Rùa và Thỏ - Câu chuyện ngụ ngôn hiện đại

  • Thread starter honganh
  • Ngày gửi
H

honganh

Guest
2/7/04
4
0
0
My Home
www.tangvo.us.ms
Có câu chuyện khá hay, xin gởi tặng các Anh chị và các bạn:
Trần Hồng Anh

Phương pháp, theo nguyên ngữ Hy Lạp Methodos, có nghĩa là con đường thẳng dẫn đến mục đích nhất định hay phương pháp tìm kiếm tri thức. Vì phương pháp được xem như con đường thẳng tắt, và nếu đi đúng con đường ấy thì sẽ đến đúng mục tiêu đã định, nghĩa là làm công việc gì nếu có phương pháp và tất nhiên hiệu quả cũng cao hơn. Triết gia Bacon dí dỏm: một gã què nếu theo đường thẳng thì sẽ tới đích trước một kẻ lành lặn chạy nhanh nhưng lạc đường hoặc chạy quanh co. Nhận định trên của Bacon quả thật xác đáng. Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có mẫu chuyện ngụ ngôn nói về cuộc chạy giữa Rùa và Thỏ, Rùa con vật chậm chạp, Thỏ con vật lanh lợi nhanh nhẹn, nhưng cuối cùng cuộc đua đó phần thắng lại là Rùa. Phải chăng Rùa có đầu óc cần cù, theo nguyên tắc tổ chức và hành động trên đường thẳng, còn Thỏ chỉ biết miệt mài trong men say tài lực, ỷ lại, và cứ quanh co không nhắm vào mục đích.
René Descartes, một tư tưởng gia người Pháp, đánh giá cao về giá trị của phương pháp: “Thiếu phương pháp thì người tài cũng lỗi, có phương pháp thì người tầm thường cũng làm được những việc phi thường.” và Paul Rousselot định nghĩa phương pháp một cách xác đáng: “Phương pháp chính là con đường thẳng và chắc chắn nhất để tìm ra chân lý, hay để truyền đạt chân lý ấy”.
Rùa và Thỏ chạy thi
Trở lại chuyện Rùa và Thỏ chạy thi. Do chủ quan khinh địch, Thỏ nếm mùi thất bại. Ấm ức cay cú hàng ngàn năm, các thế hệ Thỏ hậu duệ quyết thách Rùa tái đấu. Rùa khéo léo từ chối nhưng Thỏ cứ tìm cách gây sự, cuối cùng đành chấp nhận tỉ thí với điều kiện Rùa chọn đường chạy, cho Thỏ chọn giờ chạy. Thỏ nhất trí.
Vào cuộc, Rùa chọn khúc đường ngập nước. Thỏ run rẩy sợ ướt lông lạnh bụng mà bỏ mình đành xếp vó đứng nhìn Rùa ung dung lội đến đích.
Thua keo nữa nhưng Thỏ chưa tâm phục khẩu phục, đòi tái đấu. Lần này, rút kinh nghiệm, Thỏ chọn đường chạy, giao Rùa chọn giờ chạy. Thỏ chọn ngay đường phố tráng nhựa khô ráo ngon lành, đinh ninh đánh bể mánh Rùa. Còn Rùa, tương kế tựu kế, đợi đến giờ cao điểm ùn tắc mới tuyên bố chạy. Thỏ bị ngập trong biển xe người mịt mù, nhích lên không nổi đành chịu phép nhìn lão Rùa lách chui về đích chiến thắng.
Thua luôn hai keo vẫn chưa chịu phục, Thỏ cho rằng Rùa vô mánh, đòi thi keo nữa. Rùa chấp nhận lại chơi đẹp, cho Thỏ chọn cả đường chạy lẫn giờ chạy. Thỏ nghĩ lần trước đường ngập mình thua, lần sau đường tắc mình thua, lần này phải tránh hai chướng ngại đó, chọn ra siêu xa lộ mà chạy là thắng lợi hoàn toàn.
Vào cuộc, Thỏ băng lên như gió. Bỗng "toét, toét!” dùi cui giao thông đưa lên. Thỏ không xem biển cấm dựng dày đặc bên đường, chạy vượt tốc độ. Kết quả, Thỏ bị lập biên bản phạt bấm lỗ bằng chạy, bắt treo giò. Ngồi ngó Rùa lò mò về đích, Thỏ ngất xỉu.

Ngụ ngôn Rùa và Thỏ hiện đại
Đây là một câu chuyện có vẻ quen thuộc với chúng ta nhưng được mở rộng như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn Rùa, Thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.

Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.

---------------
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì Rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, Thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường.

Thế, bài học của câu chuyện này? Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.

Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.

-----------------------

Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ớ đây. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được Thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách Thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, Thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông! Thỏ dành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, Rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

Ý nghĩa từ câu chuyện này?. Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.
--------------------------
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, Thỏ và Rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, Thỏ cõng Rùa chạy đến bên bờ sông, Rùa lội xuống sông và cõng Thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, Thỏ lại cõng Rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia xẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác. Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm. Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả Thỏ và Rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai. Thỏ và Rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: thay vì chúng chống đối (hay cạnh tranh) với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.

Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca Cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0.1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces (đơn vị đo lường của Mỹ), trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, cà phê, sữa và các loại nước trái cây. Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Doanh thu tăng nhảy vọt và cho đến nay thì Pepsi vẫn không thể nào theo kịp.

Kết luận: câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến.
---------------
Tiếp tục đua:
Thỏ và Rùa được Cáo thách đua. Chúng tự tin và nhận lời. Đích đến là hang Cáo, khá xa. Chạy đến tối mệt mờ cả mắt, không nhấc nổi chân thì về đích. Chúng ngồi thở không ra hơi, vừa lúc đó Cáo về.........
Buổi tối, Cáo ăn cơm có Thỏ và Rùa. Từ đó, chả có những thằng rỗi hơi nào chạy loạn xạ trong rừng nữa!

Kết luận: Thỏ nướng và Rùa hầm là Số 1!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

kieumi

Guest
3/11/05
3
0
0
42
My.. Tho
Chuyện này mà tách nhỏ ra từng phần thì hay hơn, viết như viết văn ngại đọc lắm
 
H

honganh

Guest
2/7/04
4
0
0
My Home
www.tangvo.us.ms
kieumi nói:
Chuyện này mà tách nhỏ ra từng phần thì hay hơn, viết như viết văn ngại đọc lắm


Bạn có thể giúp tôi "tách nhỏ ra từng phần" để "hay hơn" được chứ !
Trân trọng cảm ơn !

Trần Hồng Anh
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA