Về mặt lý thuyết bạn tham khảo ý kiến của bạn ngocfu nhé,
Còn về thực tế thì như thế này: Đối với các Công ty kiểm toán và Kiểm toán viên thì nói chung họ không thể kiểm tra 100% các nghiệp vụ phát sinh tại một doanh nghiệp. Do đó hình thành khái niệm trọng yếu. Trong thực tế kiểm toán thì mức trọng yếu được sử dụng để chọn mẫu các nghiệp vụ phát sinh và khi kết thúc cuộc kiểm toán, mức trọng yếu cũng được các Kiểm toán viên đánh giá tổng thể (các bút toán kiểm toán viên đề nghị điều chỉnh nhưng khách hàng không điều chỉnh) để cân nhắc ý kiến trên Báo cáo Kiểm toán.
Không có 1 hướng dẫn chuẩn nào về việc xác định mức trọng yếu như thế nào và bao nhiêu, mỗi Công ty Kiểm toán có 1 xét đoán riêng và do đó, đây có thể coi là rủi ro mà các Công ty Kiểm toán tự chịu khi Kiểm toán 1 Báo cáo tài chính.
Ví dụ: Giả sử khi kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại DN X, số dư hàng tồn kho cần kiểm tra là 520 tỷ, mức trọng yếu đưa ra là 18 tỷ, giá trị số dư Hàng tồn kho chi tiết trên 18 tỷ là 49 tỷ, khi đó số lượng mẫu cần kiểm là: (520 tỷ-49 tỷ)/(18 tỷ/2) ^_^.
Mình đính kèm file tính toán để tham khảo.
Hope this help.