Y
Chưa bao giờ thị trường phần mềm kế toán lại bát nháo như hiện nay. Ngay cả những nhà cung cấp phần mềm với nhau họ cũng cảm thấy choáng ngộp, huống chi khách hàng, các doanh nghiệp mới thành lập. Hàng loạt các sản phẩm PMKT của các nhà cung cấp được tung ra, trong đó có những sản phẩm PMKT thực chất chỉ là một (phát triển trên cùng một source). Đó là những cty “cùng cha khác mẹ” (nhân viên làm cho cty nọ ôm source code ra ngoài lập ra cty mới để bán phần mềm). Cũng không thể biết cty nào là sở hữu source gốc thật sự, vì cty nào cũng bảo sản phẩm do cty mình phát triển, mà điển hình hiện nay là các PMKT viết trên ngôn ngữ lập trình Visual Foxpro. Tôi được biết có ít nhất 5 cty sản phẩm giống nhau đến 98% (nhìn vào tên, cấu trúc tập tin & thư mục của phần mềm bạn sẽ biết ngay), chỉ khác phần trình bày menu và giao diện chính. Còn vào chi tiết các form thì gần như y chang nhau. Các bạn tìm mua PMKT cho cty mình nên chú ý điều này, vì sở hữu những phần mềm này giống như bạn bỏ tiền ra mua hàng dỏm, hàng nhái của Trung Quốc vậy. Rồi một ngày đẹp trời nào đó, đùng một cái nhà cung cấp PMKT cho bạn bị cty đối thủ kiện vì bản quyền phần mềm thì thiệt thòi cho doanh nghiệp bạn.
Tuy nhiên, đây cũng là sân chơi, tạo ra sự chọn lựa phong phú cho khách hàng và điều quan trọng với họ lúc này là chọn sản phẩm và nhà cung cấp nào phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính cho doanh nghiệp mình ?
Sau đây là một nội dung nên xem xét, xử lý trước khi quyết định chọn mua PMKT (chỉ tham khảo):
1. Yêu cầu nhà cung cấp gửi hoặc cài đặt cho bạn phiên bản dùng thử: Thay vì chỉ xem nhân viên của họ demo, bạn cần có thời gian nhiều hơn để tiếp cận với phần mềm. Thông thường, bộ phận kinh doanh của các công ty phần mềm được huấn luyện rất kỹ, họ sẽ thao thao bất tuyệt về tính năng, công dụng của sản phẩm và bạn cần có thêm thời gian để ít nhiều kiểm chứng lại những điều họ nói.
2. Ít ai có đủ thời gian và kiên nhẫn để đọc hết help từ vài chục đến vài trăm trang. Một sản phẩm tốt phải luôn hướng đến người dùng, giúp họ nhanh chóng nắm được quy trình và thao tác sử dụng phần mềm, để họ không phải mất nhiều thời gian, chi phí cho việc học sản phẩm. Các công ty phần mềm thường tách chi phí đào tạo ra riêng. Nếu sản phẩm khó sử dụng, khách hàng sẽ bất lợi về chi phí, chưa kể người học chậm hiểu càng mất thêm thời gian. Thị trường vẫn có những phần mềm thiết kế theo hướng đơn giản hoá để người dùng có thể tự học được. Rũi ro cao nhất khi bạn chưa trực tiếp thao tác được phần mềm mà quyết định mua.
3. Máy móc có thể bị hư, hệ điều hành thường xuyên bị lỗi, phải cài lại. Chắc chắc khi bạn cài lại, phần mềm sẽ không hoạt động hoặc không còn hoạt động chính xác như trước nữa. Những sự cố đại loại như thế hầu như không có công ty nào bảo hành hoài cho bạn. Sẽ rất phiền phức nếu bạn gọi hoài và mỗi lần gọi như vậy bạn lại chờ... họ, phụ thuộc hoàn toàn vào họ. Nhiều phần mềm việc cài đặt dữ liệu, cài font chữ rất phức tạp trong khi kiến thức tin học của bạn bị giới hạn, khó lĩnh hội được. Hảy chọn phần mềm có tính năng cài đặt, sửa lỗi (cài lại) đơn giản hoặc hoàn toàn tự động để hạn chế thấp nhất rũi ro.
4. Ưu tiên chọn mua sản phẩm có công nghệ tân tiến, bảo mật CSDL, được các hệ điều hành sau này hỗ trợ (các ngôn ngữ lập trình Visual Foxpro, Visual Basic 6.0 có thể bị xem là lạc hậu).
5. Giá cả khá quan trọng. Tuy nhiên, giá thấp quá cũng nên đặt dấu chấm hỏi, vì công ty nào cũng phải trả lương nhân viên, chi phí thuê mặt bằng, dịch vụ các thứ … Chắc chắn họ không thể hỗ trợ tốt nếu bán phá giá cho bạn. Có những người, công ty cung cấp phần mềm cho bạn và thu tiền một lần xong rồi thôi, bạn tự hiểu nhé.
6. Các công ty phần mềm nhỏ có khuynh hướng phục vụ khách hàng tốt hơn. Nói như thế không khách quan lắm. Tuy nhiên, đó cũng là gợi ý để người tìm mua phần mềm suy nghĩ thêm. Đa số các công ty lớn đều chạy theo doanh số và họ phải phục vụ cho rất nhiều khách hàng. Trong số các khách hàng lớn nhỏ khác nhau có thể doanh nghiệp bạn chỉ được coi là con tép.
Sử dụng phần mềm FREE chưa đựng nhiều nguy cơ, rũi ro khó lường, đôi khi đó là chiêu câu mồi của nhà cung cấp.
Nguy cơ trả giá cao, bất an. Nhà sản xuất phần mềm luôn có thể biết ai đang dùng phần mềm của họ, và vào một ngày đẹp trời bạn nhận được một thông báo: bạn đang dùng phần mềm của họ và họ gửi cho bạn một báo giá trên trời, nếu bạn không trả tiền, ôi thôi, dữ liệu của tôi đâu rồi. Bao nhiêu công sức nhập dữ liệu cộng với những số liệu quan trọng nhiều khi bạn không lưu trên giấy tờ sổ sách nay không cánh mà bay, nếu bạn không đồng ý trả cái giá trên trời đó.
Tuy nhiên, đây cũng là sân chơi, tạo ra sự chọn lựa phong phú cho khách hàng và điều quan trọng với họ lúc này là chọn sản phẩm và nhà cung cấp nào phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính cho doanh nghiệp mình ?
Sau đây là một nội dung nên xem xét, xử lý trước khi quyết định chọn mua PMKT (chỉ tham khảo):
1. Yêu cầu nhà cung cấp gửi hoặc cài đặt cho bạn phiên bản dùng thử: Thay vì chỉ xem nhân viên của họ demo, bạn cần có thời gian nhiều hơn để tiếp cận với phần mềm. Thông thường, bộ phận kinh doanh của các công ty phần mềm được huấn luyện rất kỹ, họ sẽ thao thao bất tuyệt về tính năng, công dụng của sản phẩm và bạn cần có thêm thời gian để ít nhiều kiểm chứng lại những điều họ nói.
2. Ít ai có đủ thời gian và kiên nhẫn để đọc hết help từ vài chục đến vài trăm trang. Một sản phẩm tốt phải luôn hướng đến người dùng, giúp họ nhanh chóng nắm được quy trình và thao tác sử dụng phần mềm, để họ không phải mất nhiều thời gian, chi phí cho việc học sản phẩm. Các công ty phần mềm thường tách chi phí đào tạo ra riêng. Nếu sản phẩm khó sử dụng, khách hàng sẽ bất lợi về chi phí, chưa kể người học chậm hiểu càng mất thêm thời gian. Thị trường vẫn có những phần mềm thiết kế theo hướng đơn giản hoá để người dùng có thể tự học được. Rũi ro cao nhất khi bạn chưa trực tiếp thao tác được phần mềm mà quyết định mua.
3. Máy móc có thể bị hư, hệ điều hành thường xuyên bị lỗi, phải cài lại. Chắc chắc khi bạn cài lại, phần mềm sẽ không hoạt động hoặc không còn hoạt động chính xác như trước nữa. Những sự cố đại loại như thế hầu như không có công ty nào bảo hành hoài cho bạn. Sẽ rất phiền phức nếu bạn gọi hoài và mỗi lần gọi như vậy bạn lại chờ... họ, phụ thuộc hoàn toàn vào họ. Nhiều phần mềm việc cài đặt dữ liệu, cài font chữ rất phức tạp trong khi kiến thức tin học của bạn bị giới hạn, khó lĩnh hội được. Hảy chọn phần mềm có tính năng cài đặt, sửa lỗi (cài lại) đơn giản hoặc hoàn toàn tự động để hạn chế thấp nhất rũi ro.
4. Ưu tiên chọn mua sản phẩm có công nghệ tân tiến, bảo mật CSDL, được các hệ điều hành sau này hỗ trợ (các ngôn ngữ lập trình Visual Foxpro, Visual Basic 6.0 có thể bị xem là lạc hậu).
5. Giá cả khá quan trọng. Tuy nhiên, giá thấp quá cũng nên đặt dấu chấm hỏi, vì công ty nào cũng phải trả lương nhân viên, chi phí thuê mặt bằng, dịch vụ các thứ … Chắc chắn họ không thể hỗ trợ tốt nếu bán phá giá cho bạn. Có những người, công ty cung cấp phần mềm cho bạn và thu tiền một lần xong rồi thôi, bạn tự hiểu nhé.
6. Các công ty phần mềm nhỏ có khuynh hướng phục vụ khách hàng tốt hơn. Nói như thế không khách quan lắm. Tuy nhiên, đó cũng là gợi ý để người tìm mua phần mềm suy nghĩ thêm. Đa số các công ty lớn đều chạy theo doanh số và họ phải phục vụ cho rất nhiều khách hàng. Trong số các khách hàng lớn nhỏ khác nhau có thể doanh nghiệp bạn chỉ được coi là con tép.
Sử dụng phần mềm FREE chưa đựng nhiều nguy cơ, rũi ro khó lường, đôi khi đó là chiêu câu mồi của nhà cung cấp.
Nguy cơ trả giá cao, bất an. Nhà sản xuất phần mềm luôn có thể biết ai đang dùng phần mềm của họ, và vào một ngày đẹp trời bạn nhận được một thông báo: bạn đang dùng phần mềm của họ và họ gửi cho bạn một báo giá trên trời, nếu bạn không trả tiền, ôi thôi, dữ liệu của tôi đâu rồi. Bao nhiêu công sức nhập dữ liệu cộng với những số liệu quan trọng nhiều khi bạn không lưu trên giấy tờ sổ sách nay không cánh mà bay, nếu bạn không đồng ý trả cái giá trên trời đó.
Sửa lần cuối: