thì tiền là tiền khi xoay 1 vòng. Ôi mình lại quẩn rồi! thế thôi nhé! hổng nói nữa!
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Mình đã từng tranh luận với Lady1983 nên khi tham gia vào topic này mong Lady 1983 dừng cho rằng mình vào đây để "chen ngang" với bạn. Mình chỉ muốn trao đổi nhằm làm rõ vấn đề hơn thôi.

Ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp nên ngân hàng cộng CP khấu hao (cũng như CP lãi vay) vào lợi nhuận vì Khấu hao là chi phí không phải bằng tiền, doanh nghiệp không phải dùng tiền thanh toán, và do vậy cộng khấu hao lại lợi nhuận để đánh giá khả năng thanh toán lãi vay.

Phương pháp lập BCLCTT gián tiếp đơn thuần cộng CP khấu hao vào Lợi nhuận để tính dòng thu tiền vì PP này xuất phát từ lợi nhuận để tính dòng thu tiền.
Vì khấu hao làm giảm lợi nhuận nhưng không giảm tiền (CP không bằng tiền) nên sẽ được cộng lại để tính dòng thu (cũng như các CP không bằng tiền khác như lập thêm dự phòng,...)
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
em chẳng nghĩ gì cả đâu mà!

Mình đã từng tranh luận với Lady1983 nên khi tham gia vào topic này mong Lady 1983 dừng cho rằng mình vào đây để "chen ngang" với bạn. Mình chỉ muốn trao đổi nhằm làm rõ vấn đề hơn thôi.

Ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp nên ngân hàng cộng CP khấu hao (cũng như CP lãi vay) vào lợi nhuận vì Khấu hao là chi phí không phải bằng tiền, doanh nghiệp không phải dùng tiền thanh toán, và do vậy cộng khấu hao lại lợi nhuận để đánh giá khả năng thanh toán lãi vay.

Phương pháp lập BCLCTT gián tiếp đơn thuần cộng CP khấu hao vào Lợi nhuận để tính dòng thu tiền vì PP này xuất phát từ lợi nhuận để tính dòng thu tiền.
Vì khấu hao làm giảm lợi nhuận nhưng không giảm tiền (CP không bằng tiền) nên sẽ được cộng lại để tính dòng thu (cũng như các CP không bằng tiền khác như lập thêm dự phòng,...)

Rất cảm ơn bài viết của chị! em không có ý kiến gì cả! Vì bản thân em cũng đưa ra đủ các ý kiến về khấu hao và tiền mà! Vấn đề chắc chắn là không dừng lại ở đây mà còn có thể tiếp diễn vào lúc khác. Nhưng thời điểm hiện tại, do giới hạn về hiểu biết vấn đề và giới hạn bởi khả năng sử dụng từ ngữ nên em cũng không có thêm bất cứ ý kiến nào về 2 vấn đề mà em nêu trên. bản thân em vẫn giữ ý kiến nghiêng về ảnh hưởng của khấu hao với tiền. Những ý kiến phản biện là cơ sở để em có thể nhận thức tốt hơn vấn đề hoặc là cơ sở để em có thể phản biện tốt hơn để bảo vệ ý kiến của em khi em đã biết "người ta sẽ đánh vào chỗ nào".
p/s: Dù có những tranh cãi và mâu thuẫn với nhau trước đây nhưng bản thân em vẫn thừa nhận em chưa thấy ai trong diễn đàn này có được kiến thức về luật và nắm rõ luật như chị.
To: Chị hien, songcham....
Em thường có những suy diễn nói chung là hơi khác người một tí! sắp tới em sẽ up một đề tài khác để chúng ta có thể mổ xẻ nó xem thế nào! Nội dung chủ đề này liên quan đến: thuế GTGT là thuế gián thu! Doanh nghiệp không mất gì vì bản chất nó là thuế gián thu!
Tiêu đề là như thế! Còn nội dung em sẽ đưa dẫn chứng để chúng ta tiếp tục mổ xẻ! Hiện tại em đang bận một tí vả lại cần thời gian tích lược lại các luận cứ để người đọc dễ nắm bắt hơn! (và cũng dễ trả lời nữa)
 
T

trieukhang

Cao cấp
1/5/08
606
2
0
SG
Các vấn đề mà các bạn trao đổi rất thú vị:
"Khấu hao có ảnh hưởng đến tiền và tương đương tiền cuối kỳ của doanh nghiệp hay không??? Nếu không, hãy cho tôi ví dụ dẫn chứng"
"thuế GTGT là thuế gián thu! Doanh nghiệp không mất gì vì bản chất nó là thuế gián thu!"
Ở 2 khía cạnh của tài chính doanh nghiệp và tài chính công.
Có dịp sẽ trao đổi các bạn.
Chào
 
T

trieukhang

Cao cấp
1/5/08
606
2
0
SG
Đặt ngược vấn đề về thuế TTĐB: thuế TTĐB có phải là thuế gián thu không? Doanh nghiệp có mất hay không mất gì ? Và bản chất kinh tế thuế TTĐB?
Các bạn cùng nghiên cứu và trao đổi
Chào
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA