Sử dụng kết quả thẩm định giá TSCĐ

  • Thread starter boihoangvt
  • Ngày gửi
B

boihoangvt

Cao cấp
24/5/03
326
1
0
Sử dụng kết quả thẩm định giá tài sản cố định như thế nào?
Vừa qua, các Trung tâm thông tin và thẩm định giá (TTTT&TĐG) trực thuộc Bộ Tài chính đã chính thức đi vào hoạt động trên toàn quốc với nhiều chức năng quan trọng, phù hợp với chủ trương và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Trong những chức năng mà TTTT&TĐG đăng ký hoạt động có chức năng thẩm định giá trị tài sản cố định (TSCĐ). Theo TTTT&TĐG kết quả thẩm định được làm cơ sở để hạch toán và trích khấu hao TSCĐ. Điều này đã làm cho rất nhiều DN đang hoạt động, sản xuất kinh doanh đặc biệt quan tâm và ngành thuế cũng cảm thấy lúng túng. Để có câu trả lời chính xác từ các nhà hoạch định chính sách, chúng tôi đã tìm hiểu các quy định của Bộ Tài chính trong việc quy định chế độ quản lý, sử dụng và nguyên tắc để được trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, cũng nêu lên những phức tạp nảy sinh khi kết quả thẩm định giá được phép hạch toán và làm cơ sở trích khấu hao.
Theo Điều 5, chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì nguyên giá đối với TSCĐ loại mua sắm là giá thực tế phải trả; lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TSCĐ vào sử dụng; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ; các chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng; chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)... và nguyên giá đối với TSCĐ loại đầu tư xây dựng là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có). Cũng theo quy định của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp thì TSCĐ được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý phải đảm bảo nguyên tắc là đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh TSCĐ thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh. Như vậy, để được hạch toán và tiến hành trích khấu hao của các loại TSCĐ nêu trên, nguyên giá của TSCĐ phải được hình thành bởi các khoản thực chi của doanh nghiệp. Các khoản thực chi này phải có hóa đơn, chứng từ hợp lý để chứng minh giá trị thực của TSCĐ mà DN đã đầu tư. Ngoài những quy định cơ bản nêu trên, hiện nay không có hướng dẫn nào của Chính phủ cũng như Bộ Tài chính cho phép dùng kết quả thẩm định giá để hạch toán và làm cơ sở để trích khấu hao TSCĐ đối với tài sản cố định loại mua sắm hoặc đầu tư xây dựng. Vấn đề phức tạp sẽ nảy sinh khi kết quả thẩm định giá được phép hạch toán và làm cơ sở để trích khấu hao vì những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Kết quả thẩm định giá của TSCĐ được hình thành sau khi thành lập DN có được hạch toán và làm cơ sở để tiến hành trích khấu hao hay không? Vấn đề này đòi hỏi phải cân nhắc thật kỹ về giác độ quản lý kinh tế, nếu cho phép được dùng giá trị thẩm định để hạch toán và làm cơ sở trích khấu hao chúng ta đã vô tình chấp nhận các vi phạm về quản lý tài chính của DN.
Thứ hai: Với việc cho phép dùng kết quả thẩm định giá để hạch toán và làm cơ sở để trích khấu hao, sẽ phá vỡ chế độ in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn. Qua thực tế, chế độ in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn đã góp phần rất lớn, là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện thành công các Luật thuế mới ở Việt Nam nhất là Luật thuế GTGT.
Thứ ba: Khi tiến hành đầu tư TSCĐ, nếu không có hóa đơn thì dùng kết quả thẩm định giá để hạch toán và làm cơ sở để trích khấu hao. Điều này vô tình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khai man trốn thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua việc bán hàng không xuất hóa đơn.
Thứ tư: Dễ nảy sinh những tiêu cực vì trong quá trình thẩm định giá, DN rất muốn giá trị thẩm định cao hơn so với giá trị thực của TSCĐ đã đầu tư, để từ đó thông qua việc trích khấu hao sẽ làm giảm số thuế TNDN phải nộp.
Thứ năm: Khi có sự chênh lệch giữa giá trị thẩm định so với giá trị thể hiện trên các hóa đơn, chứng từ hình thành nên TSCĐ thì DN sẽ được phép sử dụng giá trị nào để hạch toán và trích khấu hao? Vấn đề này sẽ rất khó phân định vì chắc chắn sẽ có hai quan điểm khác nhau giữa DN với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Tóm lại, nếu kết quả thẩm định giá được phép hạch toán và làm cơ sở để trích khấu hao sẽ nảy sinh những hạn chế trong công tác quản lý kinh tế. Qua những hạn chế đã nêu, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần phải có quan điểm dứt khoát, rõ ràng đối với vấn đề mà chúng tôi đã phản ánh. Từ đó, về phía các DN khi đầu tư TSCĐ sẽ có hành lang pháp lý an toàn để thực hiện đồng thời chức năng hoạt động của các TTTT&TĐG sẽ đúng với mục đích của nó
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA