Lý thuyết về ngân hàng

  • Thread starter wumingqiu
  • Ngày gửi
W

wumingqiu

Guest
11/10/05
1
0
0
44
Hà Nội
Chao các ban!
Minh sap phai thi mon Ke toán ngân hàng nhung có một số câu hỏi, minh khó trả lời quá, các bạn giúp mình với:
1.Tại sao kế toán ngân hàng lại không áp dụng hệ thống tài khoản của kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành?
2.Các yếu tố (chủ quan và khách quan) tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của NHTM
3.Trình bày nguyên tắc "Nợ trước-có sau" trong kế toán NHTM. Nguyên nhân sâu xa của nguyên tắc này và lấy ví dụ minh hoạ
4.Hãy giải thích tại sao NHTM phải hạch toán dự thu-dự chi?
Rất mong các bạn biết sẽ góp ý kiến cho mình. Thanks
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L
Tôi xin được nổ phát súng đầu tiên về câu hỏi 1 nhé:

1.Tại sao kế toán ngân hàng lại không áp dụng hệ thống tài khoản của kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành?

Ngân hàng là một ngành tương đối đặc thù, ngân hàng hay tổng quan hơn là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. Cơ quan quản lý và điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng là Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức tín dụng có rất nhiều các mảng hoạt động đặc thù và về cơ bản, có thể xem mảng hoạt động chính của các ngân hàng là Cho vay và nhận gửi. Những hoạt động khác phải kể đến như: giao dịch ngoại hối (kinh doanh ngoại tệ...), tiết kiệm, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ, dịch vụ thẻ và chuyển tiền thanh toán và nhờ thu ....

Với những đặc thù như vậy, tổ chức tín dụng không thể áp dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Để phù hợp với đặc thù hoat động cho các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xây dựng hệ thống tài khoản kế toán để áp dụng riêng cho các TCTD, hệ thống tài khoản này đương nhiên có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD hiện nay được ban hành theo QUyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 và đã có một lần chỉnh sửa bằng Quyết định số 807/2005/QĐ-NHNN.

Hết câu hỏi 1. (có bác nào bổ sung không nhỉ? )
 
L
Sửa lần cuối:
C

cottage

Guest
12/10/05
16
0
0
vietnam
Tham gia câu 3 cái:

Nguyên tắc nợ trước có sau là...ghi nợ trước, ghi có sau :) (chẳng qua vẫn là cái nguyên tắc ...hai bà trưng trong kế toán thôi). Diễn giải nó ra thì là ghi nợ (giảm) tài khoản của người chuyển tiền trước, ghi có (tăng) tài khoản của người nhận tiền sau.

Ví dụ như thế này (thực ra nó là trình tự lưu chuyển chứng từ và hạch toán các phương thức thanh toán ngân hàng) phải thú thực là tôi cũng không còn nhớ chính xác được vì học lâu quá rồi mà không có làm cho ngân hàng.

Công ty A (bên bán) phát hành uỷ nhiệm thu tới ngân hàng (ngân hàng A) phục vụ của mình nhờ thu hộ khoản tiền đã bán hàng cho cty B. Khi đó, ngân hàng A không ghi có ngay cho tài khoản cty A mà phải chuyển chúng từ này cho ngân hàng của cty B (ngân hàng B). Ngân hàng B khi nhận chứng từ mới ghi nợ tài khoản của Cty B và chuyển lại chứng từ cho ngân hàng A để ghi có cho Cty A. Tôi nói tóm tắt nó như thế, bạn xem thêm trong cái lưu chuyển chứng từ ngân hàng sẽ rõ hơn. Nguyên tắc này đảm bảo rằng, giao dịch là sẽ thực hiện được (đề phòng trường hợp tài khoản của Cty B không đảm bảo khả năng thanh toán khoản tiền trên). Các phương thức thanh toán khác cũng như vậy nhưng tôi muốn lấy hình thức này để bạn thấy rõ hơn.

Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên áp dụng phương thức thanh toán séc bảo đảm (không nhớ tên chính xác Bảo đảm hay Bảo chi) thì Ngân hàng A có thể ghi có ngay khi nhận được bộ chứng từ là séc này vì séc đó đã được ngân hàng phục vụ của bên chuyển tiền (Cty B - Ngân hàng B) bảo đảm thanh toán.

Đây chỉ là những gì tôi còn nhớ được, tốt nhất là bạn nên xem lại các tài liệu chính thức về kế toán ngân hàng :)
 
L
Làm nốt câu hỏi số 4:
- Trước hết phải khẳng định cái văn minh, chính xác, khoa học và đúng bản chất của nguyên tắc dự thu dự chi. Nguyên tắc này chúng ta có thể gọi là cơ sở kế toán dồn tích.
- Việc áp dụng cơ sở kế toán dồn tích là phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng đã có quy định về nội dung này:
Chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính
Đoạn 17, 18: Theo đó:
"...Cơ sở dồn tích

17. Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền.

18. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả....".

- Thứ nữa là hoạt động ngân hàng với những đặc thù riêng biệt như cho vay thu lãi sau, tiết kiệm của khách hàng, ....việc áp dụng kế toán dồn tích vào các TCTD là hoàn toàn cần thiết và phản ánh đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

....(thế đã nhỉ?)
 
M

Manh_sbv

Guest
30/12/04
42
0
0
Hà Nội
Letrans đã trả lời rồi tôi chỉ xin nói gọn lại
1- Ngân hàng nhiều loại nghiệp vụ nên hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp không đủ để phản ánh. (Nhiều nước họ dùng chung nhưng hệ thống tài khoản của họ rộng hơn để bao chùm được các tất cả các ngành).
2. Phần này bạn nên tham khảo thêm các tài liệu của môn tài chính quốc tế:) rất đầy đủ và chi tiết.
3. Vật chất có trước mà. bạn phải ghi nợ tức là trích tiền của người trả tiền hoặc từ tài khoản nào đó rồi mới ghi có cho người thu hưởng hoặc tài hoản khác. Bạn không thể chi tiền khi mà bạn không có. Cái này ở phần nguyên lý kế toán chứ đầu phải kế toán ngân hàng.
4. Theo chuẩn mực. Nhưng chủ yếu như letrans noi la có rất nhiều nghiệp vụ đặc biệt như trong cho vay hoặc đi vay nhất là qua nhiều năm nếu sử dụng phương pháp tiền mặt thì không thể phản ánh đúng tình hình tài chính của đơn vị đối với các khoản này. Như bạn phải trích khấu hao tài sản cố định từng thời kỳ mà không làm một cục khi thanh lý.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA