Xác định nguyên giá tài sản cố định ?

  • Thread starter tuandaokaizen1
  • Ngày gửi
T

tuandaokaizen1

Guest
14/10/09
6
0
1
34
hà nội
Các bác cho em hỏi : theo thông tư 203/2009 của chính phủ thì nguyên giá tài sản cố định là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng với các khoản thuế, ( không bao gồm thuế được hoãn lại) các chi phí khác liên quan trực tiếp đưa TSCD vào trạng thái sẵn sàng sử dụng........, khi mua tài sản cố định theo phương thức trả chậm, trả góp thì có 1 phần số tiền chênh lệch với giá mua, vậy thì số tiền còn lại kế toán sẽ hạch toán thế nào ? vào chi phí sản xuất kinh doanh or ........các bác có thể trả lời chi tiết cho em dc ko?
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

muadongkhonganh

Guest
10/1/10
15
0
0
36
TP.HCM
Các bác cho em hỏi : theo thông tư 203/2009 của chính phủ thì nguyên giá tài sản cố định là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng với các khoản thuế, ( không bao gồm thuế được hoãn lại) các chi phí khác liên quan trực tiếp đưa TSCD vào trạng thái sẵn sàng sử dụng........, vậy thì số tiền còn lại kế toán sẽ hạch toán thế nào? theo em thì đưa vào TK335 và phân bổ dần thì có đúng không không??
203/2009/TT-BTC nói:
Nguyên giá tài sản cố định:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Trước thời điểm đưa tài sản vào sử dụng, tất cả chi phí phát sinh liên quan đều đưa vào nguyên giá. Sau khi đưa tài sản vào sử dụng chi phí phát sinh tùy trường hợp có thể đưa vào chi phí hay nguyên giá. Ví dụ như sửa chữa lớn TSCĐ đưa vào nguyên giá, chí phí bảo hành định kỳ đưa vào chi phí, ...
Số tiền còn lại bạn nói là tiền gì?
 
T

tuandaokaizen1

Guest
14/10/09
6
0
1
34
hà nội
Trước thời điểm đưa tài sản vào sử dụng, tất cả chi phí phát sinh liên quan đều đưa vào nguyên giá. Sau khi đưa tài sản vào sử dụng chi phí phát sinh tùy trường hợp có thể đưa vào chi phí hay nguyên giá. Ví dụ như sửa chữa lớn TSCĐ đưa vào nguyên giá, chí phí bảo hành định kỳ đưa vào chi phí, ...
Số tiền còn lại bạn nói là tiền gì?

ý mình nói là số tiền chênh lệch giữa giá mua, và giá trả góp trả chậm, thanks bạn nhé !
 
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Các bác cho em hỏi : theo thông tư 203/2009 của chính phủ thì nguyên giá tài sản cố định là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng với các khoản thuế, ( không bao gồm thuế được hoãn lại) các chi phí khác liên quan trực tiếp đưa TSCD vào trạng thái sẵn sàng sử dụng........, khi mua tài sản cố định theo phương thức trả chậm, trả góp thì có 1 phần số tiền chênh lệch với giá mua, vậy thì số tiền còn lại kế toán sẽ hạch toán thế nào ? vào chi phí sản xuất kinh doanh or ........các bác có thể trả lời chi tiết cho em dc ko?

ý mình nói là số tiền chênh lệch giữa giá mua, và giá trả góp trả chậm, thanks bạn nhé !

Hạch toán:
N211,
N133,
N242 (số tiền chênh lệch với giá mua)
C331
Định kỳ tính vào CPTC:
N635/C242
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Trước thời điểm đưa tài sản vào sử dụng, tất cả chi phí phát sinh liên quan đều đưa vào nguyên giá. Sau khi đưa tài sản vào sử dụng chi phí phát sinh tùy trường hợp có thể đưa vào chi phí hay nguyên giá. Ví dụ như sửa chữa lớn TSCĐ đưa vào nguyên giá, chí phí bảo hành định kỳ đưa vào chi phí, ...
Chi phí sửa chữa lớn tính vào Nguyên giá được căn cứ vào đầu vậy bạn ?
 
D

dinh ngoc trang

Guest
29/10/09
29
0
0
34
HCMC
Theo mình biết thì sửa chữa lớn TSCĐ và chi phí sửa chữa lớn được phân bổ dần vào chi phí đối tượng sử dụng TSCĐ chứ đâu phải được đưa vào nguyên giá.Chi phí sửa chữa lớn khi phát sinh được tập hợp vào 242(1421), sau đó định kỳ mới phân bổ vào 627,641,642...:angel:
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Theo mình biết thì sửa chữa lớn TSCĐ và chi phí sửa chữa lớn được phân bổ dần vào chi phí đối tượng sử dụng TSCĐ chứ đâu phải được đưa vào nguyên giá.Chi phí sửa chữa lớn khi phát sinh được tập hợp vào 242(1421), sau đó định kỳ mới phân bổ vào 627,641,642...:angel:
Chi phí sửa chữa lớn khi phát sinh thì tập hợp ở 2413. Khi hoàn thành sửa chữa lớn thì hạch toán giảm 335 (nếu có trích trước chi phí sửa chữa lớn) hoặc kết chuyển qua 142, 242 để phân bổ dần vào chi phí SXKD (nếu không có trích trước chi phí sửa chữa lớn).
 
M

muadongkhonganh

Guest
10/1/10
15
0
0
36
TP.HCM
Chi phí sửa chữa lớn tính vào Nguyên giá được căn cứ vào đầu vậy bạn ?
Hướng dẫn hạch toán theo QĐ 15/2006 – Kế toán tài khoản 211 Tài sản cố định Hữu hình nói:
14. Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ hữu hình như sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 112, 152, 331, 334,…

- Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng:

+ Nếu thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang.

+ Nếu không thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu giá trị nhỏ)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị lớn phải phân bổ dần)

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang.
Về cách hạch toán, hướng dẫn ở điểm này thì không có gì khác giữa thông tư 89/2002/TT-BTC (hết hiệu lực) và thông tư 161/2007/TT-BTC như thế bạn đã ok chưa?
tuandaokaizen1 nói:
ý mình nói là số tiền chênh lệch giữa giá mua, và giá trả góp trả chậm, thanks bạn nhé
Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)]
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.
 
dinhhiep

dinhhiep

Guest
22/11/09
29
0
1
39
Thừa Thiên Huế
năm vừa rồi DN co mua 1 xe múc, 1 xe Hoa Mai nhưng ko theo dõi được tiền ngân hàng, cũng ko so giấy NC nhưng mình đã đăng kýt nguyên giá TSCĐ ko bao gồm thuế GTGT, do mình chưa biết được là: Nếu mua TSCĐ mà không chứng minh được là chuyển khoản thì số thuế GTGT được cộng vào nguyên giá. Vậy theo cả nhà bây giờ mình còn có thể thay đổi bảng Đăng ký TSCĐ của 2 xe này ko, vì mình chưa làm báo cáo tài chính.
Giúp mình với
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA