Lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước và 4 ngân hàng quốc doanh đã từ chối việc hợp vốn cho vay đối với dự án Nhà máy Đạm Cà Mau theo yêu cầu của Chính Phủ.
Một cuộc họp riêng giữa Ngân hàng Nhà nước cùng 4 ngân hàng quốc doanh để bàn về việc hợp vốn cho vay đối với dự án Nhà máy Đạm Cà Mau theo yêu cầu của Chính phủ vừa diễn ra. Tuy nhiên, các đơn vị đã từ chối cho vay với lý do nguồn vốn huy động trung, dài hạn hiện rất thấp, chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng huy động.
Trong Công văn số 1329/NHNN-TD gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Kim Phụng cũng đề cập tới thực trạng này. Bà cho biết thêm: ''Việc sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đã ở mức cao. Nếu tính cả các khoản vay trung, dài hạn đã cam kết nhưng chưa giải ngân thì tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đã vượt quá mức an toàn cho phép''.
Đây là lần đầu tiên, các ngân hàng thương mại nhà nước có động thái như vậy bởi đã đến lúc họ phải tự lo cho mình trước. Khác hẳn với trước đây, những yêu cầu của Chính phủ ''rất khó'' từ chối, thậm chí các ngân hàng còn cho vay vượt quá 15% vốn tự có đối với một dự án. Nhưng sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý (bằng công văn) cho phép ngân hàng được quyền từ chối nếu thấy dự án không hiệu quả, hoặc vào thời điểm đó không đủ khả năng đáp ứng.
Theo bà Phụng, việc các ngân hàng thương mại đưa ra lý do thiếu vốn trung dài hạn để cho vay là một thực tế và Ngân hàng Nhà nước phải tôn trọng quyết định của họ. ''Hơn nữa, tỷ lệ dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng đang ở mức quá cao, hiện đã trên 40%. Ngoài ra, tính đến hết tháng 10 vừa qua, dư nợ tín dụng của nền kinh tế đã tăng tới 21% so với thời điểm 31/12/2002, đạt 98% kế hoạch tín dụng của năm nay'', bà giải thích thêm trong công văn gửi Thủ tướng.
Tính khả thi của dự án đạm Cà Mau cũng là một lý do khiến các ngân hàng từ chối cho vay vốn. Theo ông Lê Văn Sở, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong điều kiện hiện tại, các dự án về khí và điện khả thi hơn, còn dự án đạm đang tồn tại nhiều vấn đề.
Trên thực tế, các ngân hàng thương mại đã từng hợp vốn cho vay đối với một loạt các dự án trọng điểm như điện, xi măng, dầu khí... Cụ thể là dự án đường dây 50 KV và trạm biến áp Hà Tĩnh - Thường Tín, đường dây 500 KV Hà Tĩnh - Đà Nẵng, 500 KV Pleiku - Dốc Sỏi - Đà Nẵng, dự án thủy điện A Vương, dự án xi măng Thăng Long, xi măng Bình Phước, nhà máy bột giấy Thanh Hoá... Ngoài ra còn một loạt dự án khác do Tổng công ty Dầu khí làm chủ đầu tư, kể cả những dự án thuộc Cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau cũng được các ngân hàng cho vay hợp vốn. Chính vì vậy, theo các ngân hàng, lý do từ chối cũng xuất phát từ việc phải phân tán rủi ro.
Giải pháp về vốn cho dự án này, Ngân hàng Nhà nước đang kiến nghị để Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nghiên cứu phương án vay nước ngoài hoặc giao Bộ Tài chính phát hành trái phiếu Chính phủ.
Theo nhận xét của Bộ Công nghiệp, dự án Cụm khí - điện - đạm Cà Mau vẫn chưa hết những khó khăn. Việc hoàn thành toàn bộ dự án có thể kéo dài tới cuối năm 2006, chậm nhiều so với thời hạn nhận khí mà Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) thoả thuận với nhà thầu Malaysia. Về hiệu quả đầu tư, vốn đầu tư dự án Đạm đã tăng 15%.
Tồn tại lớn nhất của gói thầu EPC Nhà máy Đạm Cà Mau là một số phát sinh liên quan tới phần xử lý nền móng khu công nghệ và trong hàng rào nhà máy, nhà thầu chào giá không bao gồm các công việc chủ đầu tư đã làm (trị giá 36 triệu USD), tỷ giá USD thay đổi. Bộ Công nghiệp kiến nghị tiếp tục hỗ trợ để dự án nhà máy Đạm được áp dụng một số cơ chế đặc biệt, cơ chế bù giá đạm và có sự điều tiết tiến độ đồng bộ giữa các dự án.
Theo vnn.vn
Các bác "Kế" thấy sao về việc từ chối của các NH. Phải chăng là những dự án về Điện tử - Viễn thông, hay Dầu khí.v.v... luôn được ưu ái hơn là cho Nông nghiệp?
Một cuộc họp riêng giữa Ngân hàng Nhà nước cùng 4 ngân hàng quốc doanh để bàn về việc hợp vốn cho vay đối với dự án Nhà máy Đạm Cà Mau theo yêu cầu của Chính phủ vừa diễn ra. Tuy nhiên, các đơn vị đã từ chối cho vay với lý do nguồn vốn huy động trung, dài hạn hiện rất thấp, chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng huy động.
Trong Công văn số 1329/NHNN-TD gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Kim Phụng cũng đề cập tới thực trạng này. Bà cho biết thêm: ''Việc sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đã ở mức cao. Nếu tính cả các khoản vay trung, dài hạn đã cam kết nhưng chưa giải ngân thì tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đã vượt quá mức an toàn cho phép''.
Đây là lần đầu tiên, các ngân hàng thương mại nhà nước có động thái như vậy bởi đã đến lúc họ phải tự lo cho mình trước. Khác hẳn với trước đây, những yêu cầu của Chính phủ ''rất khó'' từ chối, thậm chí các ngân hàng còn cho vay vượt quá 15% vốn tự có đối với một dự án. Nhưng sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý (bằng công văn) cho phép ngân hàng được quyền từ chối nếu thấy dự án không hiệu quả, hoặc vào thời điểm đó không đủ khả năng đáp ứng.
Theo bà Phụng, việc các ngân hàng thương mại đưa ra lý do thiếu vốn trung dài hạn để cho vay là một thực tế và Ngân hàng Nhà nước phải tôn trọng quyết định của họ. ''Hơn nữa, tỷ lệ dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng đang ở mức quá cao, hiện đã trên 40%. Ngoài ra, tính đến hết tháng 10 vừa qua, dư nợ tín dụng của nền kinh tế đã tăng tới 21% so với thời điểm 31/12/2002, đạt 98% kế hoạch tín dụng của năm nay'', bà giải thích thêm trong công văn gửi Thủ tướng.
Tính khả thi của dự án đạm Cà Mau cũng là một lý do khiến các ngân hàng từ chối cho vay vốn. Theo ông Lê Văn Sở, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong điều kiện hiện tại, các dự án về khí và điện khả thi hơn, còn dự án đạm đang tồn tại nhiều vấn đề.
Trên thực tế, các ngân hàng thương mại đã từng hợp vốn cho vay đối với một loạt các dự án trọng điểm như điện, xi măng, dầu khí... Cụ thể là dự án đường dây 50 KV và trạm biến áp Hà Tĩnh - Thường Tín, đường dây 500 KV Hà Tĩnh - Đà Nẵng, 500 KV Pleiku - Dốc Sỏi - Đà Nẵng, dự án thủy điện A Vương, dự án xi măng Thăng Long, xi măng Bình Phước, nhà máy bột giấy Thanh Hoá... Ngoài ra còn một loạt dự án khác do Tổng công ty Dầu khí làm chủ đầu tư, kể cả những dự án thuộc Cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau cũng được các ngân hàng cho vay hợp vốn. Chính vì vậy, theo các ngân hàng, lý do từ chối cũng xuất phát từ việc phải phân tán rủi ro.
Giải pháp về vốn cho dự án này, Ngân hàng Nhà nước đang kiến nghị để Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nghiên cứu phương án vay nước ngoài hoặc giao Bộ Tài chính phát hành trái phiếu Chính phủ.
Theo nhận xét của Bộ Công nghiệp, dự án Cụm khí - điện - đạm Cà Mau vẫn chưa hết những khó khăn. Việc hoàn thành toàn bộ dự án có thể kéo dài tới cuối năm 2006, chậm nhiều so với thời hạn nhận khí mà Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) thoả thuận với nhà thầu Malaysia. Về hiệu quả đầu tư, vốn đầu tư dự án Đạm đã tăng 15%.
Tồn tại lớn nhất của gói thầu EPC Nhà máy Đạm Cà Mau là một số phát sinh liên quan tới phần xử lý nền móng khu công nghệ và trong hàng rào nhà máy, nhà thầu chào giá không bao gồm các công việc chủ đầu tư đã làm (trị giá 36 triệu USD), tỷ giá USD thay đổi. Bộ Công nghiệp kiến nghị tiếp tục hỗ trợ để dự án nhà máy Đạm được áp dụng một số cơ chế đặc biệt, cơ chế bù giá đạm và có sự điều tiết tiến độ đồng bộ giữa các dự án.
Theo vnn.vn
Các bác "Kế" thấy sao về việc từ chối của các NH. Phải chăng là những dự án về Điện tử - Viễn thông, hay Dầu khí.v.v... luôn được ưu ái hơn là cho Nông nghiệp?