Chào các anh chị, em không thể đăng bài mới nên mong các anh chị giúp em giải quyết vấn đề sau vì nó cũng gần giống trường hợp của bài này ah!
Công ty em hiện đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, hoạt động cầm chừng vì còn vướn nhiều các thủ tục vay vốn ngân hàng cũng như các khoản nợ nên không thể tạm ngưng hay giải thể. Về lao động thì chỉ còn mình giám đốc nằm trong danh sách đóng BHXH thôi, các nhân viên và thợ đa số đã nghỉ việc. Hiện Cty chỉ còn em là kế toán, vợ giám đốc là thủ quỹ và 1 anh nữa chuyên chạy các giấy tờ vay ngân hàng. Hợp động lao động trước đây của tụi e là không xác định thời hạn, nhưng cách đây 5 tháng đã chấm dứt HĐLĐ do cty không có khả năng đóng các khoản bảo hiểm cho nhân viên. Tuy có đi làm nhưng tổng số ngày làm việc trong tháng chưa tới 15 ngày, chỉ khi nào có hồ sơ cần giải quyết thì mới tới cty thôi ah.
Giờ cty sắp có đoàn thanh tra về Lao động tiền lương, các anh chị cho em hỏi có thể dùng hợp đồng lao động thời vụ cho các vị trí kế toán, thủ quỹ và nhân viên VP được không ah? Vì thực chất tụi em vẫn ký tên trên các giấy tờ ngân hàng và các chứng từ khác nên không thế nói là đã nghỉ việc được. Và nếu dùng HĐLĐ thời vụ thì giám đốc có thể ủy quyền cho e làm việc với đoàn thanh tra được không ah?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các anh chị, em chân thành cảm ơn!
Mình sẽ giải thích rõ cho bạn 3 khái niệm sau: lao động thời vụ là gì, đối tượng đóng BHXH, ko đóng BHXH cho ng lđ lv ít hơn 14 ngày trong trường hợp nào
1. Lao động thời vụ là gì: HĐLĐ thời vụ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có tính chất không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
HĐLĐ thời vụ được ký kết trong trường hợp giao kết công việc giữa NSDLĐ và NLĐ là công việc có tính chất tạm thời, không thường xuyên, hoặc công việc có thể hoàn thành trong thời hạn 12 tháng.
2. Đối tượng đóng BHXH 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);
1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh);
1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
1.6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016);
1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
1.8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH.
3. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó: - Người lao động tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu của tháng tiếp theo tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;
- Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc.
Trong cả hai trường hợp trên, nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.
2.2. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, dưới 14 ngày trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động cả tháng đó:
- Người lao động tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu của tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;
- Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc.
Như vậy trường hợp của bạn ko thể ký hợp đồng thời vụ được. Ko đóng BHXH trong trường hợp làm vc ít hơn 14 ngày chỉ áp dụng đối với lđ tăng mới hoặc nghỉ việc
Khi thanh tra lao động, tiền lương thì
bên thanh tra sẽ đứng về phía người lao động nên DN bạn sẽ bị phạt nếu vi phạm pháp luật về lao động
Bạn đọc các văn bản pháp luật về lđ sau đây để biết nội dung các hành vi vi phạm và mức phạt cho mỗi hành vi để chuẩn bị hồ sơ cho đúng
11. LUẬT LAO ĐỘNG - BHXH
+ Luật số 10.2012.QH13 Luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012
+ Luật số 71.2006.QH12 BHXH Luật BHXH ngày 29 tháng 6 năm 2006
+ Luật 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 Luật việc làm
+ NĐ 182-2013-Nd-CP MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG 14 tháng 11 năm 2013 ( TT 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn NDD-2013)
+ NĐ 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng05 năm2013 về thời giờlàm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
+ Luật 58/2014/QH13 - luật BHXH ngày 20.11.2014 hiệu lực từ 01.01.2016 thay thế luật số 71.2006
+ Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16.11.2013 Hiệu lực 01.01.2015
+ Thông tư 03/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH của Bộ BLĐTBXH ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2015 - hiệu lực 09/03/2015
+Quyết định 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 quy định thu chi BHXH, BHYT hiệu lực 01/11/2014 (các mẫu biểu BHXH)
+ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
+ Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 hướng dẫn thi hành Nghị định số 05/2015/NĐ-CP về luật lao động
+ Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 hướng dẫn thi hành luật BHXH 58/2014/QH13
+ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 hướng dẫn NĐ 115/2015/NĐ-CP thi hành một số điều của luật BHXH
(Nguồn webketoanfacebook Mai Hương)