Ðề: Có nên xin nghỉ vì áp lực công việc?
Các bạn có thấy sự ích kỷ của những người làm nhân viên như trên ko?
Bạn mới vào làm được có vài ba tuần, mới gặp áp lực công việc và 1 số lý do gì đó là bạn xin nghỉ. Vậy bạn có nghĩ tới công ty mà bạn làm việc chịu thiệt những gì ko?
1. Mất thời gian để tuyển dụng bạn, đây là chi phí cơ hội, vì tuyển bạn rồi nên các ứng viên khác sẽ bị loại bớt đi 1 người.
2. Trong vài ba tuần đầu, khối lượng công việc chủ yếu là làm quen và hầu như chưa có kết quả gì.
3. Chi phí lương (nếu có) và các chi phí phân bổ khác của DN cho từng người bị mất đi mà không thu được lợi nhuận nào.
Các bạn chỉ suy nghĩ cho các bạn được lợi (công việc thì nhẹ nhàng ko có sức ép, nhưng lại được trả lương cao hơn kết quả đã làm,...), còn đâu có nghĩ người khác (là doanh nghiệp) họ mất gì. Để rồi cuối cùng lại đi trách là sao gửi CV đi khắp nơi ko thấy hồi âm; Sao phỏng vấn qua bao công ty mà không thấy gọi mình; Tại sao lương tôi lại thấp thế; Tại sao môi trường DN đó ko "sướng" như chúng tôi mơ ước, v.v...
Tuy mình nói ở trên là khá gay gắt, nhưng mình nhận thấy tại sao giữa các nhân viên và DN ko gặp nhau tại 1 điểm chung, đó chính là vì mọi người ko đứng vai trò của người kia để xem xét sự việc.
Ngay cả phía DN cũng có cái sai khi tuyển dụng, thường trước khi tuyển dụng thì phải làm rõ cho nhân viên mới biết công việc cụ thể là làm những gì, các chính sách hiện thời của công ty, những khó khăn thách thức đối với công việc ở mức độ nào, và luôn nhắc thật rõ các khó khăn thách thức đó trước để nhân viên mới hiểu trước khi chấp nhận làm. Ví dụ, bên tôi tuyển nhân viên KD thì toàn nói: Em có hiểu là KD phải làm công việc như thế nào ko? Gặp những khó khăn gì (và kể ra hết, kể cả phải đi KH lúc trời nắng mưa to nhất, thậm chí phải "chiến đấu" ngoài giờ làm việc (dĩ nhiên có hưởng thu nhập thêm giờ), gọi điện MKT cho KH thì bị từ chối ra sao, 1 ngày gọi bao cuộc điện thoại, hỗ trợ bao KH, dạy những KH chưa bao giờ sờ vào máy tính thì khó khăn thế nào, v.v....). Nếu ai đã chấp nhận sau khi biết những khó khăn đó rồi thì không có chuyện bỏ cuộc mà vẫn nhận những gì mình chưa làm ra, v.v...