Thông tin thời sự về tài chính

  • Thread starter Vualua
  • Ngày gửi
Khóa học Quản trị dòng tiền
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
IDG chi 80 triệu USD cho quỹ đầu tư mạo hiểm tại VN
06:27' 23/12/2003 (GMT+7)
(VietNamNet)

Nhân chuyến đi thăm Mỹ chính thức trong tháng 12 của phái đoàn Chính phủ VN do Phó Thủ tướng Vũ Khoan đứng đầu, đại diện tập đoàn IDG đã có buổi thảo luận về chương trình hợp tác giữa hai bên. IDG cam kết sẽ đưa 80 triệu USD cho Quỹ đầu tư mạo hiểm trong vòng 7 năm để hỗ trợ và phát triển các ngành công nghệ cao tại VN.



Theo nguồn tin từ Văn phòng IDG tại VN: “Hiện nay, số tiền 80 triệu USD đầu tư cho VN đã sẳn


Một tạp chí công nghệ thông tin do IDG hợp tác cùng ngành xuất bản - báo chí Trung Quốc.

sàng để chuẩn bị cho việc thành lập 2 công ty chuyên về đầu tư - IDG Venture và tư vấn - IDG Cosulting tại VN trong thời gian tới. Một số chuyên gia của IDG đã sang VN để bắt đầu chuyến khảo sát năng lực triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp VN và sẽ chú trọng vào ngành công nghệ thông tin”.


Đây chính là tiền đề để lãnh đạo IDG chính thức công bố xây dựng Quỹ đầu tư mạo hiểm tại VN trong khoảng đầu năm 2004. Ông Lê Thanh Tâm, Trưởng đại diện Văn phòng IDG tại VN cho biết: “Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát các doanh nghiệp và đầu tư vốn trong giai đoạn 1 cho khoảng 30 – 35 công ty ở VN. Đây sẽ là những công ty trong nước và ngoài nước đang làm ăn trên đất VN. IDG đã cam kết và sẽ đầu tư vào VN những công ty có khả năng kinh doanh tốt. Sau IDG, tin chắc sẽ có thêm những tập đoàn về công nghệ thông tin khác thực hiện các dự án đầu tư vào VN”.



Tại Mỹ, đại diện IDG đã ký kết bản ghi nhớ với lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ VN về việc hợp tác trong những lỉnh vực: nghiên cứu về công nghiệp và thị trường công nghệ trong/ngoài nước; hỗ trợ quản lý và tác nghiệp; phát triển sản phẩm và công nghệ; giới thiệu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài… Đồng thời, IDG sẽ giới thiệu các đối tác thích hợp cho những doanh nghiệp nằm trong danh sách được nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm và giúp cho các doanh nghiệp này huy động vốn từ thị trường vốn quốc tế hoặc thông qua các nguồn vốn mang tính cộng đồng.


Trong năm 2004, Bộ Khoa học Công nghệ sẽ tiến hành hỗ trợ việc xuất bản các ấn phẩm công nghệ của IDG như Computer World, Network World, Telecom World và PC World tại VN dưới dạng hợp tác với các đơn vị truyền thông VN. Cách đây khoảng 10 năm, các ấn bản này đã từng được xuất bản tại Trung Quốc.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Vualua có thể định nghĩa về quỹ đầu tư mạo hiểm ? Theo bạn khả năng phát triển của loại quỹ này trong tương lai sẽ ntn ?
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Bạn có thể tự tìm định nghĩa đó trong rất nhiều cuốn sách về tài chính hoặc trong tạp chí chuyên đề, hoặc trên các trang về vfinance. Theo mình có thể giải thích thì quỹ đầu tư mạo hiểm là một khoản huy động tài chính của một thể chế nào đó hay một quỹ đóng góp từ các nhà đầu tư , dân chúng .... Chúng được huy động và quản lý dưới hình thức một quỹ đầu tư nhằm mục đích đầu tư vào các dự án (Project-tạm gọi như vậy) hay các chứng khoán của các công ty nhằm mang lại một tỷ lệ thu hồi vốn cao . Việc này đồng nghĩa với việc các quỹ này sẽ xâm nhập hoặc mua chứng khoán của các công ty có triển vọng , trang bị các kỹ năng hay tạo động lực thúc đẩy để công ty tăng trưởng , sau đó sẽ bán các CK này ra thị trường với mức giá cáo hơn . Cũng có việc đầu tư trực tiếp và tham gia quản lý cùng công ty hoặc đơn thuần chỉ nắm hệ thống kiểm soát tùy từng trường hợp cụ thể.

Trong thư viện của Stanford có rât nhiều bài của các chuyên gia nói về Venture Capital , các bạn có thể tham khảo kiến thức thêm ở đó hoặc trang www.vfinance.com

Sự đóng góp các nguồn tài chính của các quỹ này là rất đáng kể vì những tính ưu điểm của hệ thống quỹ này . Trung quốc có thể nói là điểm đến của rất nhiều quỹ Venture Capital mà Việt nam có thể học hỏi .

Quay trở lại sự kiện quỹ IDG vào VN và triển vọng trong tương lai tại VN . Mọi người xủa nay mới biết đến hệ thống quỹ DTPT của nhà nước và quỹ Dragon Capital của Anh đang hoạt động tại VN . Về quỹ Dragon Capital thì các dự án đầu tư của quỹ này đã thực sự mang lai hiệu quả bước đầu, tuy nhiên do nhiều yếu tố cản trở nên quỹ này mới chỉ đầu tư ở dạng thăm dò và quy mô còn nhỏ . Ngân hàng Á châu và một số dự án sản xuất tại khu vực phía nam là hiện thân của một phần kết quả đầu tư của quỹ Dragon .

Chúng ta có quyền hy vọng rằng việc IDG bước chân vào VN như một bước chấm phá ban đầu cải thiện vần đề "Tiền đâu" và quản lý tài chính cũng như kinh doanh tại VN . Mức độ các quỹ khác có theo chân vào VN và nhiều hay ít phụ thuộc rât nhiều vào sự thành công hay thất bại của IDG . Xin nói thêm là các quỹ đầu tư có liên hệ với nhau rất mật thiết , đầu tư đan xen vào danh mục của nhau hoặc nhiều quỹ cùng tham gia vào một dư án . Điều này làm đảm bảo việc chia xẻ rủi ro trong kinh doanh . Các bạn có thể tìm hiểu vấn đề trên trong kiến thức về lập va quản lý danh mục đầu tư của các thể chế tài chính và bảo hiểm để biết rõ hơn về điều này- Porfolio Management

Hình như post vấn đề này lạc chủ đề chính thì phải .
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Vấn đề nói thêm : MỘT TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHI XEM XÉT TÍNH KHẢ THI CHO VIỆC ĐẦU TƯ CỦA CÁC QUỸ, CŨNG LÀ ĐIỂM YẾU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY CẦN KHẮC PHỤC : SỰ YẾU KÉM TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH, KIỂM TOÁN VÀ KIỂM SOÁT HỆ THỐNG CŨNG NHƯ MỨC ĐỘ TIN CẬY SỐ LIỆU CỦA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CUỐI NIÊN ĐỘ .

MỘT DOANH NGHIỆP KỲ VỌNG VỀ VIỆC NHẬN ĐƯỢC SỰ ĐẦU TƯ VÀ ĐÓN NHẬN CÁC QUỸ HÃY XEM MÉT VẤN ĐỀ NÀY MỘT CÁCH ĐÚNG MỰC VÀ NGHIÊM TÚC HƠN TRONG VẤN ĐỀ HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI CỦA MÌNH .
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Thông tin thêm về quỹ IDG :

Việt Nam - Vùng đất hứa hẹn cho đầu tư mạo hiểm
05:33' 31/03/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - 100 triệu USD đổ vào VN trong cuộc tiên phong đầu tư mạo hiểm của tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) cho thấy sức hút đầy hấp dẫn của thị trường này. Các nhà đầu tư mạo hiểm đầy kinh nghiệm này hy vọng với Nguồn nhân lực giàu chất xám và hoài bão lớn nhưng thiếu vốn đầu tư, với thị trường CNTT đang tăng trưởng mạnh, VN sẽ trở thành một "Trung Quốc mới"

Ông Hugo Soung, Phó Chủ tịch Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG), người rất có kinh nghiệm về đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc đã lý giải lý do vì sao IDG quyết định trở thành người tiên phong đầu tư mạo hiểm đến 100 triệu USD vào Việt Nam.

Đầu tư cho doanh nhân trẻ, nghèo thực hiện ý tưởng

- Đầu tư mạo hiểm là một khái niệm còn rất mới ở Việt Nam. Vậy chúng ta nên hiểu như thế nào về đầu tư mạo hiểm, thưa ông?

- Để hiểu rõ bản chất của đầu tư mạo hiểm, thiết nghĩ nên biết một chút về lịch sử của nó. Đầu tư mạo hiểm xuất hiện ở Mỹ từ những năm 50, mà nơi khai sinh là Boston. DN đầu tiên tiến hành loại hình kinh doanh này là một công ty sản xuất các thiết bị kỹ thuật số. Nó được gọi là “đầu tư mạo hiểm” vì thông thường, khi muốn mở một công ty, cần phải có tiền. Bạn lấy tiền từ đâu ra? Đương nhiên bạn phải đến các ngân hàng. Nhưng ngân hàng không phải là nhà đầu tư mạo hiểm. Họ sẽ nói với bạn, “OK”, chúng tôi sẽ cho bạn vay tiền, nhưng bạn cần phải thế chấp nhà cửa, hoặc có một ai đó bảo lãnh cho bạn rằng bạn có thể hoàn trả vốn vay cho chúng tôi.

Có nhiều người có thể không giàu có, nhưng họ có ý tưởng và công nghệ. Họ không thể vay được tiền từ ngân hàng và do đó, sản phẩm của họ không đến được với thị trường. Trong khi đó, có những doanh nhân rất giàu và nhiều kinh nghiệm. Họ nhận thấy những công ty này có khả năng thành công và quyết định đầu tư vào đó. Những cá nhân này được gọi là các nhà đầu tư mạo hiểm.

Rất nhanh chóng, người Mỹ, nhất là Chính phủ Hoa Kỳ, đã nhận thấy rằng nguồn vốn này hết sức hữu ích trong việc giúp các công ty công nghệ ra đời và phát triển. Đến đầu thập niên 80, Mỹ đã thành lập Small Business Administration nhằm giúp Chính phủ huy động nguồn vay từ các cá nhân. Nhờ đó, Mỹ đã tạo ra hàng loạt các công ty trong lĩnh vực công nghệ mà trong đó có nhiều cái tên quen thuộc như Intel, HP, và thậm chí cả Microsoft, Apple cũng bắt đầu từ đầu tư mạo hiểm. Dần dần, ở Mỹ hình thành hai trung tâm đầu tư mạo hiểm là Boston và Thung lũng Silicon.

- Theo ông, để phát triển đầu tư mạo hiểm cần những yếu tố gì?

- Để phát triển hình thức đầu tư mạo hiểm, bạn cần 3 điều kiện:

Một là, cần có những trường học công nghệ chất lượng cao để đào tạo ra các kỹ sư công nghệ. Ví dụ như ở Mỹ có Viện Đại học công nghệ cao Massachusset, trường Đại học Stanford...

Hai là, thị trường phải có nhu cầu cao đối với các sản phẩm công nghệ.

Ba là, phải có các nhà đầu tư mạo hiểm, dám bỏ tiền ra.

- Đã gọi là “đầu tư mạo hiểm” tức là chứa đựng nhiều rủi ro. Tại sao IDG quyết định đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam?

- Đúng vậy, đầu tư mạo hiểm còn được gọi là “đầu tư rủi ro”. Hãy thử so sánh các nhà đầu tư mạo hiểm với các ông chủ nhà băng. Ngân hàng thì không bao giờ muốn đối mặt với rủi ro. Như tôi đã nói, muốn nhận được vốn vay từ ngân hàng, bạn phải có tài sản thế chấp hoặc có người đứng ra bảo lãnh. Ngược lại, chúng tôi đặt cược vào con người, vào thị trường và sản phẩm. Chúng tôi đầu tư tiền của cho họ và giữ cổ phần khống chế trong công ty. Nếu công ty đó thành công, chúng tôi sẽ có nhiều lợi nhuận. Còn nếu công ty đó thất bại, tiền đầu tư sẽ "đội nón" ra đi. Đấy chính là rủi ro.



Nhưng thường thì nếu bạn đi đúng hướng, có sự phân tích tốt và kinh nghiệm, rủi ro sẽ được hạn chế. Tôi lấy ví dụ ngay ở Mỹ, trong 10 công ty đầu tư chỉ có một công ty rất thành công, 2 thành công và 3 - 4 tàm tạm. Thử làm một phép thống kê, khoảng 50% các công ty mà IGD đầu tư đều hoạt động rất hiệu quả. Nếu bạn gửi tiền vào ngân hàng, lợi tức thu được rất thấp khoảng 3%. Trong khi đó, nếu đầu tư mạo hiểm, rủi ro cũng đi cùng với lợi nhuận khổng lồ, có thể lên tới 35% vốn đầu tư.

Tôi muốn lưu ý rằng, chúng tôi đã tiến hành đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc hơn 10 năm nay và rất thành công. Cứ 10 công ty thì có 4 thành công, 2 tạm được, 2 không hiệu quả lắm và 2 phá sản. Chúng tôi đã thành lập hơn 120 công ty với vốn đầu tư trên 200 triệu USD và tạo ra 30.000 việc làm. Tất cả những DN này đều là công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Nói cách khác, chúng tôi đã giúp tạo ra một lớp doanh nhân thành đạt.

Việt Nam nhiều cơ hội nhưng chưa có các nhà đầu tư mạo hiểm

Đối với Việt Nam, chúng tôi nhận thấy ở đây rất nhiều cơ hội đầu tư song các bạn lại không có các nhà đầu tư mạo hiểm. Đơn cử một ví dụ, ngành công nghiệp lớn nhất và nhiều lợi nhuận nhất ở đây là kinh doanh bất động sản và các nhà máy sản xuất. Trong số các công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán cũng không có công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều người thông minh. Nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học có nền tảng kiến thức khá vững về công nghệ, kỹ thuật, Internet... và quan trọng hơn, họ có hoài bão lớn. Nhưng họ lại không có nguồn tài chính. Đó chính là lý do vì sao mà IDG chúng tôi quyết định thành lập một công ty đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam để giúp đỡ những người trẻ tuổi có hoài bão, công nghệ và can đảm chấp nhận rủi ro.

- Ông đã đề cập đến yếu tố nhân lực ở Việt Nam, điều kiện đầu tiên để phát triển đầu tư mạo hiểm. Vậy còn thị trường công nghệ thông tin, điều kiện cần thứ hai thì sao?

- Một câu hỏi rất hay. Bất cứ nhà đầu tư nào trước khi cam kết cũng phải xem xét dung lượng thị trường. Và chúng tôi nhận thấy thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam đang có sự tăng trưởng rất nhanh chóng. Trong vòng 5 năm trở lại đây, mỗi năm thị trường công nghệ thông tin ở đây lại tăng 35%, một tỷ lệ rất cao. Lấy ngay Mobifone chẳng hạn, mỗi năm doanh thu của họ lại tăng 35%. Do vậy, có thể nói Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm CNTT. Trong khi đó, Việt Nam lại đang sở hữu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về công nghệ thông tin từ các trường đại học trong nước. Nhiều sinh viên du học ở nước ngoài và tầng lớp Việt kiều trong lĩnh vực này cũng đang có xu hướng trở về nước làm việc. Tất cả những gì họ cần là có những nhà đầu tư mạo hiểm, dám mở hầu bao.

Để hoạt động đầu tư mạo hiểm của IDG thành công tại Việt Nam, chúng tôi không chỉ cung cấp vốn mà cả thông tin cho họ. Chính vì thế, IDG sẽ cho ra đời các ấn phẩm về CNTT như PCWorld, Computer World, Telecom World... nhằm cập nhật những thông tin mới nhất về CNTT trên thế giới.

- Ông dự đoán sau bao lâu thì đầu tư mạo hiểm của IDG ở Việt Nam sẽ có lãi?

- Cách tính lợi nhuận của đầu tư mạo hiểm không phải như cách tính thông thường là năm nay bạn đầu tư 1 triệu USD, năm sau bạn thu về 2 triệu. Đầu tư mạo hiểm là giúp các công ty mở rộng quy mô từ nhỏ thành lớn. Tương ứng, giá trị của công ty đó cũng tăng lên. Khi đó, nhà đầu tư mang công ty ra niêm yết trên thị trường chứng khoán như NASDAQ chẳng hạn. Mọi người mua cổ phiếu của công ty và nhà đầu tư thu hồi vốn lẫn lãi. Nói cách khác, đầu tư mạo hiểm là nguồn vốn tạo ra sản phẩm là các công ty chứ không phải là lợi tức. Bạn thành lập và điều hành các công ty, rồi sau đó bán chúng đi và thu về rất nhiều tiền.

Một tiến trình như vậy thường mất khoảng 5 năm. Đối với những nguồn đầu tư lớn thì mất khoảng 3 - 5 năm bạn sẽ lấy lại được tiền. Như IDG chẳng hạn, cứ mỗi năm lại có một vài công ty lên sàn giao dịch và một vài công ty được bán. Năm ngoái, tại Trung Quốc, chúng tôi có 4 công ty được niêm yết sau khi ra đời khoảng 3 năm rưỡi, trong đó có SEACHIP, công ty có giá trị cao nhất trên thị trường NASDAQ. Hoặc là bán đứt hoặc bán cổ phần cho các công ty lớn. Cũng trong năm 2003, IDG đã bán 2 công ty cho Yahoo.

- Nhưng ở Việt Nam, thị trường chứng khoán mới đang ở thời kỳ sơ khai?

- Đúng thế, hiện nay Việt Nam đang thành lập thị trường chứng khoán cho các DN vừa và nhỏ. Đối với chúng tôi, đây là những tín hiệu rất lạc quan. Tôi còn nhớ, hồi năm 1996, tôi được mời đến trường Kinh doanh Kenedy thuộc Đại học Havard để nói chuyện với một số quan chức Việt Nam đang học ở đó. Tôi đã giải thích với họ đầu tư mạo hiểm là gì. Thời điểm đó, IDG đang bắt đầu đầu tư tại Trung Quốc. Sự đầu tư này đang tỏ ra rất hữu ích bởi IDG đã giúp tạo ra nhiều công ty tư nhân trong lĩnh vực CNTT. Trong khi đó, chính phủ không thể hỗ trợ thành lập các công ty cỡ nhỏ vì tiền của Chính phủ phải rót vào các DNNN.

- IDG đã nhận được những hỗ trợ gì từ phía Chính phủ Việt Nam?

- Cho tới nay, chúng tôi đã có rất nhiều cuộc gặp gỡ và trao đổi với các quan chức Việt Nam. Họ đều bày tỏ thái độ ủng hộ đối với những gì mà IDG đang làm. Sự ủng hộ đó khiến chúng tôi cảm thấy nhiệt tình hơn rất nhiều.

Vấn đề thứ hai là xác định các lĩnh vực đầu tư, cụ thể là: dịch vụ viễn thông, các DN sản xuất phần mềm, công nghệ sinh học... Thách thức trước mắt của chúng tôi là làm sao tìm ra những doanh nhân trẻ tiềm năng nhất. Đây không phải là một cá nhân nào đó mà là một đội ngũ bởi như chúng ta đã biết, mỗi công ty không phải là một cá nhân mà là một đội ngũ năng động, trẻ trung ở độ tuổi đôi mươi, nắm bắt được công nghệ và có kinh nghiệm làm việc.

- Vậy theo ông, chính sách hiện nay của Việt Nam đã tạo thuận lợi cho đầu tư mạo hiểm?

- Đấy chính là lý do vì sao chúng tôi cần tăng cường tiếp xúc và trao đổi với các quan chức Việt Nam. Chính phủ là người hoạch định chính sách còn DN tư vấn để làm sao chính sách ấy hữu ích và tạo ra môi trường lành mạnh cho đầu tư mạo hiểm. Ví dụ như hiện nay, tỷ lệ sở hữu của đầu tư mạo hiểm nước ngoài chỉ là 30%, trong khi ở Trung Quốc có thể lên tới 100%. Tại thời điểm bây giờ thì con số 30% là tạm ổn đối với IDG song dần dần, tôi nghĩ phải có một sự thay đổi nào đấy. Hoặc là trong tương lai, khi IDG chuẩn bị niêm yết các công ty, có lẽ chúng tôi sẽ phải trao đổi với Chính phủ để nhận được một số miễn trừ nào đó. Như ở Trung Quốc có quy định các công ty trong nước không được niêm yết ở nước ngoài. Kết cục, IDG phải thương lượng với Chính phủ để các công ty được phép làm điều đó.

- Ông có nghĩ rằng đầu tư mạo hiểm là cách tốt nhất để Việt Nam phát triển nhanh chóng?

- Đúng vậy. Đấy cũng chính là lý do vì sao mà Mỹ có quyền lực kinh tế lớn đến như vậy. Đầu tư mạo hiểm giúp xây dựng nền công nghiệp công nghệ cao. Việt Nam cần có những công ty sẵn sàng đầu tư mạo hiểm hơn nữa. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ nói mà hãy hành động. Tôi đã từng nói với mọi người rằng hãy tạo ra một hay hai mô hình thành công, sau đó mọi người sẽ noi theo. Hồi IDG đầu tư mạo hiểm vào một số công ty non trẻ, ít kinh nghiệm ở Mỹ, nhiều người cho rằng chúng tôi bị điên. Và rồi sau đó, họ phải thay đổi nhận thức.

Việt Nam đang có những cơ hội tốt để phát triển đầu tư mạo hiểm bởi giá thuê đất rẻ, nguồn nhân lực có tri thức tương đối. Tôi cho rằng, chỉ cần các bạn cải thiện vốn ngoại ngữ, nâng cấp một số kỹ năng liên quan đến thị trường và bán hàng cũng như học cách làm sao cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Nên nhớ, đầu tư mạo hiểm không đơn thuần là tiền bạc, nó còn cung cấp kiến thức và giá trị.

- Điều kiện nào để các công ty nhận được đầu tư của IDG?

- Chúng tôi xem xét 3 điều kiện. Thứ nhất, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của công ty có lớn hay không. Thứ hai, sản phẩm của công ty thuộc loại nào, dịch vụ hay sản phẩm công nghệ cao. Tức là độ bí mật và độc đáo của sản phẩm tới đâu, liệu các DN khác có sao chép được không. Cuối cùng, điều kiện quan trọng nhất là phẩm chất của nhà DN, cụ thể là sự năng động, đam mê và tính đồng đội (team work), hay khả năng tổ chức và điều hành một đội ngũ giàu sức cạnh tranh.

- Có nhiều DN Mỹ quan tâm đến đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam không, thưa ông?

- Rất khó để đưa ra nhận xét về điều này bởi đầu tư mạo hiểm phụ thuộc trước hết vào cá nhân nhà DN. Là người tiên phong trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, IDG luôn háo hức khám phá những vùng đất mới. Bản thân ông Patrick J.McGovern, chủ tịch của chúng tôi từng đến Việt Nam nhiều lần. Càng đến đây thường xuyên, chúng tôi càng hiểu Việt Nam hơn và có đủ tự tin để đầu tư vào đây.

Tuy nhiên, trên thực tế không nhiều người có chung suy nghĩ này. Chính vì vậy, trong cuộc gặp với các quan chức Việt Nam, tôi có nói rằng “tất nhiên là Việt Nam nên đưa thật nhiều công ty lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, song tốt nhất là Việt Nam niêm yết một số công ty làm ăn hiệu quả trên sàn NASDAQ chẳng hạn. Điều đó không chỉ giúp Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư mà còn chứng tỏ cho cộng đồng đầu tư quốc tế thấy “Ồ, Việt Nam một thị trường như thế đó và Mỹ đầu tư vào Việt Nam sẽ có lãi”. Càng biết nhiều về Việt Nam, các nhà đầu tư càng yên tâm hơn khi quyết định đầu tư vào đây. Nói cách khác, dịch vụ thông tin có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Patrick và IDG của ông rất có uy tín ở Mỹ. Giờ đây, việc ông quyết định đầu tư 100 triệu USD vào Việt Nam hiển nhiên đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Họ nghĩ rằng “ồ, Patrick đâu phải là một kẻ ngớ ngẩn. IDG đâu có điên”. Và rồi, họ có thể sẽ đầu tư vào đây. Hồi ban đầu, IDG dự định dành 80 triệu USD đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam nhưng sau đó, con số này đã tăng lên 100 triệu do nhiều nhà đầu tư khác, chủ yếu là Việt Kiều hùn vốn với IDG. Bản thân con số 80 triệu đã là một sự bảo đảm đối với họ.

- Xin cảm ơn ông!


Theo báo Vietnamnet
 
3

3401 Cuc de cuc mau

Guest
Xin chao các chiến hữu.
Khi đọc bài của Vualua tôi thấy rõ ràng đồng chí này rất chịu khó tìm tòi.
Có một vấn đề về tài chính mà hiện nay hầu hết các DNNN đa quan tâm mà báo chí cũng có đề cập đó là:
"Cổ phần hóa các DNNN" đặc biệt là các DN thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính như Ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
Vì vậy trong chuyên mục trao đổi kiến thức về tài chính tôi sẽ từng bước nêu ra các vấn đề rất mong huynh đệ bốn phương quan tâm và có ý kiến:
Vấn đề 1:
Động cơ của việc cổ phần hóa các DNNN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đứng từ nhiều phía; Cơ quan quản lý nhà nước; Bản thân doanh nhiệp và khách hàng.
Do thời gian có hạn tôi xin nêu vấn đề, lần sau sẽ trình bày cụ thể hơn đối với các chư vị

Thân ái và quyết thắng
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA