Thắc mắc về "Tiếng Anh học thuật"

  • Thread starter IKeToan
  • Ngày gửi
I

IKeToan

Guest
6/5/13
2
0
0
Đồng Nai
Chào cả nhà, e là newbie, e có nghe về thuật ngữ " tiếng Anh học thuật " nhưng còn lơ mơ quá , gia đình kế toán mình ai nắm cái thuật ngữ này thì định nghĩa giúp em với :eek:know:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lamtrinh98

Sơ cấp
27/2/12
6
3
3
35
hn
Ðề: Thắc mắc về " tiếng Anh học thuật "

Chào IKeToan, thuật ngữ " Tiếng Anh học thuật " được hiểu nôm na ngoài 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, còn thêm kỹ năng học tiếng Anh phục vụ mục đích học tập ở bậc cao hơn hoặc đi du học.
 
I

IKeToan

Guest
6/5/13
2
0
0
Đồng Nai
Ðề: Thắc mắc về " tiếng Anh học thuật "

Chào IKeToan, thuật ngữ " Tiếng Anh học thuật " được hiểu nôm na ngoài 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, còn thêm kỹ năng học tiếng Anh phục vụ mục đích học tập ở bậc cao hơn hoặc đi du học.

Oh vậy ah , vậy anh Lamtrinh98 cho em hỏi có tài liệu nào để mình học hay chỗ nào trainning tốt ko a ? E ở Sài Gòn nhé
 
hanhthuyIT

hanhthuyIT

Sơ cấp
27/2/12
6
0
1
35
hn
Ðề: Thắc mắc về "Tiếng Anh học thuật"

Hi bạn, nếu bạn hiểu chưa rõ về thuật ngữ này, mìh giải thik cho bạn thế này nhé, cũng ngắn gọn thôi

Sự khác biệt giữa tiếng Anh học thuật và tiếng Anh giao tiếp: theo mình cái tên của 2 hình thức tiếng Anh này có thể cho bạn biết nội dung chính của nó rồi. Mình nghĩ trong cuộc sống không phải ai cũng có thể tách rời giữa ngôn ngữ học thuật và giao tiếp một cách rạch ròi được. Đơn giản là trong tiếng Việt, chúng ta đều cần cả tiếng Việt học thuật (hay sách vở) hay tiếng Việt giao tiếp cho cuộc sống hàng ngày. Tiếng Việt học thuật chúng ta dùng để đọc báo, đọc sách hay viết bài, trả lời thư tín, mail; còn tiếng Việt giao tiếp thì chúng ta dùng trong văn nói, trò chuyện hàng ngày với bạn bè. Tuy nhiên, những người được coi là tầng lớp trí thức hay học thức cao thì sự khác biệt giữa ngôn ngữ học thuật và giao tiếp là không nhiều, bởi vì khi nói họ hạn chế sử dụng ngôn ngữ bình dân, văn nói trong ngôn ngữ giao tiếp của họ. Khi chúng ta nghe họ nói, ta sẽ thấy ngôn ngữ, cách dùng từ của họ rất phong phú, và cũng có thể rất "sách vở." Đôi lúc chúng ta cũng có thể tự hỏi tại sao tiếng Việt của họ lại giỏi hơn tiếng Việt của mình, bởi vì ngôn ngữ học thuật luôn đa dạng.

Quay trở lại tiếng Anh, mình nghĩ cũng tương tự. Tuy nhiên, tiếng Anh không phải là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của chúng ta nhiều như tiếng Việt. Chính vì vậy, chúng ta thường thiếu tiếp xúc đủ nhiều và đủ sâu với tiếng Anh cho nên chúng ta thường bị lệch 1 trong 2 thứ này. Chúng ta học tiếng Anh học thuật nhưng cũng chưa đủ sâu, và ngôn ngữ giao tiếp chúng ta cũng học không đủ nhiều cho nên nhiều khi chúng ta không thoải mái trong việc sử dụng tiếng Anh. Nếu chúng ta không cần phải nghiên cứu sâu thì chúng ta có thể học tiếng Anh giao tiếp qua các hình thức đa dạng khác nhau như xem phim, game shows của nước ngoài bằng tiếng Anh để học các thành ngữ, từ vụng thông dụng, tức là tập trung nghe nói nhiều hơn đọc viết... Còn mình thấy nếu có thời gian và năng lực thì nên học cả hai, tức là nếu có thể vừa giao tiếp vừa đọc sách, đọc báo tiếng Anh tốt. Tuy nhiên, khả năng nào nổi trội hơn tuỳ thuộc vào thiên hướng và thời gian phân bổ của mình.
 
ptnthuy93

ptnthuy93

Cao cấp
17/9/15
359
31
28
31
Ðề: Thắc mắc về "Tiếng Anh học thuật"

Hi bạn, nếu bạn hiểu chưa rõ về thuật ngữ này, mìh giải thik cho bạn thế này nhé, cũng ngắn gọn thôi

Sự khác biệt giữa tiếng Anh học thuật và tiếng Anh giao tiếp: theo mình cái tên của 2 hình thức tiếng Anh này có thể cho bạn biết nội dung chính của nó rồi. Mình nghĩ trong cuộc sống không phải ai cũng có thể tách rời giữa ngôn ngữ học thuật và giao tiếp một cách rạch ròi được. Đơn giản là trong tiếng Việt, chúng ta đều cần cả tiếng Việt học thuật (hay sách vở) hay tiếng Việt giao tiếp cho cuộc sống hàng ngày. Tiếng Việt học thuật chúng ta dùng để đọc báo, đọc sách hay viết bài, trả lời thư tín, mail; còn tiếng Việt giao tiếp thì chúng ta dùng trong văn nói, trò chuyện hàng ngày với bạn bè. Tuy nhiên, những người được coi là tầng lớp trí thức hay học thức cao thì sự khác biệt giữa ngôn ngữ học thuật và giao tiếp là không nhiều, bởi vì khi nói họ hạn chế sử dụng ngôn ngữ bình dân, văn nói trong ngôn ngữ giao tiếp của họ. Khi chúng ta nghe họ nói, ta sẽ thấy ngôn ngữ, cách dùng từ của họ rất phong phú, và cũng có thể rất "sách vở." Đôi lúc chúng ta cũng có thể tự hỏi tại sao tiếng Việt của họ lại giỏi hơn tiếng Việt của mình, bởi vì ngôn ngữ học thuật luôn đa dạng.

Quay trở lại tiếng Anh, mình nghĩ cũng tương tự. Tuy nhiên, tiếng Anh không phải là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của chúng ta nhiều như tiếng Việt. Chính vì vậy, chúng ta thường thiếu tiếp xúc đủ nhiều và đủ sâu với tiếng Anh cho nên chúng ta thường bị lệch 1 trong 2 thứ này. Chúng ta học tiếng Anh học thuật nhưng cũng chưa đủ sâu, và ngôn ngữ giao tiếp chúng ta cũng học không đủ nhiều cho nên nhiều khi chúng ta không thoải mái trong việc sử dụng tiếng Anh. Nếu chúng ta không cần phải nghiên cứu sâu thì chúng ta có thể học tiếng Anh giao tiếp qua các hình thức đa dạng khác nhau như xem phim, game shows của nước ngoài bằng tiếng Anh để học các thành ngữ, từ vụng thông dụng, tức là tập trung nghe nói nhiều hơn đọc viết... Còn mình thấy nếu có thời gian và năng lực thì nên học cả hai, tức là nếu có thể vừa giao tiếp vừa đọc sách, đọc báo tiếng Anh tốt. Tuy nhiên, khả năng nào nổi trội hơn tuỳ thuộc vào thiên hướng và thời gian phân bổ của mình.
câu trả lời của b đầy đủ quá, cảm ơn b :D
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA