Báo cáo tài chính hợp nhất trong mô hình Cty mẹ - con

  • Thread starter HyperVN
  • Ngày gửi
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
48
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Thạc sĩ. Trần Quốc Dũng
Nhằm tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, làm nòng cốt cho khu vực kinh tế nhà nước, ngày 8.5.2002 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2387/VPCP-ĐMDN cho phép chuyển đổi thêm 09 doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ – con (Tập đoàn).

Như vậy, hiện nay đã có 21 doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con và một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động theo mô hình này, tuy nhiên việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cho mô hình này chưa được Nhà nước hướng dẫn một cách cụ thể, điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn trong công tác tài chính - kế toán của doanh nghiệp .

Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề về phạm vi và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn (công ty mẹ và tất cả các công ty con), nhằm cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và những biến động về tài chính của toàn tập đoàn, giúp cho người sử dụng ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời.

1. Phạm vi của báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm tất cả các công ty con do công ty mẹ kiểm soát. Ở đây, kiểm soát được hiểu là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích từ các hoạt động đó. Quyền kiểm soát được cho là tồn tại nếu công ty mẹ sở hữu hơn 50% quyền biểu quyết của một công ty con. Tuy nhiên, quyền kiểm soát còn tồn tại ngay cả khi công ty mẹ sở hữu 50% hoặc ít hơn quyền biểu quyết của một công ty con, nếu như công ty mẹ: có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động theo một quy chế hoặc thỏa thuận nào đó; có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số các thành viên ban giám đốc; có quyền bỏ đa số phiếu tại cuộc họp của ban giám đốc .

Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất cần hợp nhất tất cả các công ty con, kể cả các công ty con ở nước ngoài.

Trong quá trình hợp nhất cần loại trừ những công ty con nếu công ty mẹ chỉ có quyền kiểm soát tạm thời. Công ty mẹ hạch toán vốn góp ở các công ty con này tương tự như hạch toán các khoản đầu tư .

2. Phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất được lập từ báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con, nó được lập trên cơ sở kết hợp theo từng chỉ tiêu, cộng các chỉ tiêu lại với nhau theo từng loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí. Tuy nhiên, để báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện những thông tin tài chính một cách đầy đủ và đáng tin cậy, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất chúng ta cần tiến hành loại trừ các khoản sau đây:

(1) Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, loại trừ phần vốn kinh doanh của công ty mẹ cấp cho công ty con (Tài khoản 136 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của công ty con nhận vốn cấp của công ty mẹ (Tài khoản 411- công ty con ).

(2) Loại trừ phần các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 128,228,222 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của các công ty con do nhận các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 341,311,411- công ty con ) trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .Nếu các công ty con có phát sinh các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết với một đơn vị khác trong cùng tập đoàn, thì cũng tiến hành loại trừ tương tự.

(3) Loại trừ phần số dư các tài khoản phải thu nội bộ (Tài khoản 136 8) và các khoản phải trả nội bộ (338 8) trong cùng tập đoàn trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .

(4) Loại trừ phần doanh thu bán hàng nội bộ và các khoản thu nhập khác phát sinh từ các hoạt động giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất.
Doanh thu được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất phải là doanh thu từ bán hàng, thực hiện dịch vụ cho các cá nhân hoặc tổ chức khác ngoài tập đoàn .

Nếu doanh thu bán trong nội bộ của tập đoàn không được loại trừ thì báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sẽ phản ánh không trung thực tình hình kinh doanh của tập đoàn, hơn nữa sẽ dễ xảy ra tình trạng báo cáo tài chính được trình bày theo ý muốn chủ quan .

° Khi loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ:

- Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng hóa đã bán hết ra ngoài tập đoàn, thì loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Trong trường hợp này lợi nhuận thu được từ việc bán hàng là thực sự và chắc chắn.

- Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng vẫn còn một số tồn kho,chưa bán hết ra ngoài tập đoàn, thì ngoài việc loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, còn phải loại bỏ phần lợi nhuận chưa thực hiện liên quan đến hàng tồn kho nói trên

Lợi nhuận loại trừ = Giá trị hàng tồn kho x Tỉ lệ lãi gộp
do mua nội bộ của bên bán

Lợi nhuận loại trừ sẽ được cộng vào chỉ tiêu giá vốn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, đồng thời trừ giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán hợp nhất.

° Loại trừ các khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ các giao dịch (cung cấp dịch vụ, cho vay…)
Khi loại trừ những khoản này, tập đoàn cần công khai trên báo cáo tài chính hợp nhất các khoản như : Doanh thu nội bộ, giá trị hàng tồn kho từ hoạt động mua bán hàng nội bộ và tỉ lệ lãi gộp của bên bán .

Ngoài ra, để có được sự trung thực và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ và các công ty con cần sử dụng một chính sách kế toán thống nhất trong các giao dịch cùng loại và những sự kiện trong những hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, nếu không thể sử dụng các chính sách kế toán thống nhất, thì phải giải trình và chỉ ra tỉ lệ của các khoản mục được hạch toán theo các chính sách kế toán khác trên báo cáo tài chính hợp nhất. Đồng thời các báo cáo tài chính của các công ty con phải được kiểm tra trước khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhấtª
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Bao cao hop nhat

Cái ông Trần Quốc Dũng viết y như chuẩn mực vậy (VAS 25, VAS 07, VAS 08) , chẳng thấy có added value gì cả. Sao không cho một ví dụ minh hoạ nhỉ. Viết thế này thì mình viết có lẽ còn hay hơn.

Kinh nghiệm về báo cáo hợp nhất ở Việt Nam có lẽ chỉ có ở những người làm kế toán tổng hợp ở Tổng Công ty hoặc các Ngân hàng. Thường mức độ loại trừ (nếu có) chỉ dừng ở loại trừ các giao dịch và số dư nội bộ. Thường không có các bút toán liên quan tới Goodwill (lợi thê thương mại), tới việc phân biệt giữ đơn vị nào là công ty con (subsidiaries) đơn vị nào là công ty liên kết (associate) hoặc công ty liên doanh (Joint Venture).

Hiện tại đã có các thông tư hướng dẫn rồi, cứ chiểu theo thông tư mà làm thôi, chứ kinh nghiệm của những người đi trước cũng li-mi-tịt lắm!
 
C

conquytrungdu

Sơ cấp
1/12/04
43
0
6
43
PT
Thông tư, hướng dẫn đã có, cách làm thì cũng tường tận vì có ví dụ rồi..
nhưng áp dụng thì phải chờ,
hiện nay có vài tổng đang dục dịch họp để áp dụng thông tư, thông tư cũng phải chờ tổng họp áp dụng thôi.
 
C

Challenger77

Guest
2/10/14
3
0
1
47
Mình không phải là dân học Tài chính - Kế toán, nên mong các bạn trả lời hộ mình về trường hợp này:
Trên báo cáo tài chính của riêng công ty con có báo lãi, nhưng khi xem Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và công ty con thì công ty con có lỗ được không?

Thanks.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Mình không phải là dân học Tài chính - Kế toán, nên mong các bạn trả lời hộ mình về trường hợp này:
Trên báo cáo tài chính của riêng công ty con có báo lãi, nhưng khi xem Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và công ty con thì công ty con có lỗ được không?

Thanks.

Khi lập BCTC hợp nhất thì xem như Cty mẹ và Cty con là 1 đơn vị kế toán, vì vậy, trong BCTC hợp nhất tách ra lãi cty của Cty mẹ và lãi của con đâu. Trong BCTC hợp nhất chỉ có tách Lãi cty mẹ và Lãi Cổ đông thiểu số thôi.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Bao cao hop nhat

Cái ông Trần Quốc Dũng viết y như chuẩn mực vậy (VAS 25, VAS 07, VAS 08) , chẳng thấy có added value gì cả. Sao không cho một ví dụ minh hoạ nhỉ. Viết thế này thì mình viết có lẽ còn hay hơn...

Chắc anh Thạc sĩ này viết để được tính số lượng bài đăng đây mà, hehe.. Đúng như bác Pham Cung nói không có tý Giá trị gia tăng gì cả.
 
C

Challenger77

Guest
2/10/14
3
0
1
47
Khi lập BCTC hợp nhất thì xem như Cty mẹ và Cty con là 1 đơn vị kế toán, vì vậy, trong BCTC hợp nhất tách ra lãi cty của Cty mẹ và lãi của con đâu. Trong BCTC hợp nhất chỉ có tách Lãi cty mẹ và Lãi Cổ đông thiểu số thôi.

Thanks bạn, vậy nếu trong báo cáo tài chính của công ty con mà lỗ, trong khi đó báo cáo tài chính hợp nhất lại lỗ thì phần lỗ đấy được tính là lỗ cho cả công ty con và công ty mẹ phải không bạn.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Thanks bạn, vậy nếu trong báo cáo tài chính của công ty con mà lỗ, trong khi đó báo cáo tài chính hợp nhất lại lỗ thì phần lỗ đấy được tính là lỗ cho cả công ty con và công ty mẹ phải không bạn.

Lãi lỗ trong BCTC hợp nhất là để cho cổ đông, nhà đầu tư, chủ nợ đọc và ra quyết định, không ảnh hưởng gì đến trách nhiệm, nghĩa vụ của Cty mẹ, cty con. Lãi lỗ của mỗi cty thì thể hện trong BCTC riêng của mỗi cty nhé.
 
C

Challenger77

Guest
2/10/14
3
0
1
47
Thanks bạn "nguoilysu" và các bạn.
Các bạn cho mình hỏi thêm là: Trong báo cáo Tài chính các công ty, nhất là công ty Xây dựng thì làm thế nào để biết trong kỳ kế toán đấy họ chi ra bao nhiêu tiền.
Như mình thấy trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì: chỉ có tiều đầu kỳ, tiền cuối kỳ và lưu chuyển tiền trong kỳ. Không biết cái lưu chuyển tiền trong kỳ đấy thì ý nghĩa của nó như thế nào?

Thanks các bạn.
 
N

nguyenbich100291

Sơ cấp
26/5/13
9
0
1
33
Nghệ An
Thạc sĩ. Trần Quốc Dũng
Nhằm tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, làm nòng cốt cho khu vực kinh tế nhà nước, ngày 8.5.2002 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2387/VPCP-ĐMDN cho phép chuyển đổi thêm 09 doanh nghiệp từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ – con (Tập đoàn).

Như vậy, hiện nay đã có 21 doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con và một số doanh nghiệp đã đi vào hoạt động theo mô hình này, tuy nhiên việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cho mô hình này chưa được Nhà nước hướng dẫn một cách cụ thể, điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn trong công tác tài chính - kế toán của doanh nghiệp .

Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi xin đề cập đến vấn đề về phạm vi và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn (công ty mẹ và tất cả các công ty con), nhằm cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và những biến động về tài chính của toàn tập đoàn, giúp cho người sử dụng ra các quyết định kinh tế một cách kịp thời.

1. Phạm vi của báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm tất cả các công ty con do công ty mẹ kiểm soát. Ở đây, kiểm soát được hiểu là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích từ các hoạt động đó. Quyền kiểm soát được cho là tồn tại nếu công ty mẹ sở hữu hơn 50% quyền biểu quyết của một công ty con. Tuy nhiên, quyền kiểm soát còn tồn tại ngay cả khi công ty mẹ sở hữu 50% hoặc ít hơn quyền biểu quyết của một công ty con, nếu như công ty mẹ: có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động theo một quy chế hoặc thỏa thuận nào đó; có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số các thành viên ban giám đốc; có quyền bỏ đa số phiếu tại cuộc họp của ban giám đốc .

Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất cần hợp nhất tất cả các công ty con, kể cả các công ty con ở nước ngoài.

Trong quá trình hợp nhất cần loại trừ những công ty con nếu công ty mẹ chỉ có quyền kiểm soát tạm thời. Công ty mẹ hạch toán vốn góp ở các công ty con này tương tự như hạch toán các khoản đầu tư .

2. Phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất được lập từ báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con, nó được lập trên cơ sở kết hợp theo từng chỉ tiêu, cộng các chỉ tiêu lại với nhau theo từng loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí. Tuy nhiên, để báo cáo tài chính hợp nhất thể hiện những thông tin tài chính một cách đầy đủ và đáng tin cậy, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất chúng ta cần tiến hành loại trừ các khoản sau đây:

(1) Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, loại trừ phần vốn kinh doanh của công ty mẹ cấp cho công ty con (Tài khoản 136 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của công ty con nhận vốn cấp của công ty mẹ (Tài khoản 411- công ty con ).

(2) Loại trừ phần các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 128,228,222 – công ty mẹ) và phần nguồn vốn của các công ty con do nhận các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết của công ty mẹ (Tài khoản 341,311,411- công ty con ) trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .Nếu các công ty con có phát sinh các khoản đầu tư, cho vay, góp vốn liên doanh liên kết với một đơn vị khác trong cùng tập đoàn, thì cũng tiến hành loại trừ tương tự.

(3) Loại trừ phần số dư các tài khoản phải thu nội bộ (Tài khoản 136 8) và các khoản phải trả nội bộ (338 8) trong cùng tập đoàn trên bảng cân đối kế toán hợp nhất .

(4) Loại trừ phần doanh thu bán hàng nội bộ và các khoản thu nhập khác phát sinh từ các hoạt động giao dịch trong nội bộ tập đoàn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất.
Doanh thu được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất phải là doanh thu từ bán hàng, thực hiện dịch vụ cho các cá nhân hoặc tổ chức khác ngoài tập đoàn .

Nếu doanh thu bán trong nội bộ của tập đoàn không được loại trừ thì báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sẽ phản ánh không trung thực tình hình kinh doanh của tập đoàn, hơn nữa sẽ dễ xảy ra tình trạng báo cáo tài chính được trình bày theo ý muốn chủ quan .

° Khi loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ:

- Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng hóa đã bán hết ra ngoài tập đoàn, thì loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Trong trường hợp này lợi nhuận thu được từ việc bán hàng là thực sự và chắc chắn.

- Nếu vào thời điểm lập báo cáo, hàng vẫn còn một số tồn kho,chưa bán hết ra ngoài tập đoàn, thì ngoài việc loại bỏ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nội bộ khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, còn phải loại bỏ phần lợi nhuận chưa thực hiện liên quan đến hàng tồn kho nói trên

Lợi nhuận loại trừ = Giá trị hàng tồn kho x Tỉ lệ lãi gộp
do mua nội bộ của bên bán

Lợi nhuận loại trừ sẽ được cộng vào chỉ tiêu giá vốn trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, đồng thời trừ giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán hợp nhất.

° Loại trừ các khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ các giao dịch (cung cấp dịch vụ, cho vay…)
Khi loại trừ những khoản này, tập đoàn cần công khai trên báo cáo tài chính hợp nhất các khoản như : Doanh thu nội bộ, giá trị hàng tồn kho từ hoạt động mua bán hàng nội bộ và tỉ lệ lãi gộp của bên bán .

Ngoài ra, để có được sự trung thực và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ và các công ty con cần sử dụng một chính sách kế toán thống nhất trong các giao dịch cùng loại và những sự kiện trong những hoàn cảnh tương tự. Tuy nhiên, nếu không thể sử dụng các chính sách kế toán thống nhất, thì phải giải trình và chỉ ra tỉ lệ của các khoản mục được hạch toán theo các chính sách kế toán khác trên báo cáo tài chính hợp nhất. Đồng thời các báo cáo tài chính của các công ty con phải được kiểm tra trước khi tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhấtª
bạn ơi! nhưng mà mình muốnh ỏi khi làm báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất thì phải làm theo pp nào? và điều chỉnh ntn? mình thực sự rất rối, k hiểu ntn cả
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
bạn ơi! nhưng mà mình muốnh ỏi khi làm báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất thì phải làm theo pp nào? và điều chỉnh ntn? mình thực sự rất rối, k hiểu ntn cả
Bạn đăng ký học 1 lớp về lập BCTC hợp nhất đi. Trên đây chỉ giải đáp thắc mắc thôi chứ không thể cầm tay chỉ việc được đâu.
 
T

tnttrung87

Guest
11/11/14
1
0
1
37
ai có bài mẫu hướng dẩn lập báo cáo tài chính hợp nhất gửi file cho mình xin với
 
Z

Zinzin2007

Guest
4/12/14
9
0
1
42
Cho em hỏi, trong trường hợp công ty con phát sinh một khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả hay tài sản thuế thu nhập hoãn lại thì trên BCTC hợp nhất có ảnh hưởng ntn?
 
T

thuyhangd714

Sơ cấp
5/2/15
24
1
3
37
Sắp tới công ty mình làm báo cáo tài chính hợp nhất. Bạn nào có kinh nghiệm chia sẻ cách làm giúp mình với. Bên mình hợp nhất chi nhánh, và hợp nhất công ty con nữa ạ. Cảm ơn các bạn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA