Chào các bạn, Vualua đã đọc qua các mục nói về phần mềm trên TL này . Xin đưa ra một số vấn đề tổng quan nhất khi bạn quyết định sử dụng như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác hạch toán kế toán .
Quan điểm khi đưa ra những nhận xét này dựa trên một hệ thống chuẩn đáp ứng cả công việc kế toán tài chính, kế toán quản trị và vấn đề kiểm soát hệ thộng Nói đến kiểm soát hệ thống, mục tiêu này nên xem như một trong những vấn đề quan trọng nhất khi thiết lập bộ máy hạch toán, nó tránh cho ta đựoc những sai sót không đáng có trong hạch toán cũng như việc gian lận kế toán . Ngoài ra những sự cảnh báo khi cần thiết cũng là một vấn đề đáng quan tâm .
1- Quan điểm về hạch toán và sửa sai sót
Điểm qua các phần mềm kế toán VN, nếu bạn nào đã dùng FAST accounting chắc biết rất rõ khi làm một bút toán , nếu bạn thấy sai và bạn có toàn quyền về hệ thống . Bạn có thể lật ngay đến bút toán nhật ký đó và vào chức năng sửa lại và cập nhật . Bút toán đó sẽ được sửa theo ý bạn . Đó có thể là một sai lầm hoặc một thất bại đối với nhà thiết kế phần mềm .
Đó chỉ là một VD nhỏ mà hệ thống phần mềm kế toán Việt Nam bỏ qua , thực sự vần đề đó rất lớn đối với công tác kế toán. Bỏ qua những gì mà các nhà làm chính sách nói, chúng ta hãy xem lại những gì cơ bản nhất .
Trước tiên , Một bút toán khi hoàn tất có nghĩa nó đã hoàn thành và thuộc về quá khứ .Vao thoi điểm n nào đó, bạn làm bút toán đó bất kể là đúng hay sai thì bút toán chỉnh sửa phải được thực hiện vào thời điểm thứ n+1 .Dĩ nhiên nó không chỉnh sửa trên chính bút toán đó mà phải làm một số bút toán. Việc trước tiên là phải kéo bút toán đó ra đúng đường nó vào và thay vào một bút toán mới chính xác (Cài này sẽ bàn tiếp sau).
Vấn đề nữa là về mặt số liệu, sẽ ra sao nếu bạn làm Reconcile xong, đóng sổ xong mọi cái ký tá hết rồi xong nhảy được vào sửa lại . Kết quả Reconciliation sại báo cáo sai nốt . Thậm chí bạn còn không phát hiện ra nếu người khác làm việc đó . Hơn nữa , mình thấy ít tên sếp nào tha cho cái tội làm sai Reconciliation lắm .
Hơn nữa , khi có kiểm tra . Một bút toán khác được làm thay khi có đoàn kiểm tra đến và sau đó nó được sửa lại khi hết thời gian kiểm tra. Như vậy sẽ mang một lỗ hổng rất lớn trong công tác kiểm soát hệ thống.
Xuất phát từ những quan điểm trên , mình thấy rằng đó là một thiếu sót rất lớn , nhất là khi kế toán VN đang từng bước hội nhập hệ thống kế toán quốc tế . Trong khi VN chưa có những chuẩn mực nói về điều này thì việc tham khảo các chuẩn mực về sửa sai sót trên hệ thống chuẩn mực quócc tế sẽ là bước đi lớn . Vì hệ thống mà VN xây dựng sẽ tương thích với thông lệ này .
(Còn tiếp )
Quan điểm khi đưa ra những nhận xét này dựa trên một hệ thống chuẩn đáp ứng cả công việc kế toán tài chính, kế toán quản trị và vấn đề kiểm soát hệ thộng Nói đến kiểm soát hệ thống, mục tiêu này nên xem như một trong những vấn đề quan trọng nhất khi thiết lập bộ máy hạch toán, nó tránh cho ta đựoc những sai sót không đáng có trong hạch toán cũng như việc gian lận kế toán . Ngoài ra những sự cảnh báo khi cần thiết cũng là một vấn đề đáng quan tâm .
1- Quan điểm về hạch toán và sửa sai sót
Điểm qua các phần mềm kế toán VN, nếu bạn nào đã dùng FAST accounting chắc biết rất rõ khi làm một bút toán , nếu bạn thấy sai và bạn có toàn quyền về hệ thống . Bạn có thể lật ngay đến bút toán nhật ký đó và vào chức năng sửa lại và cập nhật . Bút toán đó sẽ được sửa theo ý bạn . Đó có thể là một sai lầm hoặc một thất bại đối với nhà thiết kế phần mềm .
Đó chỉ là một VD nhỏ mà hệ thống phần mềm kế toán Việt Nam bỏ qua , thực sự vần đề đó rất lớn đối với công tác kế toán. Bỏ qua những gì mà các nhà làm chính sách nói, chúng ta hãy xem lại những gì cơ bản nhất .
Trước tiên , Một bút toán khi hoàn tất có nghĩa nó đã hoàn thành và thuộc về quá khứ .Vao thoi điểm n nào đó, bạn làm bút toán đó bất kể là đúng hay sai thì bút toán chỉnh sửa phải được thực hiện vào thời điểm thứ n+1 .Dĩ nhiên nó không chỉnh sửa trên chính bút toán đó mà phải làm một số bút toán. Việc trước tiên là phải kéo bút toán đó ra đúng đường nó vào và thay vào một bút toán mới chính xác (Cài này sẽ bàn tiếp sau).
Vấn đề nữa là về mặt số liệu, sẽ ra sao nếu bạn làm Reconcile xong, đóng sổ xong mọi cái ký tá hết rồi xong nhảy được vào sửa lại . Kết quả Reconciliation sại báo cáo sai nốt . Thậm chí bạn còn không phát hiện ra nếu người khác làm việc đó . Hơn nữa , mình thấy ít tên sếp nào tha cho cái tội làm sai Reconciliation lắm .
Hơn nữa , khi có kiểm tra . Một bút toán khác được làm thay khi có đoàn kiểm tra đến và sau đó nó được sửa lại khi hết thời gian kiểm tra. Như vậy sẽ mang một lỗ hổng rất lớn trong công tác kiểm soát hệ thống.
Xuất phát từ những quan điểm trên , mình thấy rằng đó là một thiếu sót rất lớn , nhất là khi kế toán VN đang từng bước hội nhập hệ thống kế toán quốc tế . Trong khi VN chưa có những chuẩn mực nói về điều này thì việc tham khảo các chuẩn mực về sửa sai sót trên hệ thống chuẩn mực quócc tế sẽ là bước đi lớn . Vì hệ thống mà VN xây dựng sẽ tương thích với thông lệ này .
(Còn tiếp )