Xin tư vấn - giúp tôi với

  • Thread starter ketovi
  • Ngày gửi
K

ketovi

Đời lận đận.....;)
24/7/04
189
2
18
Nơi SX bánh ... Cáy
Tôi đang gặp một vấn đề như sau, rất mong được các anh chị tư vấn giúp cho tôi:

Trước năm 2003, vốn điều lệ của cty tôi (cty mẹ)có 500 triệu, trong năm 2003, chúng tôi có xin thuê đất để Hưng Yên để lập nhà máy thì có tăng vốn điều lệ của cty mẹ lên 25.5 tỷ, để cấp cho cty con ở Hyên 25 tỷ (Cty ở Hưng Yên là cty TNHH một thành viên) - cty con hiện chưa đi vào hoạt động
Sang năm 2004, cty mẹ, để thực hiện việc kinh doanh,mua sắm tài sản có vay Ngân hàng và cá nhân số tiền là 6 tỷ để dùng vào mục đích kinh doanh của cty Mẹ (ko liên quan gì tới cty con)
Nay quyết toán cán bộ thuế không cho tôi tính vào chi phí tiền lãi của khoản vay 6 tỷ trên. Họ giải thích với tôi rằng theo nguyên tắc tài chính là không được, không đựoc phân biệt nguồn vốn ở đây, cty mẹ hay con cũng thế, họ còn nói với tôi rằng nếu ko có cty con thì cty mẹ ko cần vay vốn, do vậy chi phí tiền lãi này ko đựoc tính, tôi có giải thích cho họ về thời điểm cấp vốn cho cty con xảy ra trước khi có các khoản vay trên khoảng một năm, và nữa các khoản vay trên phần lớn là vay NH, có HĐ, mục đích vay rõ ràng thì họ ko chấp nhận và bảo tôi rằng phân tích như vậy là theo nguồn vốn, trong nguyên tắc tài chính ko đưọc như vậy, vốn kinh doanh ko được phân tích theo nguồn, cho dù anh có vay với mục đích gì đi nữa, tôi thấy đây là lần đầu tiền được nghe cái nguyên tắc TC này của họ, các anh chị có thể tư vấn giúp tôi cách trả lời vấn đề này với, cán bộ thuế nói như vậy có đúng không, có văn bản nào về vấn đề này không, tôi có hỏi văn bản thì họ nói trong tạp chí của ngành trả lời vậy. Đành khất họ để về xem có văn bản pháp luật nào quy định vậy ko. Giúp tôi với các anh chị ơi
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Theo chuẩn mực số 16 : CHI PHÍ ĐI VAY, tất cả các khỏan chi phí đi vay hợp lý, hợp lệ đều được tính vào chi phí trong kỳ hoặc vốn hóa vào tài sản đang đầu tư xây dựng. Mình không nắm rõ nội tình của công ty bạn, nhưng bạn nhớ là tất cả những chi phí vay (hợp lệ) đều được tính vào chi phí , chỉ khác là phân bổ vào đâu thôi. Theo mình, có lẽ cán bộ thuế nhầm khi muốn đưa tiền lãi này vào Công trình (vốn hóa), không cho đưa vào chi phí SXKD phát sinh trong kỳ.
Bạn nghiên cứu kỹ chuẩn mực số 16, có thể bạn sẽ tìm ra lời giải và có thể đủ căn cứ để nói chuyện với Cán bộ thuế.
Mình chưa bao giờ nghe thấy nguyên tắc tài chính như bạn nêu.
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Phần chi phí lãi vay này cần phải phân biệt rõ cho đối tượng và mục đích vay. Theo như bạn thì công ty mẹ và công ty con sẽ có pháp nhân rõ ràng, hạch toán độc lập về tài chính, có hệ thống sổ sách kế toán riêng biệt. Nếu khoản vay 6 tỷ trên để phục vụ cho quá trình đầu tư vào mua sắm tài sản hay kinh doanh thì chắc chắn là phần lãi vay có liên quan sẽ được tính vào chi phí. Bạn có thể xem lại trong thông tư 128/2003/TT-BTC nhé.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Tôi đã gặp trường hợp này với cty TNHH (DN ngoài quốc doanh).
Theo quy định của luật thuế TNDN thì chi phí lãi vay các khỏan vay bổ sung vốn cho các thành viên không được tính vào chi phí hợp lệ.
Thí dụ, vốn điều lệ là 1tỷ, nhưng thực tế chỉ có 500 triệu, phải vay thêm 500 triệu thì khoản vay này được xem là vay bổ sung vốn điều lệ.
Trường hợp của bạn theo tôi nghỉ cũng có lẽ vậy. Bạn nâng vốn điều lệ lên cao quá (nâng khống), là căn cứ cho cơ quan thuế loại bỏ đi.
Theo KN của tôi, đây là khoản 5 ăn 5 thua, là khoản có tính chất "mềm dẻo" khi quyết toán! Bạn hiểu ý tôi chứ!
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
@ Adam tran: Vốn điều lệ là vốn do các TV góp vốn để thành lập Công ty. Chẳng có quy định pháp luật nào về việc đi vay để bổ sung vốn điều lệ cả. Và điều này cũng thể hiện rõ trong BCTC tại phần NV : Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Do đó, cty bạn Ketovi khi hạch tóan khỏan vốn vay mà đưa vào Vốn chủ sở hữu chắc chắn sai luật và chúng ta chỉ có thể nói rằng : Bạn phải làm đúng luật bằng cách điều chỉnh cách hạch toán, còn đưa vào Phần Nợ phải trả thì có thể theo hướng dẫn của anh TVHùng và sợ vợ, OK?
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Vivavina nói:
@ Adam tran: Vốn điều lệ là vốn do các TV góp vốn để thành lập Công ty. Chẳng có quy định pháp luật nào về việc đi vay để bổ sung vốn điều lệ cả. Và điều này cũng thể hiện rõ trong BCTC tại phần NV : Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Do đó, cty bạn Ketovi khi hạch tóan khỏan vốn vay mà đưa vào Vốn chủ sở hữu chắc chắn sai luật và chúng ta chỉ có thể nói rằng : Bạn phải làm đúng luật bằng cách điều chỉnh cách hạch toán, còn đưa vào Phần Nợ phải trả thì có thể theo hướng dẫn của anh TVHùng và sợ vợ, OK?
Bác Viva không hiểu ý của em rồi! Khoản vày đó được cơ quan thuế xem là vay bổ sung vốn điều lệ, nói cụ thể hơn, là khoản vay do chính các thành viên của công ty mượn danh nghĩ cty đi vay. Cơ quan thuế đưa ra lý do: Vốn của Dn còn tại sao DN lại phải đi vay?? Nếu không tai sao DN lại tự đưa mức vốn điều lệ của mình lên bao nhiêu cũng được? Do đó, DN phải chịu trách nhiệm về khoản vốn của mình trước.
Đó là lý của nhiều Cục và chi cục thuế.. ở ngay SG này (Chứ không chỉ tít ngàoi Hưng Yên đâu). Tớ cũng là DN, cũng từng bị loại ra như thế (cũng đau) nhưng cãi không được, đành giải quết theo cách khác!
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Bạn ketovi xin nói rõ thêm xem khoản vốn 25 tỷ đã thực cấp cho Công ty con ở Hưng Yên chưa? Nếu cấp rồi thì nghiễm nhiên phần vốn tại Công ty mẹ chỉ còn 500 triệu đồng và khoản chi phí đi vay kia chắc chắn sẽ là chi phí hợp lý, còn nếu số tiền vốn đó chưa được cấp cho Công ty con mà vẫn thể hiện trên sổ kế toán Công ty thì chắc chắn số tiền 6 tỷ đi vay thêm kia sẽ không được tính chi phí lãi vay do Doanh nghiệp chưa sử dụng hết vốn đang có.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Em thấy chẳng có VB nào quy định vốn vay thêm trong khi vốn cũ chưa sử dụng hết thì chi phí vay vốn không được tính là chi phí hợp lý cả. Chỉ có điều, trong thời gian các thành viên góp chưa góp đủ số vốn đã đăng ký, mà DN đi vay thì không được tính thôi==> TT128.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
lannhu nói:
Em thấy chẳng có VB nào quy định vốn vay thêm trong khi vốn cũ chưa sử dụng hết thì chi phí vay vốn không được tính là chi phí hợp lý cả. Chỉ có điều, trong thời gian các thành viên góp chưa góp đủ số vốn đã đăng ký, mà DN đi vay thì không được tính thôi==> TT128.

Cái mắc của luật, nghị định, thông tư về kế toán tài chính tại Việt Nam là nói quá chung chung - đây không chỉ là nhận xét cá nhân mà còn có hẳn một bài báo viết về việc này. Nhưng lannhu phải hiểu thế nào là hợp lý, rõ ràng là Doanh nghiệp khai báo có tới 25 tỷ đồng vậy việc đi vay thêm 6 tỷ nữa liệu có hợp lý không? Trách nhiệm của HĐQT, của cổ đông đến đâu trong việc góp vốn mà để xảy ra tình trạng thiếu vốn khi đã cam kết với nhà nước về việc tăng vốn kinh doanh?
 
K

ketovi

Đời lận đận.....;)
24/7/04
189
2
18
Nơi SX bánh ... Cáy
Rất cảm ơn các bạn đã tư vấn giúp tôi, nhưng việc chúng tối cấp cho cty con 25 tỷ là việc xẩy ra trước, vì khi nâng vốn điều lệ của mẹ lên 25,5 tỷ, rồi mới cấp cho cty con 25 tỷ để triển khai thực hiện mua thiết bị tài sản, sổ sách kế toán hạch toán rõ ràng việc điều chuyển vốn này, thì sau đó ở cty mẹ chỉ còn lại có 500 triệu, một năm sau đó chúng tôi mới vay NH các khoản vay tiếp để phục vụ cho các hoạt động của mẹ. Như vậy khi chúng tôi thực hiện việc vay NH thêm 6 tỷ là để dùng cho mục đích kinh doanh của cty mẹ chứ không phải là vay bổ sung vốn điều lệ.rất mong nhạn đựoc sự chỉ giúp của các anh chị.
 
K

ketovi

Đời lận đận.....;)
24/7/04
189
2
18
Nơi SX bánh ... Cáy
Re:

Cảm ơn anh đã gợi ý, nhưng tôi cũng xin giải thích là vốn của mẹ là 25.5 tỷ, sau đó cấp cho con là 25 tỷ, như vậy là tại mẹ hiện chỉ có 500 triệu, việc vay thêm không phải vay để bổ sung vốn điều lệ mà vay cho mẹ mua tài sản để kinh doanh. Rất mong anh xem xét và tư vấn thêm.
adam_tran nói:
Tôi đã gặp trường hợp này với cty TNHH (DN ngoài quốc doanh).
Theo quy định của luật thuế TNDN thì chi phí lãi vay các khỏan vay bổ sung vốn cho các thành viên không được tính vào chi phí hợp lệ.
Thí dụ, vốn điều lệ là 1tỷ, nhưng thực tế chỉ có 500 triệu, phải vay thêm 500 triệu thì khoản vay này được xem là vay bổ sung vốn điều lệ.
Trường hợp của bạn theo tôi nghỉ cũng có lẽ vậy. Bạn nâng vốn điều lệ lên cao quá (nâng khống), là căn cứ cho cơ quan thuế loại bỏ đi.
Theo KN của tôi, đây là khoản 5 ăn 5 thua, là khoản có tính chất "mềm dẻo" khi quyết toán! Bạn hiểu ý tôi chứ!
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Bạn có thể nói rõ cty bạn là công ty nhà nước hay tư nhân, hay cty CP được không? Tỷ lệ vốn nhà nước là bao nhiêu...
 
K

ketovi

Đời lận đận.....;)
24/7/04
189
2
18
Nơi SX bánh ... Cáy
"Khoản vốn 25 tỷ chúng tôi đã cấp cho cty con từ năm 2003, sang năm 2004. chúng tôi mua mới tài sản của cty mẹ mới đi vay NH, phần cấp cho cty con tôi đã thể hiện trên tài khoản 136 trong báo cáo năm 2003, cảm ơn các bác nhiều, hãy tư vấn giúp em"
HyperVN nói:
Bạn ketovi xin nói rõ thêm xem khoản vốn 25 tỷ đã thực cấp cho Công ty con ở Hưng Yên chưa? Nếu cấp rồi thì nghiễm nhiên phần vốn tại Công ty mẹ chỉ còn 500 triệu đồng và khoản chi phí đi vay kia chắc chắn sẽ là chi phí hợp lý, còn nếu số tiền vốn đó chưa được cấp cho Công ty con mà vẫn thể hiện trên sổ kế toán Công ty thì chắc chắn số tiền 6 tỷ đi vay thêm kia sẽ không được tính chi phí lãi vay do Doanh nghiệp chưa sử dụng hết vốn đang có.
 
K

ketovi

Đời lận đận.....;)
24/7/04
189
2
18
Nơi SX bánh ... Cáy
Re:

Công ty cua tôi là Công ty TNHH
adam_tran nói:
Bạn có thể nói rõ cty bạn là công ty nhà nước hay tư nhân, hay cty CP được không? Tỷ lệ vốn nhà nước là bao nhiêu...
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
ketovi nói:
Công ty cua tôi là Công ty TNHH
Vậy là công ty TNHH thuộc thành phần kinh tế tư nhân, không có vốn nhà nước.
Tớ thực sự không biết văn bản nào quy định những trường hợp như thế này, nhưng đây là trường hợp có thực, có nhiều (và đã gặp 2 lần), do đó, tớ xin nêu ra để các bạn có thể tránh những trường hợp đáng tiếc xẩy ra, bị loại chi phí một cách "lãng nhách" và còn bị phạt thêm một lần thuế nữa.
Theo cách nói của thanh tra thuế thì đây có lẽ là hướng dẩn kiếm tra thanh quyết toán thuế, có thể là văn bản của Tổng Cục thuế, căn cứ vào quy định trong luật DN là "Lãi vay của thành viên vay dùng để góp vào vốn điều lệ không được tính vào chi phí hợp lệ".
Do đó, nếu bạn khai báo vốn điều lệ quá cao và đối ứng với 411 là một khoản phải thu thì khoản tiền vay "bù vào" được cơ quan thuế xem như là vay của thành viên góp vào vốn điều lệ => loại trừ khỏi chi phí.
Cá nhân mình không cũng thấy vô lý, nhưng xét cho cùng, theo quan điểm "tận thu thuế" của cơ quan thuế thì thấy đúng. Tớ đưa ra ví dụ minh họa: Giả sử cty A có vốn điều lệ là 10 tỷ, góp = tiền 10 tỷ, nhưng thay vì họ nói góp, họ lại treo nợ. Tiền góp vào họ lại nói là vay từ đâu đó có lãi suất => đưa vào chi phí! Vì lãi vay cá nhân không chịu thuế TN (nhà nước chưa có quy định và kiểm soát việc này), do đó DN đã dễ dàng đưa vào một khoản chi phí khống.
Trở lại vấn đề của bạn Ketovi, thay vì tìm cách chứng minh là cty bạn đã thực góp vốn vào 1 cty khác (công ty con) = Nợ 222/Có 111 hay Nợ 136/Có 111 (mà theo mình nghỉ không thực tế với số 25 tỷ-sorry), bạn nên tìm cách khác thì hơn!
Trường hợp của tớ, sau khi "giải trình" họ cũng chấp nhận cho một số khoản chi phí như tiền điện nước VP thuê, khấu hao chưa đăng ký kịp, Lương CB-CNV ký HĐLĐ hơi trễ... nhưng lãi vay kia vẫn bị thẳng tay loại ra!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Theo các thông tin mà ban ketovi đưa ra, mình thấy còn lăn tăn về mô hình họat động của cty bạn.
1. Mình không hiểu tại sao lại có bước tăng 25 tỉ tại cty mẹ, sau đó lại giảm 25 tỉ này để đăng ký cho cty con? Nếu đã quyết định đầu tư vốn cho cty con thì tại sao không đăng ký trực tiếp cho cty con ngay từ lúc đầu mà phải lòng vòng qua mẹ.
2. Hiện nay, chưa có VB nào quy định cụ thể về cty mẹ-con, chỉ mới thực hiện thí điểm ở một số tổng cty NN. Như vậy, cty bạn là TNHH tư nhân, thì không thuộc mô hình này ==> sao lại thành lập được cty TNHH 1 thành viên (tại Hưng Yên)(loại hình này chỉ mới áp dụng cho đơn vị, tổ chức NNước)
3. Cty con là chủ thể có tư cách pháp nhân, độc lập về vốn thì tại sao khi cấp vốn cho cty con lại hạch tóan 136? Việc đầu tư 100% vốn để thành lập doanh nghiệp mới sẽ được hạch tóan là khoản đầu tư.

Adamtran nói:
"Lãi vay của thành viên vay dùng để góp vào vốn điều lệ không được tính vào chi phí hợp lệ".
Do đó, nếu bạn khai báo vốn điều lệ quá cao và đối ứng với 411 là một khoản phải thu
Em nghĩ TH của ketovi không phải như vậy. Vì thành viên chưa góp đủ thì lấy đâu vốn để đầu tư vào cty con, và ketovi đã khẳng định là 25 tỉ này đã chuyển cho cty con trước khi vay.

Tóm lại, theo em nếu nhu cầu vay vốn của DN trong TH này là có thực và phù hợp thì không có lý do gì để bị lọai chi phí vay cả. Chỉ sợ bác ketovi sau khi chuyển 25 tỉ cho cty con nhưng không làm thủ tục giảm vốn. Chứ với mức vốn đăng ký 500tr mà vay được NHàng 6 tỉ thì các nguồn còn lại chắc cũng cao lắm!?
 
K

ketovi

Đời lận đận.....;)
24/7/04
189
2
18
Nơi SX bánh ... Cáy
Thắc mắc của bạn Lannhu, tôi xin giải thích như sau: Trong giấy phép của cty tại Hung Yên do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ghi rõ: tên chủ sở hữu là công ty tôi ở Hà Nội, và là công ty TNHH một thành viên. Các bác thảo luận thêm để tôi được thông suốt vấn đề này với, cảm ơn các bác nhiều.

lannhu nói:
Theo các thông tin mà ban ketovi đưa ra, mình thấy còn lăn tăn về mô hình họat động của cty bạn.
1. Mình không hiểu tại sao lại có bước tăng 25 tỉ tại cty mẹ, sau đó lại giảm 25 tỉ này để đăng ký cho cty con? Nếu đã quyết định đầu tư vốn cho cty con thì tại sao không đăng ký trực tiếp cho cty con ngay từ lúc đầu mà phải lòng vòng qua mẹ.
2. Hiện nay, chưa có VB nào quy định cụ thể về cty mẹ-con, chỉ mới thực hiện thí điểm ở một số tổng cty NN. Như vậy, cty bạn là TNHH tư nhân, thì không thuộc mô hình này ==> sao lại thành lập được cty TNHH 1 thành viên (tại Hưng Yên)(loại hình này chỉ mới áp dụng cho đơn vị, tổ chức NNước)
3. Cty con là chủ thể có tư cách pháp nhân, độc lập về vốn thì tại sao khi cấp vốn cho cty con lại hạch tóan 136? Việc đầu tư 100% vốn để thành lập doanh nghiệp mới sẽ được hạch tóan là khoản đầu tư.


Em nghĩ TH của ketovi không phải như vậy. Vì thành viên chưa góp đủ thì lấy đâu vốn để đầu tư vào cty con, và ketovi đã khẳng định là 25 tỉ này đã chuyển cho cty con trước khi vay.

Tóm lại, theo em nếu nhu cầu vay vốn của DN trong TH này là có thực và phù hợp thì không có lý do gì để bị lọai chi phí vay cả. Chỉ sợ bác ketovi sau khi chuyển 25 tỉ cho cty con nhưng không làm thủ tục giảm vốn. Chứ với mức vốn đăng ký 500tr mà vay được NHàng 6 tỉ thì các nguồn còn lại chắc cũng cao lắm!?
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
ketovi nói:
Trong giấy phép của cty tại Hung Yên do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ghi rõ: tên chủ sở hữu là công ty tôi ở Hà Nội, và là công ty TNHH một thành viên.
Hic, vấn đề này mới quá, em chưa được biết. Có bác nào gặp TH như vậy chưa ạ? Em thì chỉ mới thấy cty TNHH nhà nước một thành viên thôi.
 
K

ketovi

Đời lận đận.....;)
24/7/04
189
2
18
Nơi SX bánh ... Cáy
re

Trở lại vấn đề mà tôi đang nhờ các bạn tư vấn, hôm nay tôi xin nói thêm một vài chi tiết khác để các anh chị tư vấn thêm:

Tôi có lên chi cục thuế để gặp cán bộ thuế, và đã được cán bộ thuế giải thích ngọn ngành như sau: Công ty bố lúc đầu vốn chỉ có 500 triệu, nhung vì lập dự án, thành lập công ty con nên mới nâng vốn điều lệ lên thành 25,5 tỷ để cấp cho công ty con 25 tỷ (Lưu ý là công ty con này là công ty TNHH một thành viên, hạch toán độc lập), vì cấp cho con nên bố chỉ còn lại có 500 triệu và năm sau để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của bố, vì ít vốn nên ông bố mới phải đi vay, do đó phần lãi vay của ông bố do thiếu vốn kinh doanh phải phân bổ cho ông con, để ông con cùng chịu, vì ông con được nhận khoản vốn trên dãn đến ông bố chỉ còn lại 500 triệu và phải đi vay thêm để mua TS thì ông con phải chịu khoản lãi vay trên thay cho ông bố, vì nữa ko có ông con thì ông bố đâu có thiếu vốn, dẫn đến ông con phải chịu tiền lãi trên làd dĩ nhiên"

Các anh chị thấy cán bộ thuế giải thích vậy có thoả đáng ko, khi tôi hỏi có văn bản nào Quy định về vấn đề này ko thì họ rất khó chịu và bảo rằng họ đọc trên tạp chí thuế, họ còn bảo tôi về mà làm công văn hỏi.
Tôi có hỏi một số anh chị về vấn đề đó, họ khuyên tôi rằng em không cần phải làm công văn hỏi làm gì, bảo cho họ phải đi hỏi, họ bác của mình đi thì họ phải có văn bản chứng minh vấn đề của họ đưa ra là đúng.

Tôi đang lúng túng vần đề này khi cơ quan thuế quyết toán nên rất mong đươc các anh chị tư vấn thêm.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
ketovi nói:
Sang năm 2004, cty mẹ, để thực hiện việc kinh doanh,mua sắm tài sản có vay Ngân hàng và cá nhân số tiền là 6 tỷ để dùng vào mục đích kinh doanh của cty Mẹ (ko liên quan gì tới cty con)
Xin lỗi tôi nhận xét một số điều bất hợp lý như sau:
- Ngân hàng và cá nhân nào cho vay 6 tỷ khi thực vốn của công ty chỉ còn 500 triệu, kể cũng lạ.
- Cty tư nhận liền lúc tăng 25 tỷ, rồi góp vốn vào 1 công ty khác 25 tỷ. Tại sao không thành lập hẳn 1 công ty TNHH bình thường? 25 tỷ là con con số không nhỏ với công ty tư nhân! Cty con này có pháp nhân độc lập và thực tế không phải có quan hệ cha-con, chỉ là nguồn vốn từ cty cha. Điều này có vấn đề vì cty TNHH phải có ít nhất 2 thành viên (trừ cty TNHH thuộc sở hữu nhà nước hay cty TNHH 1 thành viên). Nếu cty này có 2 cty góp vốn thì nó trở thành cty LD dưới hình thức cty TNHH.
- Bạn tăng vốn điều lệ, cho dù là mục đích gì nhưng thực tế vốn đó vẫn chưa sử dụng. Tôi có cảm giác là vốn tăng ảo và hầu hết các DN đề phải chịu trách nhiệm trước số vốn ảo, dư quỹ ảo... này khi bị loại trừ chi phí lãi vay.
Có lẽ cách lý giải của cán bộ thuế không thỏa đáng, nhưng chung quy vẫn quy về một chỗ: DN tăng vốn "ảo", DN .... ráng chịu.
Có lẽ cũng phải chờ 1 văn bản cấp Bộ nào đó về vấn đề này thôi. Theo tôi thì bạn nên làm công văn gửi lên Cục thuế hoặc Tổng Cục, trình bày rõ ràng cũng như việc tăng/giảm/góp vốn là thực tế.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA