Kiểm toán khoản đầu tư vào công ty liên kết trên BCTC riêng của nhà đầu tư

  • Thread starter nedved
  • Ngày gửi
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về các Khoản đầu tư vào công ty liên kết, Khoản đầu tư này được hạch toán theo Phương pháp giá gốc. Tuy nhiên, một trường hợp rất có thể xảy ra trong thực tế là Giá trị khoản đầu tư này bị sụt giảm nghiêm trọng giá trị do Công ty nhận đầu tư làm ăn thua lỗ, khiến cho lỗ luỹ kế ăn mòn hết vốn.

Như vậy, đối với kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán Khoản đầu tư này trên BCTC riêng sẽ có hướng xử lý như thế nào? Quy chế tài chính và các chuẩn mực VN chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp này để làm cơ sở dẫn chứng. Và theo IAS, Đã cho phép áp dụng Phương pháp vốn chủ sở hữu để hạch toán điều chỉnh các khoản đầu tư trên BCTC riêng của nhà đầu tư.

Một vấn đề nữa cần thảo luận: Tại sao VN chưa áp dụng Phương pháp Vốn chủ sở hữu khi hạch toán các khoản đầu tư trên BCTC riêng của nhà đầu tư? Vấn đề này tôi cũng tham khảo ý kiến của các Chuyên viên Vụ chế độ kế toán nhưng chưa nhận được câu trả lời ưng ý.

Mong các cao thủ cho ý kiến
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Có hai khả năng đối với Công ty liên kết:

1. Công ty mặc dù có lỗ nhưng vẫn có khả năng hoạt động liên tục
2. Công ty, trong tương lai gần sẽ hoặc giải thể, hoặc phá sản.

Trong trường hợp 1, dự phòng phải lập đủ (fully provided) cho khoản đầu tư vào công ty liên kết. Khoản đầu tư vào công ty liên kết sẽ có giá trị ròng là 0 mặc dù vẫn được trình bày trên Bảng cân đối tài sản theo cách thức là bằng giá gốc- dự phòng

Trong trường hợp 2, khoản dự phòng sẽ được xoá, lúc ấy trên bảng cân đối tài sản, sẽ không có "dấu vết" gì của khoản đầu tư này.

Trong cả hai trường hợp, đều cần có thuyết minh trên báo cáo tài chính trình bày chi tiết về khoản đầu tư vào công ty liên kết gặp khó khăn này.

Công việc chính của kiểm toán viên là:

1. Lấy báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty liên kết, để xác định xem là thực hư lãi lỗ như thế nào
2. Xem xét các biên bản họp HĐQT, các nghị quyết của HĐQT, thực hiện các cuộc phỏng vấn với BGĐ x(của công ty đưọc kiểm toán) xem khả năng tiếp tục kinh doanh của công ty liên kết là như thế nào
3. Đánh giá khoản dự phòng (nếu có) hoặc tính cần thiết của một khoản dự phòng như vậy.

Khó khăn cho kiểm toán viên và cho kế toán là ở chỗ, hiện tại, dường như chưa có hướng dẫn rõ ràng cho việc lập dự phòng cho những trường hợp như thế này. bao giờ thì lập dự phòng, mức dự phòng là ra sao. Có lẽ sẽ phải đợi tới khi có chuẩn mực về "Impairment losses" thì mới có hướng dẫn cụ thể chăng?

Mình cũng có một thắc mắc giống NED về việc tại sao lại không cho phép áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu trong công ty liên kết. Có lẽ (chỉ đoán thôi), các nhà thiết lập chuẩn mực của VN muốn có một sự đơn giản trong cách thực hành kế toán chăng?
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Tại VN, rất nhiều khoản đầu tư còn nhiều mang tính hành chính. Một ngày đẹp trời nào đó, công ty vận tải chúng tôi nhận được quyết định đầu tư của Cơ quan chủ quản, dùng phần đất bến xe của chúng tôi để liên doanh với một đối tác nước ngoài hình thành một khách sạn liên doanh. Chúng tôi chẳng biết Dự án liên doanh có hiệu quả không? chỉ biết cấp trên bảo nhận và ghi nhận khoản đầu tư vào B/S của Chúng tôi.

Thế rồi, như bao liên doanh khách sạn khác, khách sạn liên doanh to đẹp mà chúng tôi chỉ chiếm 20% vốn góp bằng QSD đất lỗ lũy kế lên đến 10trUSD.

Vậy Chế độ kế toán bắt chúng tôi sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu thì: Chúng tôi cố gắng hết sức làm lụng vất vả cả năm, tạo ra được hiệu quả kinh doanh đáng kể, vậy mà Báo cáo Kiểm toán issued, ôi thôi lỗ chổng vó. Vậy thì làm sao chúng tôi có lương, có thưởng cho công nhân, làm sao có thành tích để báo cáo cấp trên. Thôi cho chúng em áp dụng giá gốc thôi, khi nào phải lập BCTC hợp nhất hẵn hay, các bác nhé.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA