Tigon ai đã đặt tên ?!!

  • Thread starter Tigon-ETC
  • Ngày gửi
Dungphan

Dungphan

Trung cấp
6/7/05
82
1
0
41
HCM
Phuongnam nói:
Thơ của TTKH thì chỉ có 03 bài đó mà thôi Tigon ạ. TTKH làm 03 bài thơ đó đăng xong là bặt tin luôn cho đến ngày hôm nay, và hầu như tất cả mọi người đều không biết TTKH là ai , chỉ trừ ra 03 người biết ma thôi em ạ.
Cái này tớ đọc được trên báo Văn nghệ, cũng định bỏ qua nhưng thấy mọi người có vẻ....quan tâm đến T.T.KH nên...HI HI

Thâm tâm và sự thật về Trần Thị Khánh

( Nguyễn Vỹ)

Trần Thị Khánh là cô học trò lớp nhất trường tiểu học sinh từ. Thi hỏng cô ở nhà giúp mẹ làm việc nội trợ. Nhà cô cũng ở đường Sinh Từ,ngay cạnh Thanh Giám,nơi đền thờ Khổng Tử.Thanh Giám là một thắng cảnh ở Hà Nội, đã liệt vào cổ tích Việt Nam,xây cất từ đời nhà lý, tu bổ dưới đời nhà Lê,hình chữ nhật ,chung quanh xây đường đá ong, cao độ hai thước.Đền thờ ở trong cùng ,trước đền có Hồ Tròn, hai bên hồ có dựng nhiều tấm bia ghi tên các tướng sĩ đời nhà Lê. vào Thanh Giám, có cổng tam quan lớn, trước cổng có tấm bia đề hai chữ hán: hạ mã, và hai trụ cao. trong vườn trồng rất nhiều cây cổ thụ và các cây kiểng, nơi đây rất yên tinhx và mát mẻ, và cũng là nơi các cặp trai gái hẹn hò tâm sự.trước kia có một bầy quạ chiều tối bay về đây ngủ, cho nên người Pháp gọi đây là Pagode dé Co rbeau( chùa quạ) ngoài danh từ lịch sử'' temple de confucius".

Cô nữ sinh Trần thị khánh là một thiếu nữ đẹp, nét đẹp mơn mởn của cô gái dậy thì, thuỳ mị nết na nhưng không có gì đặc biệt. Tuấn Trình có người cô, nhà ở phố chợ Cửa Nam, gần Sinh Từ. Anh thường đến đây và trông thấy cô Khánh đi chợ mỗi buổi sáng. lúc ấy vào khoảng tháng 2 năm 1936, hoạ sĩ Tuấn Trình ( tên gọi hồi đó) mới 19 tuổi, và cô Khánh 17 tuổi, thi rớt tiểu học và đã nghỉ từ mùa hè năm trước.Tuấn trình cũng mới bắt đầu học vẽ và viết chút ít trong tờ báo bắc hà của Trần Huyền Trân vừa xuất bản.

Sau một tháng theo dõi Tuấn Trình làm quen được với cô Khánh và gởi báo Bắc Hà tặng cô. Cô gái 17 tuổi, cảm mến người nghệ sĩ tài hoa, tình yêu chớm nở như cành hoa antigone trắng cũng vừa chớm nở trong sân nhà cô.

Antigone là loại hoa của người Pháp đem qua hồi đầu thế kỷ, không thơm nhưng đẹp. Nó là loậi hoa dây, lá giống như lá nho,cho nên ở miền nam, nhiều người gọi là hoa nho. nó có hai loại, loại hoa trắng và hoa hồng.hoa nở vào đầu mùa hè, thành những chùm rất dễ thương, nụ hoa giống hình trái tim nho nhỏ. Ở Hà Nội người ta trồng rất nhiều và cũng bán rất nhiều ở chợ Đồng Xuân, cũng như ở chợ hoa bờ hồ Hoàn Kiếm, cắm nó vào lọ hoa để ở bàn khách,nó buông ra một vẻ đẹp lãng mạn khả ái lắm. người bắc gọi là hoa ti gôn. ở phố Sinh Từ, antigone mọc rất nhiều,như trước sân nhà ông Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Nhược Pháp. nhà trọ của Lưu Trọng Lư và Lê Tràng Kiều ở phố Hàm Long có cả một giàn hoa trắng và hoa hồng.

Tình yêu của Tuấn Trình và Trần Thị Khánh chớm nở ngay lúc hoa tigôn vừa hé nụ, và chết trong những ngày giữa mùa đông năm đó, trong lúc giàn hoa ti gôn úa tàn và rụng ngập đầy sân.
Thời kỳ mộng nơ ngắn ngủi trong mấy tháng hè sang hết mùa thu, không đem lại chút thoả mãn khao khát nào cho Tuấn Trình. chính lúc này Tuấn Trình lấy hiệu là Thâm Tâm và cho cô Khánh biết:"hình ảnh của em anh ghi sâu vào thâm tâm anh". trong bài màu máu ti gôn, cũng có câu;
quên làm sao được thủa ban đầu:

một cánh ti gôn dạ khắc sầu!

một bài thơ tình thức đêm làm tặng cô Khánh, những bài thơ đầu tiên đăng trên báo Bắc Hà, đều ký là Thâm Tâm, nhưng các tranh vẽ trong báo vẫn ký Tuấn Trình. Nhưng cô gái 17 tuổi theo lễ giáo nghiêm khắc của gia đình, chưa thật bao giờ đáp ứng với tình yêu tha thíêt của Tuấn Trình- Thâm Tâm, đó là điều đau khổ triền miên của hàng nghệ sĩ 19 tuổi. Trong lúc các cặp tình nhân dắt nhau đi du ngoạn các nơi thơ mộng ở Hà Nội và ngoại Hồ Tây, chùa Láng, Bạch Mai, Phúc Trang,đền voi phục... thì Trần Thị Khánh cứ phải từ chối những lời mời của Thâm Tâm. Cô thường nói :" thầy mẹ em nghiêm lắm, gia đình em nghiêm lắm..." lần nào cô Khánh cũng lặp lại chữ nghiêm gia giáo ấy để trả lời kỳ vọng khát khao của người yêu.

Chỉ được hai lần Khánh đến nơi hẹn, nhưng không được lâu. Lần thứ nhất, một đêm trăng, Khánh lẻn băng qua đường,vào vườn thanh giám, Tuấn Trình đã chờ người yêu nơi đây, dưới bóng cây cổ thụ. nhưnng cô Khánh run cả người( theo lời Tuấn Trình kể lại) cậu cũng luýnh quýnh, tất cả những câu bay bướm để nói với nàng,bây giờ cậu quên béng mất. Một lúc lâu, Tuấn Trình mới nói được mấy lời tình tứ,nhưng lại trách móc nghi ngờ nàng không yêu mình.nàng bảo:" em không yêu anh sao dám ra đây gặp anh?nhưng vì thầy mẹ em nghiêm lắm anh ạ".
Tuấn Trình hỏi chua chát:"giờ phút này chỉ có thơ và mộng , chỉ có em và anh, ánh trăng đẹp của hai đứa mình có nghiêm không nhỉ?"có lẽ vì bất bình câu nói mỉa mai của người yêu, Khánh lặng yên một lát rồi đáp:"ánh trăng đẹp nhưng vẫn nghiêm đấy anh ạ". Cuộc gặp gỡ đêm ấy, chỉ lâu không đầy tiếng đồng hồ. Tuấn Trình đặt một chiếc hôn âu yếm trên bàn tay của Khánh trước lúc nàng vội vã chạy về nhà.

Lần thứ hai, hai cô cậu cũng gặp nhau trong vườn thanh( nhiều người sau này nói thanh có nghĩa là thanh hoá là hoàn toàn sai sự thật). vườn thanh giám đêm ấy cũng ngập ánh trăng thu. nhưng thái độ của Khánh lạ lùng khó hiểu. hình như Khánh muốn nói với Tuấn Trình điều gì, nhưng ngại ngùng không nói. chàng lặng lẽ vuốt mái tóc huyền của Khánh rồi khẽ bảo:" ước gì anh được yêu em như thế này mãi mãi...' nàng buồn bã hỏi :"anh định đến bao giờ đến xin thầy mẹ cho chúng mình..."chàng hoạ sĩ bối rối vì trước câu hỏi bất ngờ. chàng lơ đễnh bảo:"anh chưa nghĩ đến việc ấy, vì...." Câu chuyện bị bỏ dở nơi đây. Khánh không hỏi gì hơn nữa. Chàng nắm tay nàng đi dạo quanh hồ nước xanh rì gợn sóng. Chàng đứng lại, khẽ kéo khánh vào lòng nhưng nàng khẽ buông ra Tuấn Trình âu yếm nhìn nàng:"em!" khánh mải cười"anh bảo gì?'
-hình ảnh của em, nụ cưòi của em, sẽ mãi mãi ghi sâu vào lòng dạ của anh, vào thâm tâm anh.
Trần Thị Khánh bẽn lẽn cười như để tạ ơn và xin từ giã.

Tuấn Trình trằn trọc suốt đêm. Khánh muốn giấu chàng một điều quan trọng gì chăng? tình yêu giữa hai người vẫn nguyên vẹn, thư từ qua lại vẫn âu yếm, nhưng tuấn trình bắt đầu thấy lòng buồn bã băn khuăn khi giàn hoa ti gôn bắt đầu héo rụng trong nắng úa tàn thu.Thế rồi một hôm, chàng hoạ sĩ đa tình nhận được một bức thư của người yêu, không, của người hết yêu,báo tin nàng sắp lấy chồng. Thư viết bằng mực tím, trên bốm trang giấy học trò, xé trong một quyển vở nam phương hoàng hậu( loại vở học trò rất thông dụng lúc bấy giờ). Thư do một cô bạn gái của Khánh mang đến toà soạn báo bắc hà trao tận tay Tuấn Trình .Cô bạn gái hỏi"ông Tuấn Trình" chứ không hỏi Thâm Tâm.

Ngoài bao thư cũng đề: monsieur Tuấn Trình (chữ bằng tiếng pháp),nét chữ quen thuộc của T.T.Khánh. Đại khái Khánh nhắc lại tình yêu thơ mộng của cô với người" nghệ sĩ tài hoa son trẻ"(những chữ cô dùng trong thư), tình yêu rất đẹp nhưng vì thầy mẹ cô rất nghiêm theo lễ giáo, nên dù vị hôn phu của cô chỉ là người mới biết sơ thôi, nhưng cô vẫn phải có bổn phận giữ tròn chữ hiếu, ko dám cãi lại lời thầy me đặt đâu ngồi đấy... Cô nói cô buồn lắm vì tình yêu dang dở "em vẫn yêu anh mãi mãi, ko bao giờ quên anh, nhưng van anh đừng giận em, đừng thương hại em, đừng trách móc em.. " cô than thở đời cô khổ, nên tình duyên ngang trái, cô khóc suốt đêm..

Khánh không nói một câu nào về vị hôn phu không cho biết ngày cưới, và cuối thi kí tắt: KH. Bức thư của KH chấm dứt một cách đột ngột cuộc tình duyên không mấy" thơ mộng" của hoạ sĩ Tuấn Trình và cô Trần Thị Khánh
Sau do sự dò hỏi vài người quen ở phố Sinh Từ, Tuấn Trình biết được chồng cô Khánh là một nhà buôn giàu có ở phố hàng Ngang, 39 tuổi, goá vợ và không có con.Trong câu thơ: "bên cạnh chồng Nghiêm luống tuổi rồi", chỉ sự cách biệt tương đối giữa tuổi 39 của người chồng với tuổi hãy còn vị thành niên của cô Khánh. Đó chỉ là nhận xét chủ quan và mỉa mai của Thâm Tâm, so sánh tuổi mình 20 với người ông đợc diễm phúc làm chồng cô Khánh, nhưng trên thực tế và theo những người hàng xóm ở phố Sinh Từ nói với Tâm Trinh thì người chồng cô Khánh " giàu sang và trẻ đẹp" chứ không phải một ông già. Tuấn Trình cũng nhìn nhận rằng một người nhà giàu 40 tuổi đẹp trai, không thể là một ông già.

Đám cưới đã nhờ mối lái qua lại từ lâu, và đồ sính lễ có kiềng vàng, xiềng, nhẫn, vòng ,kim cương, quần áo hàng lụa quí giá cả. Rước dâu bằng 10 chiếc xe Citroen mới, cô dâu đeo nữ trang rực rỡ, mặc chiếc áo cưới màu đỏ tươi, lộng lẫy ngồi trong xe hoa như nàng công chúa ngồi cạnh người chồng mặc áo gấm xanh. Đêm hôm trước cô Khánh lên xe hoa,Thâm Tâm có tổ chức tại toà soạn báo Bắc hà một tiệc thịt chó, uống Mai Quế Lộ, mời trần Huyền Trân, Nguyễn Bính và Vũ Trọng Can tham dự. Họ say sa, ngâm thơ, cời đùa cho đến khuya rồi lăn ra ngủ trên đất.

Người đau khổ trong cuộc tình duyên dang dở này không phải là cô Khánh. Trái lại, cô có đầy đủ hạnh phúc với ngời chồng rất chiều chuộng cô. Trần Huyền Trân đã gặp cô đi hí hởn với chồng vào ăn kem ở tiệm Blanche-Neige( kem Bạch Tuyết) Bờ Hồ, hai lần. Hai ông bà nhìn nhau và cười với nhau ra vẻ âu yếm lắm. Khánh đã có thai, được chồng săn sóc nâng đỡ lên chiếc xe nhà Citroen, lúc ra về, còn đi một vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm. Trần Huyền Trân kể lại cảnh âu yếm đó cho Tuấn Trinh nghe và kết luận: " con Khánh nó cho cậu leo cây,cậu còn si nó làm gì cho tủi nhục".

Người đau khổ dĩ nhiên là Tuấn Trình Thâm Tâm, nghệ sĩ nghèo bị người yêu bỏ rơi, lại còn bị mấy thằng bạn trẻ chế nhạo đùa rỡn, nhất là Vũ Trọng Can. Vì một chút tự ái văn nghệ, đối với người bạn kia,Tuấn Trình đã phải thức một đêm, theo lời anh, làm một bài thơ đề tài là Hai sắc hoa ti gôn kí T.T.KH, với thầm ý để Trần Huyền Trân và Vũ Trọng Can tin là của Khánh làm, để thương tiếc mối tình tan vỡ. Muốn giữ tính cách bí mật, Tuấn Trình dán kín bao thư rồi nhờ cô em họ, con gái của người cô ở phố Cửa Nam, mang thư đến toà báo. Cũng chính cô em họ đó chép giùm bài thơ nét chỡ con gái dịu dàng của cô, để khỏi bị nghi ngờ. Cho nên giọng thơ hoàn toàn là giọng thơ lãng mạn của Tuấn Trình, và lời thơ khác hẳn những lời thơ tâm sự trong bức thư cuối cùng của KH, báo tin sắp lấy chồng. Cô Khánh không biết làm thơ. Cô chưa bao giờ làm thơ cả! Và cô ghét những bài thơ của Thâm Tâm nữa là khác. Tuấn Trình đã nói quả quyết với tôi như vậy, sau khi nhận được một bức thư của Khánh, bức thư cuối cùng, tỏ ý không bằng lòng anh mượn tên cô để làm thơ kể chuyện tình duyên cũ, có thể làm hại đến cuộc đời của cô. trong thư phản đối đó, Khánh xưng tôi chứ không xưng em như những thư trớc, để chấm dứt trò chơi vô ích ấy. Thâm Tâm lấy những lời nghiêm klhắc giận dữ của người yêu cũ để là ra bài thơ cuối cùng:
Trách ai mang cánh ti gôn ấy
Mà viết tình xa được ích gì?
...
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.

Là giết đời nhau đấy, biết không?
Rưới giàn hoa máu, tiếng ma rung.
Giận anh tôi viết dư giòng lệ,
Là chút dư hương điệu cuối cùng,

Từ nay anh hãy bán thơ anh,
Và để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ đã bỏ,
Còn đem mà đổi lấy hư vinh.


Cô Khánh "trách" người cũ không những đem chuyện tình xa ra viết chẳng " được ích gì" lại còn làm bài thơ đi "rao bán" cho ngời đời thóc mách mua xem. như thế là anh "giết đời tôi, anh có biết không?" anh đem bán thơ để kiếm tiền chút "hư vinh" nhưng chuyện xa đã bỏ rồi, anh hãy để tôi yên!...

Thâm Tâm lấy gần hết chữ và nghĩa trong bức thư đoạn tuyệt tàn nhẫn của Trần Thị Khánh làm bài thơ cuối cùng đó mà vẫn kí T.T.KH., một lần cuối cùng, rồi để đáp lại, chàng làm một bài kí tên Thâm Tâm và cũng là bài cuối cùng, mỉa mai, chua chát:
...Đây bài thơ chót kính dâng tặng bạn.
Và thành chúc đời em luôn tươi sáng,
Như mộng kiều đầm ấm tuổi xuân xanh
Như hương trinh bát ngát ý dịu dàng
Hoa nhạc mới triều dâng to hạnh phúc.
..

Trên phương diện văn thơ cũng như tình cảm , ta chỉ thương hại Thâm Tâm, nhà thơ trẻ, hãy còn ngây thơ với tuổi 19 đầy thơ mộng, cứ tưởng rằng cô Khánh vẫn thành thật yêu chàng, rằng cô bị cha mẹ ép gả cho môt '"ông già", nhưng cô vẫn giữ mối tình thiêng liêng chung thuỷ với người nghệ sĩ tài hoa. Cho nên tưởng làm vui lòng người yêu, chàng lấy tên nàng để kí dới bài thơ thương tiếc, với những tình cảm tình tứ như:
Từ đấy thu rồi thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẵn hừng hờ.

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ,
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
..
Cho tôi ép nốt dòng lệ,
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.
...

Nhưng chàng thi sĩ si tình có ngờ đâu không những cô Khánh không hề tỏ chút cảm động vì mối tình đau khổ, thuỷ chung của chàng, hoặc cảm những bài thơ an ủi của chàng, mà trái lại cô còn gởi một bức thư vô cùng tàn nhẫn hằn học, nào là: anh giết đời tôi, anh biết không?" nào là anh mang chuyện cũ ra viết " chẳng ích gì", cô lại còn tỏ ý khinh rẻ: " từ nay anh cứ đem thơ anh đi bán rao để kiếm tiền chút hư vinh, nhưng anh hãy để tôi yên". ... v.v..

Bấy giờ Thân Tâm mới thức tỉnh, tìm lời bào chữa cho mình! nào là:
..Anh biết cái gì xa đã chết,
Anh càng buồn, càng muốn viết thành thơ,
Nhưng thôi:
Mộng đang xanh mộng hoá b phờ
Đây bài thơ chót kính dâng tặng bạn.


Thâm Tâm tự hạ mình viết " kính dâng tặng bạn" có ý xin lỗi chua chát ngời không phải là người yêu của mình nữa, và chàng đã viết: "chim muốn bay, cũng giữ chẳng được nào!( nàng đã không muốn yêu nữa, thì giữ làm sao được?) và: "Có gì đâu, khi bướm muốn xa cành!Thâm tâm không những đã tỉnh ngộ, mà lại còn uất hận vì thái độ khinh bạc của cô Khánh:
Chiều nay lạnh, có nhiều sương rơi quá,
Nhưng lòng anh đã bình thản lại rồi,
Hết đau buồn và cảm thấy sục sôi,
Niềm uất hận của một thời lạc lối,
Lấy nghệ thuật làm trò hề múa rối,
Đem tài hoa cung phụng sóng mắt huyền,
Để khẩn cầu xin một nụ cười duyên.


Thâm Tâm tự thú nhận lấy nghệ thuật văn thơ để làm trò hề múa rối, ( vì sự thật chẳng có gì cả) trong bài th kí tên T.T KH, với mục đích"đem tài hoa cung phụng sóng mắt huyền, để khẩn cầu xin một nụ cười duyên". Để rồi, mỉa mai thay, nhận những lời khinh khi ngạo mạn, và hằn học của nàng. đó là" niềm uất hận" của Tuấn Trinh trong một thời 'lạc lối"( lầm đường lạc lối")
Nhưng : " Thôi, em nhé, từ đây anh cất bước,
em yêu lòng vui hưởng cuộc đời vui..."

Chàng hứa chấm dứt "trò hề múa rối" về văn thơ, và chàng không mong gì hơn.

Để tôn trọng thực tế của những sự kiện đã xảy qua trong lịch sử hay trong văn học, để đừng xuyên tạc những chuyện không có, khi nói rằng tên T.T KH. không hề gợi một dư luận nào"xôn xao" ở thời tiền chiến, và cuộc tình duyên của Tuấn Trình( Thâm Tâm) với cô Trần Thị Khánh không hề gây một xúc động nào về tâm lí cũng như về văn chương trong thời văn nghệ và giới trẻ bây giờ.

Tôi chắc chắn rằng những nhà văn thơ tiền chiến ở Hà Nội hiện còn sống tại Sài Gòn, như các anh Vi Huyền Đắc, Lê Tràng Kiều, Vũ Bằng.v.v ( cả các anh Nhất Linh và Lê Văn Trương vừa tạ thế mấy năm trước) đều phi hết sức ngạc nhiên thấy một vài người của thế hệ hậu chiến ở Sài Gòn bỗng dưng tôn sùng ba tên T.T KH thành một thần tượng, và biến mối tình rất tầm thường , có thể nói là qúa tầm thường, của cô học trò cũ trường tiểu học Sinh Từ, thành một thảm kịch của tình yêu!

Nguyễn Nhược Pháp, nhà ở gần cô Khánh, chỉ cách 5,6 căn, mà cũng không hề nghe nói đến cô này, và cũng không biết gì về mối tình của một hoạ sĩ kiêm thi sĩ, Tuấn Trình hay Thâm Tâm, xảy ra trong cùng dãy phố với anh.

Cũng như người đàn bà tên Mộng Cầm, hiện là vợ một giáo chức ở Phan Rang, đã phủ nhận những chuyện người ta thuê dệt về mối tình bạn của bà, lúc còn là nữ y tá, với thi sĩ Hàn Mặc Tử ( Phổ thông tạp chí, số 63, ngày 15-8-1961)

"tôi không thể yêu được một người bị bệnh cùi!" bà Mộng Cầm đã thẳng thắn nói thế, không thể trách bà được.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
A

AnhNguyen1211

Guest
6/4/06
1
0
0
41
TpHcm
2 sắc hoa tigôn

Bài 2 sắc hoa tigôn của TTKH là hay nhất.
 
A

AnhNguyen1211

Guest
6/4/06
1
0
0
41
TpHcm
Không biết phải không, nhưng theo mình thì là vậy. Mình mới tham gia diễn đàn nên xin các bạn góp ý dùm
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Vào khoảng 6/1937, báo "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" xuất bản tại Hà Nội đăng truyện ngắn "Hoa ti-gôn" của ký giả Thanh Châu. Theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một thiếu nữ.

Sau đó không lâu, toà soạn nhận được của một người thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mi, nét mặt u buồn, mang đến một bì thơ dán kín gửi cho chủ bút, trong đó chỉ gọn một bài thơ "Hai sắc hoa ti-gôn", dưới ký tên T.T.Kh. Khi thiếu phụ đi rồi, tòa soạn xem thơ nhận thấy thi phẩm ghi lại cảnh tình đáng thương tâm, nhưng người ta chỉ nhớ lờ mờ hình ảnh thiếu phụ kia. Đó là lần đầu và cũng là lần cuối người thiếu phụ nầy xuất hiện.

Câu chuyện "Hoa ti-gôn" đã khơi lại mối tình xưa mà người thiếu phụ (T.T.Kh.) đã từng yêu một người và từng trao lời gắn bó dưới dàn hoa ti-gôn. Rồi chàng ra đi; nàng ở lại và nhận một mối tình gượng ép. Nàng đã làm bài thơ để giải toả niềm tâm sự.

Trong "Hai sắc hoa ti-gôn", tác giả thuật lại câu chuyện tình giữa nàng và chàng nghệ sĩ trót đã yêu nhau, song hoàn cảnh trái ngang, nàng phải gạt nước mắt nên duyên cùng người khác -- một ông chồng luống tuổi -- để rồi tan nát tâm tư mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm êm đềm của một thời quá khứ.

Sau bài thơ nầy, toà soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy lại nhận được bằng đường bưu cục 3 tác phẩm khác cũng mang tên T.T.Kh. Đó là các bài "Bài thơ thứ nhất", "Bài thơ đan áo" (riêng đăng ở Phụ nữ thời đàm) và "Bài thơ cuối cùng".

Từ đó về sau, người ta không còn gặp thơ của T.T.Kh nữa và không hiểu tại sao bài "Hai sắc hoa ti-gôn" lại xuất hiện trước "Bài thơ thứ nhất".

Từ lúc T.T. Kh. góp mặt vào làng thi ca tiền chiến, người ta đã tốn biết bao công phu đi tìm hiểu về T.T. Kh. Không ai biết được tên thật cũng như quê quán của nàng. Có người cho nàng là Trần Thi Khánh, một nữ sinh phố Sinh Từ, Hà nội Có kẻ cho cô là người yêu của ký giả Thanh Châu, hay đây chỉ là một nhân vật trong tương tượng của ông nhằm lâm ly hoá hay thi vi hoá một mối tình tương tươ.ng. Rồi, các thi sĩ Thâm Tâm, Nguyễn Bính và J. Leiba cũng nhận T.T.Kh. là người yêu của mình ! Kể từ đó, dù cho các nhà văn tốn không biết bao giấy mực nhưng họ vẫn không biết gì hơn về nàng.

Về hoa ti-gôn (antigone in French) : loại hoa dây đẹp, không thơm, có hình quả tim vỡ làm mấy mảnh, màu trắng và hồng; ở miền Nam VN gọi là hoa nho vì lá giống lá nhọ Tác giả mượn ý màu trắng là màu trinh bạch, ngây thơ khi nàng còn nhỏ dại, và hồng là màu mà nàng phải trải qua những sự đau khổ trong tình trường khi con tim nàng tan vỡ.
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Quanh chuyện tình buồn "Hai Sắc Hoa Ti-Gôn" - T.T.Kh và "Người Ấy là ai?"

Theo Sàigon Nay

LTS: Mới đây ở trong nước, nhà xuất bản Văn Hoá, Thông Tin tung ra cuốn sách của Thế Nhật về "T.T.Kh. - Nàng là ai?" đã minh danh nhân vật này chính là bà Trần Thi Vân Chung tức bà luật sư Lê Ngọc Chấn, tức nhà thơ nữ Vân Nương. Từ Pháp, bà luật sư Chấn đã cực lực lên tiếng phủ nhận việc trên.

Để độc giả được rõ nội vụ từ nhiều phía, Ngày Nay xin đăng dưới đây hai bài báo ở trong nước, trên tờ Sàigon-Nay (10/1994) và Văn Nghệ (26/10/1994) đề cập tới vấn đề trên.


Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!

(...)

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?


(Hai Sắc Hoa Ti-Gôn - T.T.Kh - 1937)

T.T.Kh. (Trần Thi Khánh) yêu "người ấy" (nhà thơ Thâm Tâm) trước khi lấy chồng và chính bút danh T.T.Kh. ngầm ý ghép tên hai người làm một (T.T.Kh.: Thâm Tâm Khánh)?

Cách đây 20 năm, nhà văn Thế Phong tạm tin giả thuyết trên (Lược sử văn nghệ VN - Nxb Vàng Son - Saigon 1974). Nhưng mới đây, chính Thế Phong trong cuốn "T.T.Kh. - Nàng là aỉ", soạn chung với nhà thơ Trần Nhật Thu, ký tắt Thế Nhật (Nxb Văn Hoá Thông Tin, 9/94) bác bỏ giả thiết đó và khẳng định:

T.T.Kh. tên thật là Trần Thi Chung (Vân Chung), sinh ngày 25/8/1919 tại Thanh Hoá. Năm 15 tuổi (1934), T.T.Kh. vâng lời gia đình lấy luật sư Lê Ngọc Chấn (tri huyện). Trước khi về nhà chồng, T.T.Kh. tiễn người yêu là Thanh Chân rời Thanh Hoá ra Hà Nội "đâu biết lần đi một lỡ làng, dưới trời đau khổ chết yêu đương ..."

Ba năm sau ngày T.T.Kh. lấy chồng, Thanh Châu viết truyện "Hoa Ti-Gôn" đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy (7/1937). Truyện chan chứa nỗi buồn vì thơ người yêu gởi: "... anh hãy đi một mình và quên em đi ..." Người đọc thư âm thầm đặt một cái hôn trên hoa và khóc.

Đọc truyện trên, T.T.Kh. thổn thức viết "Hai Sắc Hoa Ti-Gôn" rằng "vẫn giấu trong tim bóng một người ..." gởi đăng trong Tiểu Thuyết Thứ Bảy (9/1937). Hai tháng sau, T.T.Kh. gởi tiếp bài "Bài Thơ Thứ Nhất," cũng đăng trong Tiểu Thuyết Thứ Bảy, cũng giọng ngậm ngùi "ở lại vườn Thanh có một mình ..."

Sau này nhà thơ Nguyễn Bính viết bài "Cô Gái Vườn Thanh" để tặng T.T.Kh. và mơ mơ màng màng hỏi "Phải chăng mình có nên ngờ, rằng người năm ấy bây giờ là đâỷ" Còn nhà thơ Thâm Tâm gọi thẳng: "K. hỡi! Người yêu của tôi ơi (...) Thôi em hãy giữ màu hoa úạ Kỷ niệm ngàn năm một cuộc đời."

Riêng T.T.Kh. vẫn im lă.ng. Chẳng ai biết tên thật, địa chỉ và tình buồn của tác giả "Hai sắc hoa Ti-Gôn" ra sao. Chỉ biết trong bài thơ "Bài thơ cuối cùng" (T.T.T.Bảy 10/1938), T.T.Kh. đã "trách ai mang cánh hoa ti-gôn ấy - mà viết tình em được ích gì? Và là giết đời nhau đấy biết không?"

Ai "giết đời nhau"? Có phải nhà văn Thanh Châu

Câu hỏi tạm gác đó. Sau 9 năm tham gia kháng chiến chống Pháp, ông Thanh Châu về lại Hà Nội và bà T.T.Kh. theo chồng di cư vào Nam (1954).

Ở Saigon, bà T.T.Kh. sinh hoạt trong nhóm Quỳnh Dao, dùng các bút danh Vân Nương, Lê Đông Phương, Tam Nương viết trên nhiều báo. Sau 1975, chồng bà đi học tập cải tạo, bà ở nhà buôn bán nuôi con, trú nhờ nhà nữ sĩ Mộng Tuyết (vợ nhà thơ Đông Hồ).

Năm 1975, nhà văn Thanh Châu từ Hà Nội vào Sài Gòn, lặn lội tìm gặp "người con gái vườn Thanh" của 42 năm về trước. Nước mắt hai người đã chảy, ấm của một ngày thu của cuộc đời ...

Khi chồng bà T.T.Kh. trở về và mất tại VN, bà đem các con ra nước ngoài và hiện sống tại Dordogne (Pháp). Bà vẫn viết trên nhiều báo xuất bản tại Pháp, Mỹ, Canada ... và dĩ nhiên, không ký bút danh T.T.Kh., vì bà giành riêng tên ấy cho một người.. Theo Thế Nhật, T.T.Kh. chẳng phải là Trần Thi Khánh, Tôn Thi Khuê hoặc Thái Thi Khương nào cả, mà:

- T. chữ thứ nhất là Trần (Trần thi Vân Chung, tên thật bà T.T.Kh.)

- T. chữ thứ hai là Thanh (Thanh Châu, tên người yêu của bà T.T.Kh.)

- Kh. chữ sau cùng, viết tắt của chữ khóc.

Nghĩa: T.T.Kh. và người yêu (Thanh Châu), cả hai khóc "giấc mộng những ngày hoa" như lời thơ bà viết năm 18 tuổi.

Có thể đọc rõ hơn những điều trên qua cuốn "T.T.Kh. - Nàng là aỉ" của Thế Nhật. Nếu cái "nghi án văn học" kia quả đã được kết thúc ở đây vẫn còn một điều cần bàn với tác giả. Đó là:

Dẫu nhà văn Thanh Châu (hiện ở Hà Nội) là người yêu của T.T.Kh. thuở nào cũng đừng nên vì thế nghĩ rằng nhà thơ Nguyễn Bính, hoặc nhà thơ Thâm Tâm, hoặc ai đó nữa, từng "dựng đứng" việc T.T.Kh. là người yêu của mình" nhằm "giây máu ăn phần" như chữ Thế Nhật nhắc đến trong "T.T.Kh. -

Nàng là aỉ" Cách nhắc vậy chưa "thơ" lắm. Như câu: "Ông (Thanh Châu) bác bỏ giả thiết những văn sĩ "ăn bám" vào giai thoại văn chương T.T.Kh. ..." (S.Đ.D) tr. 12), hoặc "Thanh Châu cực lực bác bỏ huyền thoại Thâm Tâm - Nguyễn Bính ... những văn thi sĩ "giây máu ăn phần với T.T.Kh."..." (S.Đ.D tr.46)

Tôi nghĩ vốn im lặng cao thượng (Chữ Thế Nhật dùng) hơn 50 năm qua như nhà văn Thanh Châu hẳn không phải là người muốn nhắc mấy chữ "ăn bám, giây máu..." chẳng hay ho gì ấy. Huống hồ, tên tuổi và tài hoa của các nhà thơ như Nguyễn Bính, chẳng còn "dám ước một điều gì hơn, có chăng yêu chỉ để mà yêu ..." Xin hãy xem đó là "mối tình thơ" một thời lãng mạn, là những giấc mộng đầy lá thư trên đường đời nghệ sĩ ... 10/1994 Sàigon-Nay

oOo

Người yêu đích thực của T.T.Kh là ...

Nguyễn Quốc Văn - báo Văn Nghệ

Từ trước, hiện tượng NGƯỜI YÊU của T.T.Kh. chỉ là những lời thơ tự nhận vụng về hoặc những lời kể hay thuật lại thiếu bằng chứng tin cậy . Tệ hơn, còn những xác tín biphủ nhận dễ dàng.

Bài viết này là "những lập luận xây dựng trên những chi tiết giấy trắng mực đen của người trong cuộc." Còn "kết luận cuối cùng là của bạn đọc văn nghệ."

Toàn bộ những dữ kiện liên quan như sau:

Lời thú nhận của T.T.Kh.

Năm 1937, tuần san Tiểu Thuyết Thứ Bảy (T.T.T.B.) đăng truyện ngắn "Hoa Ti-Gôn" của Thanh Châụ Nội dung: một tình yêu đẹp ngang trái phải chia ly do sư yếu đuối của người đàn bà.

Truyện có:

- Bố cục dẫn nhập với hình ảnh "Hoa Ti-Gôn hình quả tim vỡ làm mấy mảnh, màu hồng diu như nhuộm máu đàọ" và được vẽ lại ở phần cuối: "... hình quả tim vỡ, đỏ hồng như nhuộm máu."

- Những chi tiết "...em bỗng sợ ... chồng em khinh bỉ ..." và "... em có thể chết vì anh được."

Truyện đã khiến một độc giả cảm xúc mà gửi ngay đến toà soạn T.T.T.B. một bài thơ ký tên T.T.Kh. với nhan đề "Hai sắc hoa ti-gôn". Điều lạ, bố cục với hình ảnh và chi tiết chính của truyện "đã được tái hiện trong thơ" Nói cho đúng: tuy hai mà một. Xin đọc:

"Bảo rằng: "Hoa dáng như tim vỡ," " (câu 7)

"Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ" (câu 19)

"Người ấy cho nên vẫn hững hờ" (câu 20)

"Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ" (câu 39)

"Tựa trái tim phai, tựa máu hồng" (câu cuối)

Cũng lưu ý, lời tự xưng "Tôi ra vẻ lạnh lùng, ngăn cách (Tất cả 15 tiếng) và tương ứng, có tiếng gọi "người ấy", ở ngôi thứ ba, một hư từ với ý nghĩa mơ hồ. Trìu mến, tha thiết mà vẫn là một tiếng lòng ấp ủ, dấu kín: "Người ấy vẫn thường hay vuốt tóc tôi" NGƯỜI ẤY là aỉ Đáp lời là im lă.ng. Hư không!

Đó là cái TÔI cam phận, chiu thua cuộc: "Em bỗng sợ, em sợ gia đình tan tác, khổ thân thấy mẹ em, chồng em khinh, tai tiếng ở đời" (Hoa Ti-Gôn của Thanh Châu)

Mãi đến bài "Bài Thơ Thứ Nhất" của T.T.Kh. - cùng năm 1937 trên T.T.T.B. - mới có cái TÔI bắt đầu vùng vẫy, phản kháng.

Cả bài vẫn còn 12 tiếng TÔI bi vây kín bởi nỗi cô đơn:

Ở lại vườn Thanh có một mình

Nhưng cái bản năng thư hùng mà Tư Mã Tương Như đã phổ thông khúc đàn: "Phượng ơi! Bay khắp bốn biển tìm chim Hoàng..." vừa thoát ra khỏi cái vỏ bọc khắc nghiệt của đạo lý, bằng tiếng kêu thảng thốt: "Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em" . Còn tiếng tự xưng nào đẹp đẽ hơn? Trái tim đã nói tiếng chân thực. Sự kìm hãm bi dồn nén đã nổ tung trong "Bài Thơ cuối cùng", in năm 1938. Ở đây, cái TÔI hờn giỗi:

- "Tôi oán hờn anh..."

- "Tôi biết làm sao...

đã cách điệu với tiếng EM của thương yêu (5 tiếng em, 5 tiếng tôi) mà thốt ra lời:

"Và người vỡ lỡ duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của Em.
Còn lời thú nhận nào kiêu hãnh, thách đố hơn?"

Người tình của T.T.Kh. đã lộ diện trước ánh sáng chói chang của tình yêu. Xin đừng xác đinh bằng ngôn ngữ, "hãy đồng cảm trong vô ngôn sâu sắc mãnh liệt."

Đột ngột, một câu thơ trong Tỳ Bà Hành sáng loà:

"Thử thời, vô thanh thắng hữu thanh"
(Lúc ấy, tiếng không lời đã át đi những âm thanh
rền rĩ. Xin cho người viết được quá bút như thế!)
Phản ứng bốn câu thơ

"Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi ! Người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ? "
Thi sĩ Hồ Dzếnh:

Rồi một ngày mai em lấy chồng,
Anh về lấy vợ thế là xong,
Vợ anh không giống em là mấy,
Anh lấy cho anh đỡ lạnh lùng.
 
Sửa lần cuối:
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Tiến sĩ Võ Duy Huân - Japan có sưu tập nhiều đoạn thơ như sau:

1. The "đời, xe la uy(c'est la vie)" reaction

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh kiếm vợ Nhật thế là xong
Vợ anh không đẹp bằng em lắm
Nhưng cũng làm anh đỡ lạnh lùng"

2. The "classic" reaction

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về xách vịt nhổ sạch lông
Tiết canh làm đại vài ba dĩa
Mượn rượu cho nguôi vết thương lòng"

3. The "violent" reaction

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Em đừng có tương thế là xong
Anh về mài nhọn con dao yếm
Mổ bụng chồng em lấy bộ lòng"

4. The "hopeless" reaction

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về tự tử thế là xong
Mộ anh cỏ dại vàng xơ xác
Khi viếng thì em hiểu nỗi lòng"

5. The "politically incorrect" reaction

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về lê gót tận biển đông
Lên tàu vượt biển đi qua ... Mỹ
Xa mặt mong sao sẽ cách lòng

6. The "Zorro" reaction

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về luyện kiếm thế là xong
Kiếm anh sắc bén hơn em nghĩ
Sẽ dzớt trăm em, trả hận lòng!"

7. The "samurai" reaction (strongly not recommended!)

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về cắt dế thả trôi sông
Dế anh trôi nổi theo giòng nước
Em đứng nhìn theo có tiếc không?"

8. The "forceless" reaction :))))

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về cạo trọc thế là xong
Trao em mớ tóc làm dây tóc
Để tối hôm nay siết cổ chồng" :))))

9. The "poetry" reaction :)))

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh đau anh khổ suốt ngàn đông
Chắc anh phải làm thơ tình ái
Để cho đau khổ khỏi chất chồng" :)))

10. The "dối lòng" reaction:

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Lòng thề không nhớ kẻ sang sông
Nhưng rồi những lối trong tim nhỏ
Vẫn tìm ngả ngách để ngóng trông"

11. The "New Information Age way" reaction

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về tương tượng đại là không
Email cứ viết, phone cứ gọi
Cứ thế mà theo chẳng ngại ngùng"

12. The "Vincent Van Gogh" way ..:)

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Đi về tự thiến thế là xong
Móc ruột móc gan trao em hết
Để ngày Vu quy nấu cháo lòng"

13. The "bancrupcy" reaction

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Đường xa Vê Gát (Las Vegas) anh cứ dông
Vi za, mát cạt vào canh bạc ( Visa, Master cards )
Vỡ nợ đời anh hận bóng hồng"

14. the "indifferent" reaction.

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về thay nệm lẫn chăn bông
Phủi sạch hương xưa vùi kỷ niệm
Chẳng vấn chẳng vương chẳng nặng lòng"

15. the "happy or optimistic" reaction

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về giặt nệm trải chăn bông
Sửa lại song thưa rèm buông lõng
Mở tiệc đêm đêm tuyển ngựa hồng"

16. the "offensive or ironic" reaction

"Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Thì anh ra bụi bẻ cành bông
Vặch cánh hoa tươi làm lưu niệm
Gởi tặng chồng em lá với cành.

17. The hen-pecked chap reaction I

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Đời anh thôi thế sẽ là xong
Thằng chồng em sẽ hoạn anh mất
Khi biết đông xưa em với anh ...!!!

18. The fantastic reaction

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về học võ luyện khí công
Sống lâu để đợi chồng em chết
Mổ lợn khao làng, rước em dzông ...

19. The affectionate reaction

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Thôi em yên phận thế là xong
Khi nào em rỗi anh xin tới
Với cả chồng em, kết bạn lòng !

20. The traitor reaction

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh ra chợ tạm dưới cầu đông
"Xoáy" đại vài ba liều thuốc chuột
Lén bỏ cho em rót cho chồng ...

21. The "sneak in and out" reaction

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về tậu đất hông nhà em
Lựa lúc chồng em đi đâu vắng
Lẻn sang hai đứa sẽ "lòng thòng" !!!

22. The pursue patiently reaction

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về gác đệm, gửi chăn bông
Xin em nghĩ lại ngày xưa ấy
Mà bỏ chồng em, anh vẫn mong !!!

23. The regret reaction

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Trời ơi như vậy có tiếc không
Ngày xưa sao cứ ngu là thế
"Làm đại" đi rồi có phải không !?

24. The slander reation

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Em đừng cứ tương thế là xong
Chọn ngày chợ họp đông anh tới
Nói đại ngày xưa em có bầu...!!!

25. The uneducated reaction

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh đến nhà em, em biết không
Bắt bố mẹ em làm cơm đãi
Uống rượu say rồi sẽ chửi dông...

26. The cruel reaction

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Chờ ngày hai đứa để phòng không
Lẻn vào mìn đặt vài ba trái
Cho nổ khi nào em biết không ???

27. The "native land" reaction

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Anh về tạ lỗi với dòng sông (quê hương)
Duyên em đỏng đảnh làm rơi hết
Cái thói chua ngoa để khổ chồng.

28. The "political instructor" reaction

Nếu biết rằng em đã lấy chồng
Mừng cho em đã thoả lòng mong
Đời người con gái yêu thương lắm
Nhưng mấy ai may lấy được chồng!?

Giáng Nga thêm vào:

29. The "Thái độ lạc quan" reaction

Nếu biết rằng em sẽ lấy chồng
Anh cười hô hố: đứa nào ngông ?
Có thằng lãnh nợ anh mừng húm
Phủi sạch còn theo những bóng hồng !
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA