Sách tham khảo cho nhà lãnh đạo

  • Thread starter VanPhucAd
  • Ngày gửi
V

VanPhucAd

Guest
Nghỉ hưu cách đây vài tháng ở tuổi 67, chủ tập đoàn General Electric (GE) - Jack Welch - chuyển sang viết sách. Tất cả những gì ông viết ra đều được mọi người đổ xô tìm đọc. Các giáo sư, sinh viên đọc để nghiên cứu, phân tích, giới kinh doanh thì đọc để tìm thấy những bí quyết quản lý chuyên nghiệp.

Cuốn sách CEO số một thế giới - Jack Welch tự truyện được VTV1 giới thiệu ngày 28-10-2005. Tác giả là CEO số một thế giới.

Bạn có thể tìm cuốn sách này tại http://vanphucad.com
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
O

online

Guest
12/10/05
43
0
6
Tạ Quang Bửu
Lãnh đạo một doanh nghiệp cũng giống như linh hồn của doanh nghiệp đó vậy và sự thay đổi linh hồn chắc hẳn sẽ tạo ra sự thay đổi ở phần thể xác của chính doanh nghiệp đó và sự đổi thay đó là một tín hiệu đáng mừng hay là một nguy cơ thì thực sự là điều còn chưa rõ ràng bởi tuỳ vào từng điều kiện cụ thể, con người cụ thể mà sự thay đổi đó sẽ đưa lại những kết quả không giống nhau. Đối với Tập đoàn General Electric (GE) sự thay đổi trong ban quản trị của tập đoàn thực sự là một sự thay đổi rất lớn và xảy ra vào thời điểm mà trên thế giới đang có rất nhiều những đổi thay to lớn, có những tác động đáng kể tới các Công ty lớn đặc biệt là các Tập đoàn lớn của nước Mỹ.
Liên tiếp các sự kiện đã xảy đến vào cái thời điểm chuyển giao quyền lực giữa “vị thánh sống” Jack Welch và “Ông chủ đầy quyền lực” Jeff Immelt - đó là những cái tên thân thiện mà báo giới đã giành cho hai vị lãnh đạo của được đánh giá có tài của nước Mỹ. Tập đoàn GE nổi tiếng thế giới là một trong những tập đoàn mạnh không chỉ ở thị trường Mỹ mà còn là một tập đoàn nổi tiếng trên khắp toàn cầu chuyên sản xuất đồ điện gia dụng và cho tới nay GE không chỉ dừng lại ở đó mà đã lớn mạnh thành một tập đoàn kinh doanh với rất nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau từ máy bay đến các phương tiện thông tin“Bằng kinh nghiệm và tài năng kinh doanh xuất chúng, trong thời gian 20 năm (1981-2001), Jack Welch đã lần lượt lãnh đạo GE tiến hành 600 vụ mua bán quốc tế lớn nhỏ mà điển hình là vụ mua lại Công ty phát thanh Mỹ ABC hay Tập đoàn in ấn nổi tiếng Mỹ Harriwell. Trong 20 năm này, Jack Welch đã lập một kỳ tích hiếm thấy đó là cổ phiếu của Công ty mỗi năm tăng 10%. Đây là mốc tăng trưởng đầy thách thức với bất kỳ tập đoàn kinh doanh lớn nào trên thế giới. Chính vì vậy, những cổ đông trong Tập đoàn GE coi Welch như một vị Thánh sống và Ông cũng được vinh dự có tên trong danh sách những nhà quản lý kinh doanh xuất sắc nhất thế kỷ 20” – Theo tạp chí Oversea digest, Nguyễn Vũ Long dịch đăng trên www.mofa.gov.vn. Còn Jeff Immelt cũng tỏ ra không thua kém người tiền nhiệm về những thành công trong quản lý, “Thành công trong quản lý của Immelt không chỉ được đánh giá qua chỉ số tăng trưởng hàng năm của công ty. Mà ông còn được công chúng Mỹ hâm mộ và biết đến bởi tính hoà nhã thân thiện với mọi người trong công ty. Hầu hết các nhân viên của tập đoàn GE khi được hỏi đều tỏ thái độ tin tưởng vào sự quyết đoán và tự tin của ông chủ Immelt. Giới kinh doanh cho rằng, chỉ riêng điều này thôi cũng quá đủ để đưa Immelt trở thành một trong những nhà quản trị hàng đầu thế giới.” – theo Báo Diễn đàn doanh nghiệp được trích đăng trên VN Express.net tháng 1/2004.
Song vấn đề chúng ta đang nói đến không phải là sự thành công của Jack hay của Jeff mà hãy thử nhìn nhận phong cách lãnh đạo của hai vị lãnh đạo đều được đánh giá cao và lại đại diện cho hai trường phái lãnh đạo hoàn toàn trái ngược nhau, họ đều đạt được những thành công lớn trong quản lý, được công chúng đánh giá cao với những cách lãnh đạo khác nhau trên cùng một đối tượng quản lý đó là tập đoàn nổi tiếng hàng đầu thế giới – Tập đoàn General Electric.
Đối với Jack công việc quản lý của Ông mang nhiều nguyên tắc hơn cách làm việc của Jeff, có thể hình hình dung ra phong thái của Jack giống như một con người của công việc, luôn luôn là công việc. Chúng ta hãy thử liên tưởng tới vị lãnh đạo của mỗi chúng ta xem Ông ta hay Bà ta luôn luôn lúc nào cũng giữ một vẻ căng thẳng, luôn luôn trù tính một điều gì đó, theo quan điểm của Tôi như thế không phải là xấu đâu, bạn sẽ luôn có một động lực phía sau thúc đẩy bạn hoàn thành các công việc của mình nhanh chóng hơn và để làm gì nhỉ, tiếp tục chuyển sang những công việc khác và cứ như vậy đến một lúc nào đó bạn chợt dừng lại và thấy rằng chặng đường mà bạn vừa đi qua, khối lượng công việc mà bạn vừa hoàn thành thật là lớn, chắc hẳn bạn sẽ thầm cảm ơn vị lãnh đạo với vẻ mặt cau có luôn đốc thúc công việc.
Tôi cũng đã có một vị lãnh đạo như vậy và các khách hàng của chúng tôi gọi Ông ta là “Ông nhanh nhanh”, phần lớn các đồng nghiệp của Tôi đều giật thót mình khi nghe Ông nhắc đến tên mình và trong văn phòng làm việc của chúng tôi luôn có một không khí làm việc mà những người từ nơi khác đến gọi là không khí làm việc “đóng băng”, thật ra thì chúng tôi chẳng sợ điều gì cả và không khí bị đóng băng là bởi mỗi chúng tôi có một khối lượng công việc lớn phải hoàn thành và đang dồn mọi nỗ lực để hoàn thành công việc đó, mỗi người làm một phần và phải phối hợp sao cho mọi người cùng hoàn thành kịp khớp nối các số liệu để lên chung một bản báo cáo chẳng hạn và cứ như vậy thì mọi công việc của chúng tôi tuần tự hoàn thành một cách nhanh chóng và mỗi thành viên đều tự chịu trách nhiệm với phần công việc mà mình đảm trách. Có thể câu chuyện mà tôi vừa kể cho Quý vị cũng giống như một số trường hợp mà Quý vị vẫn gặp phải hàng ngày, cũng bình thường thôi khi Việt Nam đang có những biến chuyển to lớn mà nó được bắt nguồn từ những sự sôi động trong lòng mỗi tập thể nhỏ. Với cách làm việc như vừa kể trên Tôi đã thực sự trưởng thành nhanh hơn trong công việc, tự chính mình, Tôi đã sống nguyên tắc hơn và có những thói quen mang tính chuẩn mực hơn và Tôi phải cảm ơn người lãnh đạo của Tôi vì đôi khi Tôi cũng giật thót mình khi Ông gọi tên Tôi, Tôi đã sống và làm việc có trách nhiệm hơn, nguyên tắc hơn đôi khi có cả sự cáu gắt với những người xung quanh và thỉnh thoảng cũng có người nói Tôi khó tính. Tôi thấy vị lãnh đạo của mình có gì đó giống với Jack luôn luôn là những chuẩn mực, luôn luôn là công việc và hiệu quả chỉ là sự tất yếu của cách làm việc cần mẫn và nguyên tắc.
Nếu có ai đó hỏi tôi rằng có khi nào đó Tôi cảm thấy cách làm việc như vậy có quá cứng nhắc hay có một yếu điểm nào khác không thì đương câu trả lời của Tôi sẽ là có bởi tất cả mọi việc luôn tồn tại hai mặt trái ngược nhau. Đôi khi Tôi cảm thấy mình bị quá sức, có những khi Tôi cảm thấy như mình đang bị vắt kiệt hết những sự nhiệt tình cuối cùng còn lại trong suy nghĩ, song chính những thành quả mà chúng Tôi đã làm được và sự thúc giục của những công việc trước mắt lại đánh thức niềm tin của chúng Tôi và cuộc sống lại tiếp diễn với những công việc mới với những thành công và thất bại mới. Câu chuyện Tôi vừa kể không phải để khẳng định cho một phong cách lãnh đạo thành công duy nhất của những người “đứng mũi chịu sào”, bởi thực tế đã minh chứng thật rõ ràng, đã có rất nhiều nhà lãnh đạo thành công và không phải nhà lãnh đạo nào cũng có những phong cách lãnh đạo giống nhau, cũng như sự thành công không giống nhau của Jack và Jeff.
Tôi sẽ dừng câu chuyện của tôi lại để chúng ta trở lại với vấn đề chính của bài viết này đó là sự ảnh hưởng khác nhau của từng phong cách lãnh đạo khác nhau, phong cách của cả hai vị đều đem lại những thành công đáng kể, với Jack thì có nét gì đó cũng tương đồng với câu chuyện mà Tôi vừa kể ở trên còn với Jeff thì sao. Ông luôn giữ cho mình một phong thái tự nhiên thoải mái trong công việc, Tôi nghĩ nếu tôi là một nhân viên của Jeff chắc hẳn Ông sẽ quan tâm tới hiệu quả công việc của Tôi hơn là cách Tôi đã tiến hành nó như thế nào, với cách làm việc như vậy thì người nhân viên phải thực sự phải ý thức được mình, và phần trách nhiệm mà họ phải gánh sẽ nặng hơn khi phần trách nhiệm đó luôn ẩn phía sau sự thoải mái, tự quyết định trong khuôn khổ công việc, chắc hẳn một thành công rất lớn của Jeff đó là tạo được một bầu không khí hoàn toàn thoải mái, tạo ra mối giao lưu giữa các thành viên trong công việc điều này rất có ý nghĩa bởi nó sẽ tạo nên sự gắn bó lâu dài giữa các thành viên với nhau và cả sự gắn bó của họ với chính công việc mà họ đang làm.
Hãy thử nhìn một chút vào thực tế. Jeff đã đón nhận cương vị giám đốc điều hành tập đoàn GE trong một bối cảnh đầy bất trắc song lại với một phong thái rất điềm tĩnh và tự tin. “Ngay sau ngày làm việc thứ 2 của nhiệm kỳ, Immelt đã phải đối mặt với những tổn thất nặng nề trước vụ khủng bố Trung tâm thương mại Thế giới (11/9), hai công nhân thiệt mạng, toàn bộ hệ thống sản xuất động cơ máy bay của công ty bị đình trệ. Liên tiếp sau đó, bệnh than hoành hành ở Hãng truyền hình NBC của GE cùng với sự sụp đổ của tập đoàn Enron cùng với những tai tiếng về hệ thống kế toán của tập đoàn Tyco International, đã khiến cho các nhà đầu tư mất hết lòng tin vào các Tổng công ty Mỹ (trong đó có GE)”.-theo tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tháng 1/2004. “Trên thực tế, vị chủ tịch kiêm giám đốc điều hành mới này đã hoạch định tương lai của GE với sự tự tin của một cựu binh dày dạn. Immelt, 45 tuôi, cam kết sẽ đem lại mức tăng trưởng lợi nhuận bền vững sau một thời gian nhiều năm bị suy thoái tồi tệ nhất này, mặc dù ông thừa nhận rằng nếu như nền kinh tế vẫn tiếp tục xấu đi thì có thể sẽ có một viễn cảnh mà mức tăng trưởng của GE sẽ sụt giảm và gặp khó khăn”.- Business Week, New York, 17 tháng 9 năm 2001, Diane Brady in Fairfield, Conn - (giáo trình MGT 501 – Đại học quốc tế Tuoro).
Chúng ta không mấy khó khăn để tìm thấy một nhà lãnh đạo có phong thái tự tin và điểm tĩnh như vậy, song một phong thái như vậy cộng với sự quyết đoán, điều đã đem lại thành công cho Jeff thì quả thật Ông là một ông chủ đầy quyền lực với cả nghĩa đen và nghĩa bóng khi trong tay ông nẵm giữ những quyền quyết định của cả một tập đoàn lớn mang tầm cỡ quốc tế và lại luôn nhận được sự thân thiện ủng hộ từ phía nhân viên. Tôi cố tình không đưa ra ở đây những công việc cụ thể, những quyết định cụ thể của Jack cũng như của Jeff, điều đã đem lại thành công cho cả hai vị lãnh đạo bởi tôi cho rằng mọi sự chuyển động của một con tàu luôn bắt đầu từ đầu tầu và vị lãnh đạo với vai trò là đầu tầu bằng những cách xử lý của mình sẽ kéo theo sự chuyển động của cả một tập thể, một đoàn tàu phía sau.
Trước hết GE đã có những thay đổi trong tổ chức công việc, trong bố trí nhân sự thậm chí là thay đổi ngay cả trong tư tưởng của từng nhân viên sao cho phù hợp nhất với từng cá nhân, nâng cao được tối đa hiệu quả công việc điều mà bất cứ một nhà quản lý nào cũng mong muốn. “Mặc dù giá cổ phiếu vẫn tiếp tục giảm nhưng Immelt vẫn tự tin với các hoạch định và chính sách mà mình đưa ra, "Chúng ta có thể làm được bất cứ điều gì miễn là còn quyết tâm và tự tin", ông nói. Ngay lập tức, ông cắt bớt đội ngũ nhân viên hành chính và dự bị của công ty để buộc các nhân viên tuyến trên phải làm việc tích cực hơn. Đứng trước hàng loạt những khó khăn thử thách thì Jeff vẫn luôn toát lên một vẻ tự tin và có đôi chút hài hước, ẩn đằng sau cái vẻ phóng khoáng đó có phải là những lo toan công việc hay không?, có lẽ là không mà chính là Jeff đã đưa vào cách giải quyết công việc những nét khác để làm cho công việc ấy trở nên thú vị hơn, tâm lí sẽ thoải mái hơn và sẽ tự tin vào công việc mình làm hơn, nhưng cũng chính do tự tin vào công việc hơn nên cần có sự cẩn trọng trong mỗi quyết định bởi với cách giải quyết côngviệc phóng khoáng và tự tin cũng rất dễ dẫn đến chủ quan trong quyết định.
Cái cách Jeff tiếp xúc với mọi người khiến cho họ cảm thấy họ đang được nói chuyện với người bạn thân mà họ có thể dễ dàng chia sẻ những khó khăn trong công việc, cùng uống chung một ly rượu chúc mừng những thành công, bao trùm lên trên mọi sự thân thiện với tất cả mọi người thì đó chính là cách Jeff hoàn thành tốt công việc của mình, trong suy nghĩ của mỗi nhân viên họ đều giành cho Jeff những cái nhìn thiện cảm và sự cộng tác đầy tin tưởng, giường như tất thảy mọi người đều bị cuốn hút vào cách cư xử, cách xử trí của Jeff trong công việc. Có thể nói một nền văn hoá mới đã được lập nên tại GE, đã thay thế cho cả thời kỳ dài làm việc hiệu quả đạt được trong trạng thái căng thẳng, và khẩn trương. Trên thực tế thật dễ dàng nhận thấy sự thay đổi diện mạo của GE từ cách bài trí văn phòng, phong cách làm việc, cơ cấu nhân sự, cách tổ chức con người vào các vị trí quản lý các công việc, song một cái thay đổi lớn hơn cả mà GE có được đó là sự thay đổi trong cách suy nghĩ của từng cá nhân đang làm việc tại GE, họ hiểu cư xử, cách làm việc của vị Giám đốc điều hành mới và một môi trường làm việc mới ngay tại chỗ làm quen thuộc đã tạo thêm cho họ những niềm hứng khởi trong công việc, tự tin vào từng quyết định của mình và hiệu quả công việc cũng theo đó được nâng cao rõ rệt.
Với mỗi con người, mỗi tính cách, ở cương vị quản lí họ sẽ có những cách làm việc, cách quản lí hoàn toàn khác nhau, mỗi cách quản lí sẽ đó sẽ mang những đặc thù riêng và đem lại những kết quả không hoàn toàn giống nhau. Điều này không được loại trừ đối với GE. Ở vào thời kỳ của Jack Welch mọi công việc được triển khai dưới một cách thức hoàn toàn khác với thời kỳ do Jeff Immelt quản lý. Cả hai phương thức quản lý đã đều mang lại những thành công với những con đường rất khác nhau, và đương nhiên sự thay đổi người quản lý mà cụ thể là sự thay vị đổi giám đốc điều hành của tập đoàn GE từ Jack Welch sang Jeff Immelt đã kéo theo những thay đổi không nhỏ trong phuơng thức hoạt động, trong tổ chức lao động, thực hiện công việc của tập đoàn, sự thay đổi ấy có phải là dấu ấn là bước đột phá hay không hay lại là nguy cơ tiềm ẩn đối với tập đoàn. Thực tế đã chứng minh điều đó với sự thay đổi lớn ấy GE đã không những có thể tự đứng dậy trong khó khăn mà còn thể hiện sức mạnh của một tập đoàn lớn vượt qua hàng loạt những sự kiện, những thử thách mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng dễ dàng vượt qua. Cuộc sống luôn đầy những bất trắc mỗi người đều có những hành vi rất khác nhau trước mỗi tình huống mà cuộc sống đặt ra, có rất nhiều con đường để đi đến một mục đích mỗi con đường ấy cũng đều có những trông gai và hy luôn tin rằng phía trên những sắc nhọn của những chiếc gai ấy luôn là những đóa hồng thật đẹp.
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Hơi dài . Lần sau Bác tóm tắt lại cho mọi người đọc đỡ ngại. Hì hì
 
O

online

Guest
12/10/05
43
0
6
Tạ Quang Bửu
Quả thật, viết ngắn mà đủ ý mình định viết là cả một nghệ thuật, Tôi không nhớ chính xác lắm nhưng có 1 người nào đó (Tiến sĩ ha nhà nghiên cứ hay gì gì...đó) từng nói rằng Ông không thể viết ngắn nổi vì viết ngắn khoá hơn viết dài rất nhiều.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA