Bạn Hongminh nói cũng một phần đúng nhưng conan xin được bổ xung thêm một chút cho đầy đủ
Về chủ thể ký kết hợp đồng : Theo điều 2, 9 Pháp lệnh quy định: Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
Người ký kết hợp đồng phải là đại diện pháp nhân, người đứng tên đăng ký kinh doanh hoặc người được pháp nhân uỷ quyền.
Trong khi điều 394 BLDS quy định: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận của các bên (bao gồm cá nhân hoặc pháp nhân).
(*)
Như vậy về dấu hiệu chủ thể thì trong hợp đồng kinh tế không có thể nhân tham gia như đối với hợp đồng dân sự. Về mục đích giao kết hợp đồng: Căn cứ điều 1 Pháp lệnh thì các bên ký kết hợp đồng kinh tế có mục đích thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình trong khi đối với hợp đồng dân sự xuất phát chủ yếu là phục vụ đời sống sinh hoạt.
(*)
Do đó dấu hiệu khác nhau giữa hai loại hợp đồng còn là tính chất kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận không thể thiếu của hợp đồng kinh tế. Về hình thức của hợp đồng: Căn cứ điều 11 Pháp lệnh quy định: Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng).
Đối với hợp đồng dân sự theo Khoản 1 Điều 400 BLDS quy định thì hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói,bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
(*)
Như vậy, dấu hiệu về hình thức cũng là quan trọng để phân biệt hợp đồng kinh tế - nhất thiết phải bằng văn bản, với hợp đồng dân sự - không nhất thiết là văn bản nếu như pháp luật không quy định. 3(*) chính là 3 điểm khác nhau cơ bản giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự.
Có ai có ý kiến khác không, xin cùng thảo luận cho rõ ràng hơn :f_o

epsi:
Thân ái!