Thanh toán quốc tế

  • Thread starter mylektoan
  • Ngày gửi
M

mylektoan

Guest
Xin lổi các bạn cho mình làm phiền các bạn 1 chút nhé, ai biết trả lời dùm mình với nhé. Tại sao các nước đang phát triển lại giảm giá đồng nội tệ để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu :
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
mylektoan nói:
Xin lổi các bạn cho mình làm phiền các bạn 1 chút nhé, ai biết trả lời dùm mình với nhé. Tại sao các nước đang phát triển lại giảm giá đồng nội tệ để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu :
Điều này thực sự cũng ko quá phức tạp bạn ạ.
Khi giảm giá trị bản tệ sẽ làm cho giá trị hàng hóa trong nước thấp hơn so với giá trị xuất khẩu( theo ngoại tệ).
Phân tích sâu hơn 1 tý chút thôi, các yếu tố sản xuất ko đổi, nhưng khi giá trị nội tệ giảm xuống -> giá thành sản xuất ( quy đổi ngoại tệ) giảm xuống -> sức cạnh tranh của hàng hóa khi xuất khẩu sẽ cao hơn.
lấy 1 VD nhỏ để minh chứng cho điều này: VN là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. giá FOB gạo 5% tấm của chúng ta khoảng 300 USD/tấn, nếu tỷ giá hiện hành là 15.000 đ/USD thì giá trị quy ra VNĐ là: 4,5 triệu VNĐ. nếu VNĐ mất giá 10%, tức tỷ giá là 16.500đ/USD, với giá gạo thị trường thế giới ko đổi thì DN sẽ thu về 1 giá trị là 4,95 triệu. Trừ một số nguyên liệu vật tư nhập khẩu chịu biến động giá do tỷ giá ( như phân bón, thuốc sâu nhập khẩu), còn lại các yếu tố sản xuất khác thường ko thể tăng giá theo sự mất giá của VNĐ -> DN xuất khẩu có lợi khi xuất khẩu.
Song song với nó, việc nhập khẩu sẽ bị hạn chế hơn do việc làm cho giá cả cao hơn so với giá cả hàng hóa trong nước, hoặc so với giá của hàng hóa trước khi biến động tỷ giá.
Bạn có thể phân tích căn cứ trên yếu tố hình thành nên giá thành sản xuất để thấy rõ điều này.
cho nên, xét về chính sách vĩ mô, khi thúc đẩy xuất khẩu thì có 1 chính sách dc áp dụng là phá giá đồng bản tệ. tuy nhiên, mặt trái của nó cũng có. Nếu biến động tỷ giá ko kiểm soát dc sẽ dẫn tới tác dụng ngược của chính sách.
 
B

Braveheart

Guest
26/2/05
7
0
0
Hanoi
Mình cũng xin bổ sung thêm. Không phải các nước đang phát triển đều cố gắng giảm giá đồng nội tệ mà thực chất, đồng tiền của các nước phát triển đều có vị thế thấp trên thị trường quốc tế. Một trong những lợi thế cạnh tranh xuất khẩu của các nước đang phát triển là trị giá đồng nội tệ thấp chứ không phải các quốc gia cố gắng giảm giá đồng nội tệ để lấy đó làm lợi thế cạnh tranh.

Xét về mặt tổng thể thì ở các quốc gia đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu rất lớn, lấy ví dụ như Việt Nam, nguồn nguyên liệu để tạo ra những mặt hàng chủ lực xuất khẩu, chủ yếu là nhập khẩu. Vì thế, đồng tiền trị giá thấp có nghĩa là chi phí nhập khẩu sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên cũng phải cân nhắc xuất nhiều hơn hay nhập nhiều hơn để điều chỉnh tỷ giá.
 
M

Manh_sbv

Guest
30/12/04
42
0
0
Hà Nội
Vấn đề mà bạn Mylektoan hỏi phức tạp hơn các bạn tưởng:).
Việc giảm giá đồng nội tệ để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu không phải lúc nào cũng có tác dụng. Nó còn phụ thuộc vào chính sách tỷ giá, các chính sách vĩ mô và điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Chỉ có các quốc gia cố định tỷ giá như Việt Nam, Trung Quốc... thì mới có thể có lợi cho xuất khẩu (có thể nhé vì nếu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu thì lợi bất cập hại). Điển hình là Trung Quốc. Trung Quốc xuất khẩu cực nhiều. Ra nước ngoài không đê ý một chút là bạn mua phải đồ Made in China ngay. Chính vì vậy mà các bạn thấy Mỹ và EU yêu cầu Trung Quốc nâng giá trị đồng nhân dân tệ lên.
Để hiểu rõ vẫn đề này bạn có thể đọc thêm các sách về kinh tế vĩ mô.
 
H

hnq

Guest
17/9/04
11
0
0
Vietnam
Minh hoàn toàn nhất trí là các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh là giá trị đồng nội tệ thấp chứ không phải là họ cố gắng hạ càng thấp thì càng có lợi thế. Chính sách tỷ giá phụ thuộc nhiều chính sách vĩ mô như tài chính, thuế, tiền tệ, lãi suất, chiến lược phát triển quốc gia, ...Thông thường đối với các nước đang phát triển thì việc duy trì ổn định tỷ giá thì tốt hơn là phá giá quá nhanh đồng nội tệ. KHi phá giá nội tệ thì xuất khẩu có lợi nhưng lại bất lợi đối với nhập khẩu máy móc nguyên vật liệu và các khoản nợ nước ngoài bằng ngoại tệ, cũng như đầu tư ra nước ngoài.
 
C

Classy

Guest
4/6/05
50
1
6
HCMC
vâng trả lời hay lắm các bác ạ
chính sách tiền tệ chẵng là công cụ bậc nhất cho nền kinh tế là gì.
mình cũng thấy chính sách tiền tệ là phải xem xét trên tầm vĩ mô cho toàn ngành kinh tế và chính trị .... những người làm kế toán bình thường như tôi hihi thật không sao hểu hết được.
Nếu có bạn nào ngiên cứu thêm về lạm phát kinh tế chắc cũng hiểu được ít nhiều cái vĩ mô như các bạn đã nói!!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA