
Thấy bài này hay trên TTO, share cùng các bác nhé.
Đề nghị tăng lương là chuyện cực kỳ tế nhị và khó khăn khi đi làm. Khá nhiều người đã xin nghỉ việc chỉ vì cho rằng mức lương của mình không thỏa đáng.
Nhưng vấn đề có thể giải quyết ổn thỏa nếu bạn mạnh dạn gặp sếp... đòi được tăng lương. Xin mời bạn đọc qua những lưu ý sau trước khi gõ cửa phòng sếp.
1. Cung cấp bằng chứng chứng minh giá trị của bạn
Điều tệ hại nhất là bạn đòi tăng lương mà không hề chuẩn bị một lý do chính đáng nào để giải thích cho sếp biết vì sao. Và cũng sẽ là quá ngây thơ nếu bạn nghĩ rằng sếp biết tất cả những gì bạn đã làm. Vì thế, điều bạn cần làm là:
• Chuẩn bị một bản báo cáo chi tiết về những công việc bạn đã làm, kết quả đạt được, những lợi nhuận mà công việc đó đem lại cho công ty và kết quả của những công việc này đã giúp công ty đạt được mục tiêu như thế nào. Bạn cũng có thể thêm vào bản danh sách này số tiền lời mà bạn đã kiếm được về cho công ty, những khách hàng hài lòng về bạn, những dự án khó khăn mà bạn đã nỗ lực hoàn thành, những sáng kiến của bạn trong công việc, việc làm thêm giờ...
• Nêu rõ trách nhiệm của bạn trong những dự án đặc biệt mà bạn từng tham gia, và kết quả của chúng.
• Một bản ghi chú ngắn về thái độ tích cực của bạn khi gặp phải những tình huống khó khăn và bạn đã vượt qua những khó khăn này như thế nào.
• Tìm hiểu ngoài thị trường năng lực của bạn đáng giá bao nhiêu. Chắn chắn bạn sẽ khó tìm được con số chính xác, vì mọi người đều có khuynh hướng giữ bí mật mức lương của mình. Nhưng các công ty tuyển dụng sẽ cho bạn con số tham khảo.
• Trước khi gõ cửa phòng sếp, đừng quên chuẩn bị sẵn 2 bản copy tài liệu những thành tích mà thời gian qua bạn đã đạt được. Một dành cho bạn, một dành cho sếp. Như thế, trong quá trình nói chuyện với sếp, bạn sẽ có sẵn tài liệu để "củng cố" tinh thần mỗi khi muốn lý giải cho một lý do nào đó.
Khi đề nghị chuyện tăng lương, hãy đi từng bước một. Nghĩa là, nếu bạn đang làm việc dưới quyền một giám sát viên. Hãy nói chuyện tăng lương với người sếp trực tiếp này của bạn trước. Đừng nhảy một bước lên thương thảo lương bổng với người có vị trí cao nhất công ty. Hãy để người sếp trực tiếp của bạn chỉ dẫn bạn bước tiếp theo.
2. Cân nhắc thời gian
Thời điểm lý tưởng nhất để bạn thương lượng chuyện tăng lương với sếp là trong thời gian "review" (thời điểm đánh giá năng lực nhân viên trong năm qua). Tuy nhiên, điều này không phải là bất di bất dịch. Thỉnh thoảng, một hành động vượt ra ngoài thời khóa biểu cũng có thể tạo thuận lợi cho bạn. Hãy ghi nhận những lưu ý sau:
• Sau khi bạn vừa hoàn thành một dự án thành công rực rỡ, đó sẽ là thời điểm thuận lợi để bạn có thể đưa đề xuất được tăng lương cho sếp.
• Đừng đưa ra lời đề nghị tăng lương cho sếp ở ngay tiền sảnh phòng họp hoặc ở bữa tiệc của công ty. Đừng dồn sếp vào thế bị động, sếp sẽ có tâm trạng không thoải mái.
(Còn nữa)
Đề nghị tăng lương là chuyện cực kỳ tế nhị và khó khăn khi đi làm. Khá nhiều người đã xin nghỉ việc chỉ vì cho rằng mức lương của mình không thỏa đáng.
Nhưng vấn đề có thể giải quyết ổn thỏa nếu bạn mạnh dạn gặp sếp... đòi được tăng lương. Xin mời bạn đọc qua những lưu ý sau trước khi gõ cửa phòng sếp.
1. Cung cấp bằng chứng chứng minh giá trị của bạn
Điều tệ hại nhất là bạn đòi tăng lương mà không hề chuẩn bị một lý do chính đáng nào để giải thích cho sếp biết vì sao. Và cũng sẽ là quá ngây thơ nếu bạn nghĩ rằng sếp biết tất cả những gì bạn đã làm. Vì thế, điều bạn cần làm là:
• Chuẩn bị một bản báo cáo chi tiết về những công việc bạn đã làm, kết quả đạt được, những lợi nhuận mà công việc đó đem lại cho công ty và kết quả của những công việc này đã giúp công ty đạt được mục tiêu như thế nào. Bạn cũng có thể thêm vào bản danh sách này số tiền lời mà bạn đã kiếm được về cho công ty, những khách hàng hài lòng về bạn, những dự án khó khăn mà bạn đã nỗ lực hoàn thành, những sáng kiến của bạn trong công việc, việc làm thêm giờ...
• Nêu rõ trách nhiệm của bạn trong những dự án đặc biệt mà bạn từng tham gia, và kết quả của chúng.
• Một bản ghi chú ngắn về thái độ tích cực của bạn khi gặp phải những tình huống khó khăn và bạn đã vượt qua những khó khăn này như thế nào.
• Tìm hiểu ngoài thị trường năng lực của bạn đáng giá bao nhiêu. Chắn chắn bạn sẽ khó tìm được con số chính xác, vì mọi người đều có khuynh hướng giữ bí mật mức lương của mình. Nhưng các công ty tuyển dụng sẽ cho bạn con số tham khảo.
• Trước khi gõ cửa phòng sếp, đừng quên chuẩn bị sẵn 2 bản copy tài liệu những thành tích mà thời gian qua bạn đã đạt được. Một dành cho bạn, một dành cho sếp. Như thế, trong quá trình nói chuyện với sếp, bạn sẽ có sẵn tài liệu để "củng cố" tinh thần mỗi khi muốn lý giải cho một lý do nào đó.
Khi đề nghị chuyện tăng lương, hãy đi từng bước một. Nghĩa là, nếu bạn đang làm việc dưới quyền một giám sát viên. Hãy nói chuyện tăng lương với người sếp trực tiếp này của bạn trước. Đừng nhảy một bước lên thương thảo lương bổng với người có vị trí cao nhất công ty. Hãy để người sếp trực tiếp của bạn chỉ dẫn bạn bước tiếp theo.
2. Cân nhắc thời gian
Thời điểm lý tưởng nhất để bạn thương lượng chuyện tăng lương với sếp là trong thời gian "review" (thời điểm đánh giá năng lực nhân viên trong năm qua). Tuy nhiên, điều này không phải là bất di bất dịch. Thỉnh thoảng, một hành động vượt ra ngoài thời khóa biểu cũng có thể tạo thuận lợi cho bạn. Hãy ghi nhận những lưu ý sau:
• Sau khi bạn vừa hoàn thành một dự án thành công rực rỡ, đó sẽ là thời điểm thuận lợi để bạn có thể đưa đề xuất được tăng lương cho sếp.
• Đừng đưa ra lời đề nghị tăng lương cho sếp ở ngay tiền sảnh phòng họp hoặc ở bữa tiệc của công ty. Đừng dồn sếp vào thế bị động, sếp sẽ có tâm trạng không thoải mái.
(Còn nữa)