
Bài viết này được đăng trên của người viết được đăng trên Thời Báo Tài chính- post lên để mọi người cùng tham khảo
Luật Kiểm toán nhà nước đã được kỳ họp thứ 7, Quốc Hội khoá 11 thông qua vào ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) bao gồm 8 chương, 76 điều quy định về tổ chức và hoạt động của KTNN. Luật KTNN dành hẳn một chương riêng (chương IV gồm 7 mục, 29 điều- hơn một phần ba số điều của cả Luật này) quy định về nội dung hoạt động kiểm toán của KTNN. Trong đó mục 2 của chương này (từ điều 36 tới điều 40) quy định về các loại hình kiểm toán. Bài viết này nhằm cung cấp cho người đọc một số tư liệu về một trong những loại hình kiểm toán được quy định- Kiểm toán hoạt động.
Kiểm toán hoạt động- một nội dung công việc của kiểm toán nhà nước
Điều 36 Luật KTNN quy định có 3 loại hình Kiểm toán là (1) Kiểm toán báo cáo tài chính; (2) Kiểm toán tuân thủ và (3) là Kiểm toán hoạt động, và quy định Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định loại hình kiểm toán của từng cuộc kiểm toán. Nội dung của Kiểm toán hoạt động được quy định tại điều 39, trong đó kiểm toán viên phải kiểm tra (1) tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của đơn vị; (2) Việc bảo đảm, quản lý và sử dụng các nguồn lực; (3) Hệ thống Kiểm soát nội bộ; (4) Các chương trình, dự án, các hoạt động của đơn vị được kiểm toán và (5) Tác động của môi trường bên ngoài đối với tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Các quy định về các loại hình kiểm toán của Luật KTNN Việt Nam là phù hợp với cách tiếp cận của Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI- International Organisation of Supreme Audit Institutions) tại tuyên bố Lima (Lima Declaration) tháng 10 năm 1977 theo đó kiểm toán được chia làm hai loại hình: kiểm toán tính tuân thủ theo pháp luật và quy định (legality and regularity audit) của hệ thống quản lý tài chính và kế toán và kiểm toán hoạt động. INTOSAI cho rằng các mục tiêu về tính tuân thủ theo pháp luật và quy định, tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực có mức độ quan trọng như nhau và Tổng Kiểm toán sẽ quyết định thứ tự ưu tiên đối với từng trường hợp cụ thể.
Luật Kiểm toán nhà nước đã được kỳ họp thứ 7, Quốc Hội khoá 11 thông qua vào ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) bao gồm 8 chương, 76 điều quy định về tổ chức và hoạt động của KTNN. Luật KTNN dành hẳn một chương riêng (chương IV gồm 7 mục, 29 điều- hơn một phần ba số điều của cả Luật này) quy định về nội dung hoạt động kiểm toán của KTNN. Trong đó mục 2 của chương này (từ điều 36 tới điều 40) quy định về các loại hình kiểm toán. Bài viết này nhằm cung cấp cho người đọc một số tư liệu về một trong những loại hình kiểm toán được quy định- Kiểm toán hoạt động.
Kiểm toán hoạt động- một nội dung công việc của kiểm toán nhà nước
Điều 36 Luật KTNN quy định có 3 loại hình Kiểm toán là (1) Kiểm toán báo cáo tài chính; (2) Kiểm toán tuân thủ và (3) là Kiểm toán hoạt động, và quy định Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định loại hình kiểm toán của từng cuộc kiểm toán. Nội dung của Kiểm toán hoạt động được quy định tại điều 39, trong đó kiểm toán viên phải kiểm tra (1) tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của đơn vị; (2) Việc bảo đảm, quản lý và sử dụng các nguồn lực; (3) Hệ thống Kiểm soát nội bộ; (4) Các chương trình, dự án, các hoạt động của đơn vị được kiểm toán và (5) Tác động của môi trường bên ngoài đối với tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Các quy định về các loại hình kiểm toán của Luật KTNN Việt Nam là phù hợp với cách tiếp cận của Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI- International Organisation of Supreme Audit Institutions) tại tuyên bố Lima (Lima Declaration) tháng 10 năm 1977 theo đó kiểm toán được chia làm hai loại hình: kiểm toán tính tuân thủ theo pháp luật và quy định (legality and regularity audit) của hệ thống quản lý tài chính và kế toán và kiểm toán hoạt động. INTOSAI cho rằng các mục tiêu về tính tuân thủ theo pháp luật và quy định, tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực có mức độ quan trọng như nhau và Tổng Kiểm toán sẽ quyết định thứ tự ưu tiên đối với từng trường hợp cụ thể.