Chênh lệch tỷ giá Hóa đơn mua hàng

  • Thread starter hangphuong
  • Ngày gửi
H

hangphuong

Guest
9/3/05
42
0
0
43
Ha Noi
Các bác ơi.

Cty em có mua 1 dịch vụ giá 10 USD ngày 12/4/2005 chẳng hạn tỷ giá 15.500

hạch toán 642/331 = 155.000

đến ngày 12/7 cty thanh toán tỷ giá 15.000

hạch toán 331/1111 = 150.000

Chênh lệch nên hạch toán: 331/515 = 5.000 hay 331/642 = 5.000 ???
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

TRINHDUY

Guest
27/1/05
26
0
0
49
Hanoi
hangphuong nói:
Các bác ơi.

Cty em có mua 1 dịch vụ giá 10 USD ngày 12/4/2005 chẳng hạn tỷ giá 15.500

hạch toán 642/331 = 155.000

đến ngày 12/7 cty thanh toán tỷ giá 15.000

hạch toán 331/1111 = 150.000

Chênh lệch nên hạch toán: 331/515 = 5.000 hay 331/642 = 5.000 ???
Nếu chỉ có 5.000đ thì bạn làm luôn bút toán sau cho rồi.
 
H

hangphuong

Guest
9/3/05
42
0
0
43
Ha Noi
Nếu chỉ có 5.000đ thì bạn làm luôn bút toán sau cho rồi.[/QUOTE]
trời ah.Tớ chỉ lam để con số nó đơn giản thôi. Chứ nếu 5trđ thì sao?
đấy là 1 khoản chênh lệch do chênh lêch tỷ giá thời điểm phát hành hóa đơn va thời điểm thanh toán tiền hóa đơn
Vì có ý kiến cho rằng không nên cho vào TK 515 bị coi như 1 khoản doanh thu thì phi lý phải ghi giảm ngược trở lại mới đúng
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,722
1,391
113
51
TP.HCM
Ô hai bạn này hay nhỉ!
Chuẩn mực số 10 & thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này cũng rất rõ ràng cơ mà. Nghiệp vụ của bạn chắc chắn đã phát sinh khỏan chênh lệch tỷ giá của họat động SXKD, và bắt buộc khỏan này phải đưa vào 515 nếu chênh lệch lãi hoặc 635 nếu chênh lệch lỗ.
Đừng tiện kiểu như thế nữa nhé các bạn.
 
T

TRINHDUY

Guest
27/1/05
26
0
0
49
Hanoi
hangphuong nói:
trời ah.Tớ chỉ lam để con số nó đơn giản thôi. Chứ nếu 5trđ thì sao?
đấy là 1 khoản chênh lệch do chênh lêch tỷ giá thời điểm phát hành hóa đơn va thời điểm thanh toán tiền hóa đơn
Vì có ý kiến cho rằng không nên cho vào TK 515 bị coi như 1 khoản doanh thu thì phi lý phải ghi giảm ngược trở lại mới đúng
Hic nếu nó nhiều như thế thì cứ theo chuẩn mực mà làm chẳng cần theo ý kiến ai hết, chắc bạn lại ngại đọc chuẩn mực chứ gì.
 
L

Lunker

Trung cấp
26/10/04
118
0
0
44
Ha Noi
Chênh lệch tỷ giá tại tài khoản vay thì hạch toán thế nào?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
24
38
Hà Nội - TP. HCM
Khi phát sinh các khoản nợ phải trả hay nợ phải thu có gốc ngoại tệ thì:

- Cho vào TK 635 nếu lỗ tỷ giá hối đoái.

- Cho vào TK 515 nếu lãi tỷ giá hối đoái.

Lunker nói:
Chênh lệch tỷ giá tại tài khoản vay thì hạch toán thế nào?
 
L

Lunker

Trung cấp
26/10/04
118
0
0
44
Ha Noi
Theo TT 105 thì hạch toán:
N 311:
N 635
C 1122
Liệu có thể hạch toán trên máy :
N 311
C1122
Sau đó thêm bút toán:
N635
C311
Liệu hạch toán thế có được ko?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
24
38
Hà Nội - TP. HCM
Muốn hạch toán trên máy hay trên giấy thì cũng phải có ngần ấy TK, ngần ấy số tiền sao cho tổng Nợ = tổng Có, như thế này:

Lunker nói:
Theo TT 105 thì hạch toán:

N 311:

N 635

C 1122

Khi bạn làm trên máy thì lại ra thế này:

Lunker nói:
Liệu có thể hạch toán trên máy :
N 311
C1122
Sau đó thêm bút toán:
N635
C311
Liệu hạch toán thế có được ko?

Như thế tóm lại thì chỉ còn có thế này:
N 635
C 1122
Và TK 311 sẽ được xoá sổ.

Nhìn thì có vẻ đúng nhưng bạn hãy soi lại hai định khoản đó khi lắp số tiền vào, sẽ thấy Giảm đi một số tiền vay ngắn hạn đúng bằng Giảm số tiền thanh toán cho khoản vay ngắn hạn. Như vậy thì bản chất nghiệp vụ phát sinh sẽ sai: Vay ngắn hạn giảm mà tiền thanh toán thì đi đâu mất.
 
Q

Quynh Huong

Trung cấp
13/9/05
107
0
0
47
Hanoi
Nguyen Tu Anh nói:
Như thế tóm lại thì chỉ còn có thế này:
N 635
C 1122
Và TK 311 sẽ được xoá sổ.

Nhìn thì có vẻ đúng nhưng bạn hãy soi lại hai định khoản đó khi lắp số tiền vào, sẽ thấy Giảm đi một số tiền vay ngắn hạn đúng bằng Giảm số tiền thanh toán cho khoản vay ngắn hạn. Như vậy thì bản chất nghiệp vụ phát sinh sẽ sai: Vay ngắn hạn giảm mà tiền thanh toán thì đi đâu mất.
Hơ, lại đến lượt Tú Anh ko xem kỹ rồi. Vấn đề lài Lunker hạch toán 2 bút toán đó với số tiền khác nhau cơ mà.
Nhưng theo tôi dùng máy hay dùng tay đều sử dụng bút toán kép được mà. Vì thế nên Lunker nên dùng bút toán kép cho gọn. :lol:
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
24
38
Hà Nội - TP. HCM
Thôi thì mình sẽ VD cụ thể rồi lắp số vào nhé!

VD: Công ty vay một khoản ngắn hạn là 100 USD với tỷ giá NH tại thời điểm vay là 15.000 Đ/USD. Một thời gian sau công ty trả khoản vay đó bằng tiền gửi NH với tỷ giá NH tại thời điểm trả là 15.100 Đ/USD.

* Theo cách tính trên giấy thì sẽ làm như sau;

- Khi vay:

Nợ TK 1122: 1.500.000

Có TK 311: 1.500.000

- Khi trả:

Nợ TK 311: 1.500.000

Nợ TK 635: 10.000

Có TK 1122: 1.510.000

* Theo cách tính trên máy sẽ làm như sau:

- Khi vay: tương tự như ở trên

- Khi trả:

1) Nợ TK 311: 1.500.000

Có TK 1122: 1.500.000

2) Nợ TK 635: 10.000

Có TK 311: 10.000

-Cuối cùng: Rút gọn lại thì 311 sẽ hết, Còn lại mỗi Dư nợ trên 635 và Dư có trên 311 là 10.000, tiền ngoại tệ bỏ ra để quy ra tiền vịêt thiếu mất 10.000.
 
H

hoasua170576

Guest
18/11/04
5
0
0
48
Ha Noi
Theo toi ban nen hach toan nhu sau:

Khi mua dich vu voi ty gia: 15.500

No 642: 155.000
Co 331: 155.000

Khi ban thanh toan ty gia 15.000.

No 331: 155.000
Co 111: 150.000
Co 515: 5.000
 
L

Lunker

Trung cấp
26/10/04
118
0
0
44
Ha Noi
VD:
Lúc mua hàng:trị giá 100$, tỷ giá là 15820. Em mở TK 3312 theo dõi cho thanhtoán bằng ngoại tệ.
N 1561: 100$*15820
C 3312: 100* 15820
Lúc trả tiền:tỷ giá 15870
N 3312: 100* 15870
C 1122: 100* 15870
Sau đó thêm bút toán xử lý chênh lệch tỷ giá.
N 635: 100*(15870-15820)
C 3312:100*(15870-15820)
Mọi người tư vấn dùm em vụ làm bằng máy tính với. Vì trên máy khi mở theo dõi bằng ngoại tệ thì nó căn cứ vào ngoại tệ trước tiên sau đó mới quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá giao dịch thực tế, mà theo TT 105 em thấy hướng dẫn phải quy đổi ra tỷ giá ghi sổ kế toán...
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
48
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Trường hợp mua bán bằng ngoại tệ rất rắc rối, nếu các bạn không trình bày kỹ tính chất doanh nghiệp, tính thường xuyên hay bất thường của nghiệp vụ mua bán, khả năng lưu trữ ngoại tệ (ngân hàng cho phép giao dịch bằng ngoại tệ và có tài khoản ngoại tệ) thì việc trình bày cách hạch toán về tỷ giá ngoại tệ sẽ không thích hợp với từng loại yêu cầu của các bạn.

Nếu là giao dịch bất thường thì hạch toán theo kiểu các bạn ghi nhận trên là không sai, nhưng nếu giao dịch thường xuyên, đơn vị sử dụng đồng ngoại tệ liên tục thì cách hạch toán như vậy sẽ rất rắc rối cho vấn đề kiểm tra kiểm soát: nào là ghi nhận doanh thu, ghi nhận công nợ, ghi nhận tiền chuyển về tài khoản ngân hàng, tiền về quỹ, rồi từ tiền USD đó chuyển sang tiền Việt Nam vv.., nhà nước cho phép sử dụng tỷ giá hạch toán trong trường hợp doanh nghiệp liên tục phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA