Phân biệt thông tư, nghị định, chuẩn mực...

  • Thread starter AC3K
  • Ngày gửi
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Về cơ bản và lý thuyết, Hiến pháp, các bộ luật và hướng dẫn thi hành luật không được phép vênh nhau. Nhưng trong thực tế thì có rất nhiều trường hợp như vậy để thấy được rằng không phải là cái gì các nghị định, thông tư cũng "luôn luôn đúng".

Ví dụ:

1. Hiến pháp quy định là công dân có quyến được tự do đi lại. Thế mà đùng một cái, ông Hà Nội ra một cái văn bản (không biết là quyết định, thông tư hay là cái gì nữa), nói rằng trong nội thành mọi người không được mua xe máy. Thế không mua xe máy thì đi bằng gì, trong khi xe bus lại không chạy được tất cả các hang cùng ngõ hẻm? Cái văn bản đó có vênh với bộ luật cơ bản là hiến pháp không ạ? Vênh quá đi chứ, vì nó hạn chế quyề tự do đi lại của công dân. Kết quả là Bộ công an đang phải ra xem xét ra một cái thông tư mới để hướng dẫn lại. Bạn nào có ý định mua xe máy thì từ từ nhé, kẻo không lại mất oan mấy triệu cho các đồng chí ở ngoại thành để mua "quyền đăng ký" xe máy.

2. Luật Doanh nghiệp không có quy định là công ty kiểm toán bắt buộc phải thuộc hình thức hợp danh. Đùng một cái có cái nghị định 105 bắt buộc các công ty kiểm toán phải chuyển sang hợp danh trong thời kỳ quá độ là ba năm nếu mình nhớ không nhầm). Thế nghị định có vênh với luật không? Vênh quá đi chứ ạ! Thế cho nên nghị định 105 lại được sửa đổi bằng một nghị định khác cho phép công ty kiểm toán cũng được tổ chức theo hình thức công ty TNHH

3. Chuẩn mực kế toán nói là phải theo nguyên tắc thận trọng gì đó. Hiểu nôm na là anh thấy có bằng chứng có nợ khó đòi hoặc hàng tồn kho bị giảm, hoặc vcác khoản đầu tư bị mát giá thì anh phải lập dự phòng. Nhưng mà mấy cái nghị định quy định chế độ tài chính đối với DNNN lại quy định là anh chỉ được lập dự phòng khi anh có lãi, còn khi anh không có lãi thì anh không được lập. Thế có vênh không? Vênh quá đi chứ ạ! Thế anh ở giữa anh biết theo ai?

Qua ba ví dụ tìm được chân lý chưa ạ? Luật, nghị định, thông tư có luôn luôn đúng và luôn luôn không vênh nhau không ạ? Vênh quá đi chứ, cho nên phải có hẳn một ban trực thuộc chính phủ (không nhớ cụ thể tên cái ban này) chuyên môn chỉ có làm một việc là ngồi xem xét xem có văn bản nào đá nhau, vênh nhau để đề xuất bãi bỏ!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Ngay trang đầu của của mục "Tra cứu công văn" trên website "Luật Việt Nam" đã có dòng chữ Khuyến cáo như sau:

Các văn bản dạng hành chính được đưa trong mục CÔNG VĂN hoàn toàn chỉ có tính chất tham khảo. Quy định tại các văn bản này không có giá trị áp dụng chung cho mọi trường hợp. Với từng trường hợp của đơn vị, cá nhân, Quý vị cần gửi công văn tới các cơ quan chức năng để nhận được hướng dẫn cụ thể và chính xác nhất.

AC3K nói:
Thậm chí các công văn, cũng vinh nhau nữa là.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Theo logic: Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định, Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật ==> Thông tư, Nghị định, Luật không thể vênh nhau được.

Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết. Trong thực tế, nếu chúng ta nghiên cứu kỹ và suy rộng ra thì sẽ thấy sự vênh nhau.

Nói cho cùng, Luật, Nghị định, Thông tư cũng là do con người viết ra cả thôi nên sẽ phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của con người. Hơn nữa, trong thực tế sẽ phát sinh ra hàng trăm, hàng nghìn trường hợp mà trong Luật, Nghị định, Thông tư không có quy định nên ba văn bản này phải thay đổi để phù hợp với thực tế là điều dễ hiểu. Cái đúng chỉ là một phạm trù tương đối, nó chỉ đúng trong một thời gian, một hoàn cảnh, một điều kiện... nào đấy thôi.
 
ziczac

ziczac

********
25/2/05
252
30
28
43
...
Thế có ai đó cho E biết văn bản và công văn khác nhau chỗ nào không?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Văn bản là: sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo lời (hay hành vi phát ngôn), mang một nội dung giao tiếp cụ thể, gắn liền với một đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ viết.

Công văn là: hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Thậm chí trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.

Như vậy, công văn là một trong những loại văn bản.
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Trước kiểu vênh nhau giữa cái này với cái kia, kiểu này theo mình cứ hạch toán theo luật thì chắc chắn nhất. Vẫn biết là luật vẫn còn có nhiều kẽ hở và cần phải bổ sung hoàn thiện nhưng trước mắt cứ theo luật thì không sai ( tính ở thời điểm luật còn hiệu lực )
Mà cũng không hiểu tại sao các cơ quan hành pháp cứ thích ra nhiều công văn, văn bản "đá nhau" nhỉ. Như thế càng rối lên phải không các Bác.
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
lequanghuy nói:
Trước kiểu vênh nhau giữa cái này với cái kia, kiểu này theo mình cứ hạch toán theo luật thì chắc chắn nhất. Vẫn biết là luật vẫn còn có nhiều kẽ hở và cần phải bổ sung hoàn thiện nhưng trước mắt cứ theo luật thì không sai ( tính ở thời điểm luật còn hiệu lực )
Mà cũng không hiểu tại sao các cơ quan hành pháp cứ thích ra nhiều công văn, văn bản "đá nhau" nhỉ. Như thế càng rối lên phải không các Bác.
Bạn nói vậy thì cũng không chính xác cho lắm, Việc bạn áp dụng theo luật chưa chắc đã hoàn toàn chính xác khi một nghiệp vụ hoặc tình huống nào đó phát sinh cụ thể mà luật chưa thể nêu rõ ràng, vì thế người ta lại áp dụng theo những công văn tương tự để mà xử lý.

Còn bạn nói tại sao phải cứ ban hành công văn này nọ để vinh nhau thì đó cũng là điều dễ hiểu vì Luật hiện này cũng chưa hoàn thiện và liên tục cải tổ cho phù hợp với thực trạng hiện nay và thậm chí phải đi trước, ngoài ra phải có xu hướng hội nhập, trước khi bước vào WTO
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Theo ý kiến của Tôi thì :
1. Chúng ta cần nhất là Thông Tư vì thông tư là SP cuối cùng của các VB hướng dẫn dưới Luật : Chúng ta Hiến pháp - Luật - Nghị định - Thông tư .
Việc các Bộ và Tổng cục đẻ thêm cái gọi là Công văn chỉ là hình thức hướng dẫn chi tiết .... hơn nữa mà thôi. Đấy chính là yếu điểm của Hệ thống Văn bản pháp quy Việt nam - Rườm rà, lôi thôi, rắc rối và cực kỳ lung tung, hướng dẫn Văn bản cuối là Thông tư vậy mà thông tư cũng còn hướng dẫn chưa tới đến nỗi DN còn phải làm văn bản hỏi và các Bộ, Tổng cục lại phải trả lời : Cục thuế có phòng Hỗ trợ các đối tượng nộp thuế đó thôi.
2. Như vậy việc Thông tư hướng dẫn sai luật, hướng dẫn mập mờ, lận lờ, lập lờ là điều dễ hiểu. Vì các bác làm thông tư có thể chưa đi sâu sát vào quần chúng và thực tiễn luôn luôn có cái mới mà.

Tôi sẽ làm theo Thông tư , nếu thông tư hướng dẫn chưa tới thì Tôi hỏi Chuyên quản thuế . Chuyên quản thuế không biết thì tôi ...........chẳng biết làm thế nào cả.
 
T

Tuấn Giang

Học lại từ đầu!!!
13/1/06
158
0
16
Mama said
Em có ý kiến khác:

Các văn bản Pháp luật, Văn bản dưới luật hướng dẫn chúng ta làm việc. Nhưng có 3 điều bất cập ở đây là:

1. Các văn bản còn vênh nhau chan chát, làm cho anh chị em chúng ta nhiều khi không biết đường nào mà lần.

2. Nhiều văn bản mới ban hành mà bản thân chúng ta chưa được tiếp cận. Điều đó cũng gây khó khăn không nhỏ cho chúng ta khi làm việc .

3. Nhiều khi có văn bản mới ra, mà cán bộ quản lý Thuế cũng chưa nắm được. (Ví dụ: Chi cục Thuế Đống Đa chẳng hạn. Em lên hỏi về Quyết toán VAT, các bác ấy bảo cứ làm theo mẫu 11/GTGT. Mẫu này ban hành kèm theo thông tư 127/2003/TT - BTC. Trong khi đó theo thông tư 127/2004/TT-BTC thì không cần làm quyết toán VAT...)

Từ 3 điểm trên, em rút ra một kết luận: ==> Các bác hãy hỏi trực tiếp cơ quan quản lý thuế của đơn vị mình để biết mà làm theo các bác Thuế. Nếu không sẽ rất mệt với các bác ấy.
 
T

Tuấn Giang

Học lại từ đầu!!!
13/1/06
158
0
16
Mama said
To khuatqthin:

"Việc các Bộ và Tổng cục đẻ thêm cái gọi là Công văn chỉ là hình thức hướng dẫn chi tiết .... hơn nữa mà thôi."

Cái công văn này không phải là Văn bản Pháp luật, cũng chẳng phải văn bản dưới luật. Nó chỉ đơn giản là cái...công văn thôi.

Tại sao lại thế??? Các bác thấy không? Các loại văn bản luật, thông tư, nghị định...thì chỉ có các cơ quan chức năng (BỘ, Tổng cục..) mới được phép ban hành. Còn công văn, ngay cả chúng ta cũng hay làm còn gì? Em cá rằng các bác làm kế toán, không dưới 1 lần đã phải làm công văn...hoãn nợ, hihi

Còn tại sao Bộ, Tổng cục, cục lại có các công văn là vì: Cái công văn này chỉ có tác dụng trả lời cho các đơn vị cụ thể, dĩ nhiên phải tuân theo các văn bạn luật, VB dưới luật.

Các bác thấy em nói chấy lấy không?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA