Nhập xuất ngoại tệ

  • Thread starter Lê Thu Trang
  • Ngày gửi
L

Lê Thu Trang

Cao cấp
26/9/05
325
0
16
Hà Nội
Chào các bạn!
Công ty mình mở tài khoản = tiền USD, mình có nghiệp vụ sau:
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
NợTK 1112:10 000$ (tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày giao dịch 15 845
CóTK 1122: 10 000$ ( tỷ giá bình quân gia quyền 15 836đ/usd)
Vậy theo các bạn mình xử lý chênh lệch tỷ giá như thế này có ổn không
NợTK 1112: 90 000đ
CóTK 515: 90 000đ
Và khi nhập vào phần mềm mình phải theo tỷ giá là 15 845 hay 15 836
Bán USD ra tiền mặt nhập quỹ
NợTK 1111: 9 000$ (tỷ giá thực tế giao dịch 15 835)
CóTK 1112: 9 000$ (theo các bạn thì là tỷ giá 15 845 hay tỷ giá 15 836)
và xử lý chênh lệch ra sao?
Các bạn cùng tham vấn nhé!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Nói tóm lại, bạn muốn chọn tỷ giá phải không? Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày giao dịch, tỷ giá bình quân gia quyền (của cái gì nhỉ?) hay tỷ giá thực tế giao dịch?

Những trường hợp bạn hỏi không cần phải điều chỉnh chênh lệch tỷ giá mà chỉ là chọn tỷ giá thôi.

Lê Thu Trang nói:
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
NợTK 1112:10 000$ (tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày giao dịch 15 845
CóTK 1122: 10 000$ ( tỷ giá bình quân gia quyền 15 836đ/usd)
Chọn tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày giao dịch.

Lê Thu Trang nói:
Bán USD ra tiền mặt nhập quỹ
NợTK 1111: 9 000$ (tỷ giá thực tế giao dịch 15 835)
CóTK 1112: 9 000$ (theo các bạn thì là tỷ giá 15 845 hay tỷ giá 15 836)
Chọn tỷ giá thực tế mà bạn bán USD ra (tỷ giá thực tế giao dịch).
 
L

Lê Thu Trang

Cao cấp
26/9/05
325
0
16
Hà Nội
Tú Anh à!
Trên nguyên tắc hạch toán tài khoản vốn bằng tiền (1112, 1122) Khi nhập thì theo tỷ giá BQ lên ngân hàng
Khi xuất thì hạch toán theo tỷ giá bình quân theo gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước...mà ở định khoản mình nêu nó tồn tại cả 2 nguyên tắc trên, mà lại có chênh lệch tỷ giá nên phải điều chỉnh chênh lệch tỷ giá.
Đương nhiên là vậy nhưng mình sử dụng phần mềm kế toán nên khi nhập vào máy thì chỉ chon được 1 trong 2 tỷ giá đó để nhập vào máy thôi.
 
D

dongho_cat

Cao cấp
2/7/05
213
2
18
Vỉ tuyến 17
Lê Thu Trang nói:
Tú Anh à!
Trên nguyên tắc hạch toán tài khoản vốn bằng tiền (1112, 1122) Khi nhập thì theo tỷ giá BQ lên ngân hàng
Khi xuất thì hạch toán theo tỷ giá bình quân theo gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước...mà ở định khoản mình nêu nó tồn tại cả 2 nguyên tắc trên, mà lại có chênh lệch tỷ giá nên phải điều chỉnh chênh lệch tỷ giá.
Đương nhiên là vậy nhưng mình sử dụng phần mềm kế toán nên khi nhập vào máy thì chỉ chon được 1 trong 2 tỷ giá đó để nhập vào máy thôi.
Bạn nhập vào máy tỷ giá BQ liên ngân hàng vào ngày phát sinh nghiệp vụ.
Còn tỷ giá mà bạn theo dõi trên sổ sách của bạn được sử dụng khi định khoản xử lý chênh lệch tỷ giá như bạn đã nêu.
 
N

nguyenhonghanh

Guest
22/9/05
18
0
0
44
LC
Lê Thu Trang nói:
Chào các bạn!
Công ty mình mở tài khoản = tiền USD, mình có nghiệp vụ sau:
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
NợTK 1112:10 000$ (tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày giao dịch 15 845
CóTK 1122: 10 000$ ( tỷ giá bình quân gia quyền 15 836đ/usd)
Vậy theo các bạn mình xử lý chênh lệch tỷ giá như thế này có ổn không
NợTK 1112: 90 000đ
CóTK 515: 90 000đ
Và khi nhập vào phần mềm mình phải theo tỷ giá là 15 845 hay 15 836
Bán USD ra tiền mặt nhập quỹ
NợTK 1111: 9 000$ (tỷ giá thực tế giao dịch 15 835)
CóTK 1112: 9 000$ (theo các bạn thì là tỷ giá 15 845 hay tỷ giá 15 836)
và xử lý chênh lệch ra sao?
Các bạn cùng tham vấn nhé!
 
N

nguyenhonghanh

Guest
22/9/05
18
0
0
44
LC
Công ty bạn có dùng tỷ giá hạch toán không?
Theo mình nếu trong kỳ mà có nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ thì bạn nên dùng tỷ giá hạch toán để đơn giản hơn.
Về nghiệp vụ rút tiền gửi NH bằng USD về nhập quỹ TM bạn nhớ theo dõi nguyên tệ, giả sử tỷ giá hạch toán của công ty bạn là 1USD = 15 600 VND
thì bạn sẽ hạch toán: Nợ TK 1112, Có TK 1122 10 000 USD x 15 600
Bạn nhớ diễn giải là rút 10 000 USD về nhập quỹ TM
Còn nếu bán USD để lấy VND, ví dụ tỷ giá thực tế là 15 800 thì bạn sẽ ghi:
Nợ 1111 : 10 000 USD x 15 800
Có TK 1112 : 10 000 USD x 15 600
Có TK 413 (15 800 - 15 600) x 10 000
Nếu tỷ giá thực tế nhỏ hơn thì làm ngược lại
Cuối kỳ đưa chênh lệch tỷ giá vào TK 515 (nếu lãi) hoặc TK 635 (nếu lỗ)
Chúc bạn khỏe!
 
anktdn

anktdn

Trung cấp
11/7/05
170
2
18
41
HCM
Khi rút tiền ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt , bạn xử lý như vậy là đúng, nếu 15.845 là tỷ giá BQ liên NH (thực tế), còn 15.836 theo mình hiẻu thì đó là tỷ giá mà trước đây bạn nhập ngoại tệ vào NH. Vì theo quy tắc này : "tăng ghi tỷ giá thực tế , giảm ghi tỷ giá quá khứ".
Cho nên khi bạn nhập vàp PMềm thì chọn 15.845
Còn khi bán U SD ra nhập quỹ tiền mặt :
Bạn làmm như sau :
Nợ 1111 9000x15.835
Có 1112 9000x15.845('lấy tỷ giá qua khứ")

Xur lý chênh lệch :
Nợ 635 90.000đ
Có 1112 90.000
 
H

hienpham

Guest
10/10/05
41
0
0
45
Khương Trung - TX - HN
Trên các tài khoản: 1112, 1122 như bạn nói thì khi nhập bạn nhập theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng (nếu trên chứng từ có ghi tỉ giá qui đổi thì bạn dùng tỉ giá trên chứng từ). Còn khi xuất ra (rút tiền NH về quĩ, bán USD lấy VND) thì bạn dùng tỉ giá bình quân trên sổ (tính theo các phương pháp giống như với hàng tồn kho: bq gia quyền, nhập trước xuất trước,...). Phần chênh lệch tỉ giá phát sinh tuỳ theo là thu nhập hay chi phí để hạch toán vào tài khoản thích hợp (thu nhập tài chính, chi phí tài chính)
Còn khi vào phần mềm thì mình nghĩ phần lập bút toán vẫn bình thường, chỉ có phần ghi vào tài khoản ngoài bảng (007) thì bạn ghi theo nguyên tệ rồi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA