Tax competition-Cạnh tranh thuế

  • Thread starter anktdn
  • Ngày gửi
anktdn

anktdn

Trung cấp
11/7/05
170
2
18
41
HCM
One easy way to attract business is to lower taxes, especially income taxes. International tax competition, fueled by increases in the mobility of capital and labor, is a growing trend. The competition has both supporters and critics.

Advocates of tax cuts often point to the example of Ireland. The nation of 3.8 million inhabitants has a corporate income tax at only 10% and in recent years has received more foreign direct investment than Japan or Italy. Ireland’s per capita income has rapidly caught up with the rest of Western Europe. Three arguments are often employed. First, lower taxes make a country more attractive to business. Second, lower taxes reduce the efficiency loss associated with taxation. Finally, tax competition drives governments out of monopolies and forces them to become more efficient.

However, many claim that tax competition is harmful. First, it can distort investment decisions. Labor and capital may migrate to countries with low taxes, but these areas do not necessarily have the highest productivity. Second, highly progressive tax can no longer be applied because businesses and high-income individuals can move to low-tax jurisdictions. Thus competition reduces the redistributive effect of taxation.

Moreover, the induced lower tax revenue does not necessarily lead to efficient government spending. This is dangerous for poor countries who need to invest to solve infrastructure bottlenecks. The lower a government’s tax revenues, the more debt it must assume. High sovereign debt deters investors, and places an onerous burden on future generations.

In short, countries should compete by fostering a favorable business environment in which taxation is just one factor, in order to attract skilled people and value added businesses. Also, governments should avoid being dragged into a “race to the bottom” by slashing revenue and running up debt.


Một cách dễ thu hút doanh nghiệp là giảm thuế, đặc biệt là thuế thu nhập. Xu hướng cạnh tranh thuế quốc tế đang tăng lên do tính lưu động ngày càng cao của vốn và lao động. Có nhiều ý kiến ủng hộ cũng như chỉ trích xu hướng này.

Phe ủng hộ giảm thuế thường lấy Ireland làm ví dụ. Quốc gia 3,8 triệu dân này có thuế thu nhập công ty chỉ 10% và trong vài năm qua nhận được đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn cả Nhật hay Ý. Thu nhập bình quân đầu người của Ireland đã nhanh chóng bắt kịp với các nước còn lại ở châu Âu. Có ba lập luận thường được đưa ra. Thứ nhất, một nước có thuế thấp sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp. Thứ hai, thuế thấp sẽ làm giảm mất mát vô ích do đánh thuế. Cuối cùng, cạnh tranh thuế làm cho các chính phủ mất thế độc quyền và buộc phải trở nên hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng cạnh tranh thuế là có hại. Thứ nhất, quyết định đầu tư có thể bị biến dạng. Lao động và vốn có thể chuyển đến các nước có thuế thấp, nhưng có thể nơi đó không phải là nơi có năng suất cao nhất. Thứ hai, thuế lũy tiến cao không còn khả thi vì các doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập cao có thể chuyển sang những nước có thuế thấp. Như vậy cạnh tranh thuế làm giảm tác dụng tái phân phối của thuế.

Hơn nữa, thu ngân sách giảm do cạnh tranh thuế chưa hẳn làm cho chi tiêu của chính phủ trở nên hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các nước nghèo đang cần phải đầu tư để giải quyết vấn đề hạ tầng cơ sở bị quá tải. Càng giảm số thu thuế thì càng phải đi vay nhiều. Quốc gia mắc nợ cao sẽ khiến các nhà đầu tư e ngại, trong khi tạo gánh nặng nợ cho thế hệ sau.

Tóm lại, các quốc gia cần cạnh tranh bằng việc đưa ra môi trường kinh doanh tốt, trong đó thuế chỉ là một yếu tố, nhằm thu hút lao động tay nghề cao và các ngành kinh doanh có giá trị gia tăng cao. Các chính phủ cũng phải tránh bị hút vào “cuộc đua tụt xuống đáy” do giảm thu thuế và tăng nợ vay.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA